Thứ, 19/12/2022, 13:56 PM

Lời Phật dạy về nhân quả của vọng ngữ

Hòa thượng Tuyên Hóa từng khai thị: Bất luận trong hoàn cảnh nào, chúng ta tuyệt đối cũng không nên vọng ngữ. Hễ thấy thì nói thấy, nghe thì nói nghe, chúng ta cứ thật thà mà nói, chớ nói những chuyện không có căn cứ.

Chúng ta nên biết, vọng ngữ là nói những lời bịa đặt, làm tổn hại người mà chẳng có lợi ích gì cho mình, và sau khi chết nhất định bị đọa vào địa ngục cắt lưỡi. Điều đó không có chút nghi ngờ gì cả. Cho nên chúng ta phải hết sức cẩn thận.

“Như tướng vọng ngữ” là chỉ cho bốn điều ác của miệng: 1. Nói dối. 2.Nói thêu dệt. 3. Nói đôi chiều. 4. Nói thô ác. Ðây là bốn điều chánh của vọng ngữ.

“Như tướng vọng ngữ” là chỉ cho bốn điều ác của miệng: 1. Nói dối. 2.Nói thêu dệt. 3. Nói đôi chiều. 4. Nói thô ác. Ðây là bốn điều chánh của vọng ngữ.

Phước báo cho người không vọng ngữ.

Trong Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, đức Phật dạy: “Nầy Long-vương! Nếu không nói dối, tất được tám pháp hàng chư thiên hằng khen ngợi. Tám pháp ấy là:

  1. Miệng thường thơm sạch, có mùi hương
  2. Ưu-Bát-La.Ðược tất cả thế gian tin phục.
  3. Lời nói có chứng thật, trời người kính mến.
  4. Hằng dùng ái ngữ an ủi chúng-sanh.
  5. Ba nghiệp thanh tịnh, được sự vui xứng ý.
  6. Lời không lầm lỗi, tâm thường an vui.
  7. Lời nói tôn trọng, trời người tuân hành.
  8. Trí huệ thù thắng, không ai chế phục được.

Ðó là tám pháp. Nếu đem công đức ấy hồi hướng quả Vô-thượng-bồ-đề, về sau khi thành Phật, sẽ được chân thật ngữ của Như-Lai.

– Nầy Long-vương! Nếu không nói đôi chiều tất được năm pháp không thể hoại. Năm pháp ấy là:

  1. Ðược thân bất hoại, người không thể hại.
  2. Ðược quyến thuộc bất hoại, người không thể phá.
  3. Ðược lòng tin bất hoại, sự tu hành kiên cố.
  4. Ðược thiện tri thức bất hoại, không dối gạt nhau.

Ðó là năm pháp. Nếu đem công đức ấy hồi hướng quả Vô-thượng-bồ-đề, về sau khi thành Phật, sẽ được quyến thuộc chân chánh, các ma ngoại-đạo không thể phá hoại.

– Nầy Long-vương! Nếu không nói lời thô ác, tất được thành tựu tám pháp tịnh nghiệp. Tám pháp ấy là:

  1. Lời nói không trái độ.
  2. Lời nói có lợi ích.
  3. Lời nói khế lý.
  4. Lời nói êm đẹp.
  5. Lời nói được vâng thuận.
  6. Lời nói được tin dùng. 
  7. Lời nói không ai chê.
  8. Lời nói được mọi người ưa thích.

Ðó là tám pháp. Nếu đem công đức ấy hồi hướng quả Vô-thượng-bồ-đề, về sau khi thành Phật, sẽ được đầy đủ tướng Phạm âm của Như-Lai.

– Nầy Long-vương! Nếu không nói thêu dệt, tất được thành tựu ba pháp quyết định: Ba pháp ấy là:

Quyết định được người trí yêu mến.Quyết định có thể dùng trí như thật để hỏi đáp.Quyết định có oai đức tối thắng trong hàng nhơn thiên.Ðó là ba pháp. Nếu đem công đức ấy hồi hướng quả Vô-thượng-bồ-đề, về sau khi thành Phật, sẽ được thọ ký không hư dối của Như-Lai.

Quả báo cho người phạm vọng ngữTheo Pháp Uyển Châu Lâm: “Người thế gian, gặp thời uế trược, chẳng biết thân thể giả tạm và tướng thế gian hư vọng. Vì thế vọng tưởng hư cấu, lòng thường mê hoặc, tâm cảnh trái ngược, nói ra đều giả. Trước mọi người dối trá mê hoặc, khiến người ta nhận thức sai lạc, làm cho muôn vàn khổ đau tranh nhau trói buộc, trăm mối ưu sầu thảy đều tụ tập. Gieo trồng nhân tố hư vọng, cảm lấy quả báo hèn hạ, địa ngục khổ đau vô cùng lại thêm nước sôi đỏ, mê mờ pháp tắc làm loạn chân lý thật sự đều do vọng ngữ mà ra.

Như kệ trong kinh Chánh Pháp Niệm nói:

“Nếu vọng ngữ giảng giải nói năng,

Thì mất hết công đức chân thật.

Nếu như người vọng ngữ nói năng,

Thì trong miệng có loài rắn độc,

Lưỡi dao dựng ở trong miệng họ,

Lửa nóng bốc lên trong miệng họ.

Chất độc trong miệng là chất độc,

Chất độc trên đất không phải độc,

Chất độc trong miệng hại chúng sanh,

Mạng sống kết thúc vào địa ngục.

Nếu như người vọng ngữ nói năng,

Tự trong miệng sinh ra máu mủ,

Bởi lưỡi này là ngục Nê lê,

Lưỡi này cũng như lửa hừng hực.

Nếu như người vọng ngữ dèm pha,

Thì người kia mau thành hèn hạ,

Bị những người tốt đều tránh xa,

Trời thần sẽ không che chở họ.

Thường ganh ghét đối với người khác,

Cùng với các chúng sanh xấu ác,

Tìm cách làm người khác phiền muộn,

Vì vậy sẽ bước vào địa ngục”.

*Lại kệ trong kinh Ưu Bà Tắc Giới nói:

“Nếu như lại có người,

Thích sử dụng vọng ngữ,

Người này hiện đang chịu,

Miệng xấu- sắc thân xấu.

Lời nói tuy là thật,

Nhưng người không tin nhận,

Mọi người đều ghét bỏ,

Không thích trông thấy họ.

Đây gọi là quả báo,

Ác nghiệp đời hiện tại,

Xả thân mạng này rồi,

Rơi vào chốn địa ngục.

Nhận chịu nhiều khổ đau,

Đói khát cùng nóng bức,

Đây gọi là quả báo,

Ác nghiệp của đời sau.

Nếu được làm thân người,

Thì miệng không đầy đủ,

Lời nói tuy là thật,

Nhưng người không tin nhận.

Người trông thấy không thích,

Tuy giảng giải chánh pháp,

Nhưng người không thích nghe,

Chỉ là một người ác.

Bởi vì lực nhân duyên,

Tất cả vật ngoài thân,

Tiền của đều giảm bớt,

Do vậy chứng biết rõ,

Người tại nghiệp vọng ngữ,

Chịu khổ đau ba đời”.

Theo kinh Thiền Bí Yếu, Phật dạy: “Nếu có bốn chúng, ở trong Phật pháp vì lợi dưỡng, vì thích danh tiếng mà làm điều xấu. Thật sự không ngồi thiền, thân miệng phóng dật làm điều phóng dật, vì tham lợi dưỡng cho nên tự nói là mình ngồi thiền. Tỳ kheo như vậy phạm lỗi Thâu lan giá. Nếu không hối cải, trải qua trong một thời gian ngắn thì phạm vào tội mười ba tăng tàn. Nếu trải qua một ngày, cho đến hai ngày, nên biết rằng Tỳ kheo này là kẻ giặc giữa trời người, kẻ cầm đầu quỷ La sát, ắt phải rơi vào đường ác, phạm đến rất nhiều tội nặng.

Nếu Tỳ kheo– Tỳ kheo Ni dối trá làm mê hoặc các hàng trời rồng quỷ thần… Hạng người xấu xa này, là chủng loại Ba Tuần, bởi vì vọng ngữ cho nên tự nói rằng, tôi đạt đến Bất tịnh quán, cho đến Đảnh pháp. Người vọng ngữ này, sau khi mạng chung nhanh như điện chớp mưa rơi, chắc chắn sẽ rơi vào địa ngục A Tỳ, thọ mạng trải qua một kiếp.

Từ địa ngục thoát ra rơi vào trong ngạ quỷ, trải qua tám ngàn năm ăn viên sắt nóng. Từ ngạ quỷ thoát ra rơi vào trong súc sanh, đời sống luôn luôn mang vác nặng nề chết rồi lại bị lột da xẻ thịt, trải qua năm trăm đời. Trở lại sanh trong loài người, đui điếc câm ngọng ốm yếu tàn tật và đủ mọi thứ bệnh. Bởi vì lợi dưỡng mà vọng ngữ nên nhận chịu quả báo, trải qua đau khổ như vậy không thể nào nói hết”.

Kinh Chánh Pháp Niệm có kệ rằng:

Cam lộ cùng với những thuốc độc,

Đều ở trong lưỡi của con người,

Cam lộ là lời nói chân thật,

Vọng ngữ thì trở thành thuốc độc.

Nếu như người cần vị cam lộ,

Thì người ấy nói lời chân thật,

Nếu như người cần đến thuốc độc,

Thì người ấy nói lời vọng ngữ.

Thuốc độc không quyết định cái chết,

Vọng ngữ thì quyết định không sai,

Nếu như người nói lời vọng ngữ,

Thì họ phải nói là người chết.

Vọng ngữ không lợi ích cho mình,

Cũng không lợi ích cho người khác,

Nếu như mình và người không vui,

Tại sao phải nói lời vọng ngữ?

Nếu như người xấu xa phân biệt,

Vui thích những lời vọng ngữ,

Chết rơi vào trong lửa và dao,

Phải chịu những khổ não như thế.

Thuốc độc làm hại tuy rất dữ,

Nhưng chỉ có thể giết một thân,

Quả báo của ác nghiệp vọng ngữ,

Làm cho trăm ngàn thân bị hoại”. 

Theo kinh Phật thuyết Tu Lại: “Đức Phật dạy: Nói đến vọng ngôn, đó chính là tự lừa dối mình và cũng lừa dối người khác. Vọng ngôn là khiến cho con người xấu xa, trong lòng ngoài miệng không xác thực, khiến cho lòng mình phiền muộn. Vọng ngôn là làm cho miệng mình xấu xa, làm cho thân mình tổn hại, trời thần đều từ bỏ. Vọng ngôn là làm mất đi cội rễ của tất cả mọi điều thiện, đối với chính mình ngu si tối tăm không nhận ra đường thiện. Vọng ngôn là cội rễ tất cả mọi điều ác, là nguồn gốc đoạn tuyệt đời sống thanh thản làm điều thiện”.

Trong Kinh Chánh Pháp Niệm, Diêm La Vương nhiều lần trách mắng tội nhân mà nói kệ rằng:

“Nói lời chân thật được an lạc,

Nói lời chân thật được Niết bàn,

Vọng ngữ sanh quả báo khổ đau,

Nay đến ở đây mà nhận chịu.

Nếu như không từ bỏ vọng ngữ,

Thì phải chịu tất cả khổ đau,

Lời nói chân thật không cần mua,

Dễ có được mà không khó gì.

Thật không phải đến từ nơi khác,

Không phải cầu xin từ người khác,

Vì sao bỏ lời nói chân thật,

Ưa thích những lời nói vọng ngữ?

Người nói năng giảng giải vọng ngữ,

Là nhân duyên của chốn địa ngục,

Nhân duyên trước đó đã tạo ra,

Kêu khóc nào có lợi ích gì?

Vọng ngữ là ngọn lửa bậc nhất,

Còn có thể đốt cạn biển lớn,

Huống hồ đốt cháy người vọng ngữ,

Giống như đốt cháy đám cỏ cây.

Nếu người bỏ lời nói chân thật,

Mà dấy lên nói vọng ngữ,

Người ngu si tệ hại như vậy,

Bỏ vật báu mà lấy gạch đá.

Nếu như người không tự thông minh,

Mà yêu quý nơi chốn địa ngục,

Tự mình làm ngọn lửa vọng ngữ,

Ở nơi này tự đốt cháy mình.

Lời nói chân thật rất dễ được,

Trang nghiêm cho tất cả mọi người,

Bỏ lời chân thật dùng vọng ngữ,

Vì ngu si nên đến chốn này”.

Lại trong luận Tát Bà Đa nói: “Người không vọng ngữ, nếu thuyết pháp bàn luận truyền bá nói về tất cả mọi chuyện đúng sai, không tự xưng vì mình, thì thường khiến cho suy xét dựa vào nguồn gốc phát sinh, tức là không có sai lầm. Không như vậy thì búa rùi ở trong miệng”. Còn trong Thập Tụng Luận nói: “Nếu nói người dòng họ cao quý mà cho là thấp hèn, nếu người hai mắt mà nói là một mắt, đều mang lỗi vọng ngữ. Lại nói người một mắt rằng ông là người đui mắt, cũng mang tội khinh chê làm người khác buồn bực”.

Chánh báo tụng rằng:

“Người giỏi khéo vọng ngữ lừa dối,

Vụng về chịu tội lỗi địa ngục,

Cưa lửa cắt xẻ hình hài họ,

Sắt nóng cày nát trên lưỡi họ.

Dùng nước đồng sôi rót vào miệng,

Dùng sắt nóng đỏ mài lưỡi họ,

Đau thương làm nát tan xương tủy,

Rên rỉ thường trong họng phát ra.”

Tập báo tụng rằng:

“Vọng ngữ đi vào ba đường khổ,

Tội lỗi ba đường đã quyết định,

Nghiệp còn lại sanh vào loài người,

Bị phỉ báng thường kết ưu sầu,

Trở lại bị người ta lừa dối,

Tâm hận thù như lửa nóng rực,

Người trí đừng đổ lỗi người ta,

Nghiệm biết quả thì nhân phải diệt””

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tu tập tâm từ, ma quỷ không dối gạt

Lời Phật dạy 08:30 20/12/2024

Trong dân gian thường nói 'ma đưa lối, quỷ dẫn đường' để chỉ về trạng thái mất tự chủ, dẫn đến có những lời nói hay hành động xấu ác. Đến khi tỉnh táo nhận ra vấn đề thì chỉ còn hổ thẹn và hối tiếc mà thôi.

Phật dạy về tâm từ

Lời Phật dạy 14:16 19/12/2024

Hoà Thượng Minh Châu nói: Tâm từ mở ra, khổ đau khép lại. Mong rằng thế giới, đất nước có nhiều người tu tập tâm từ theo tinh thần của Phật thì đất nước được thanh bình thịnh trị, thế giới hòa bình an ổn, nhân loại an lạc hạnh phúc.

Vui thích tụ tập ồn ào khó thành tựu an tịnh

Lời Phật dạy 12:00 19/12/2024

Những ai thích tụ tập lễ lộc đông vui gặp gỡ chuyện trò, dù không có gì bất thiện nhưng sẽ khiến hướng ngoại, loạn tâm. Để tái lập sự an tịnh như trước phải mất một thời gian tâm tư mới lắng đọng.

Đảnh lễ chúng Tăng

Lời Phật dạy 17:07 15/12/2024

Luôn tư duy và nuôi dưỡng ý niệm kính lễ Tăng bảo chứ không hẳn là lạy lục cá nhân một vị Tỳ-kheo.

Xem thêm