Tôi học để ngộ Tánh Không (I)
Tánh Không ra đời một thời gian dài sau khi đức Phật nhập diệt do Bồ tát Long Thọ xiển dương qua Trung Quán Luận. Mặc dầu khi còn tại thế đức Phật có nói về Tánh Không qua kinh A hàm và Nikaya.
Nơi đây Phật có nói về tánh xuất gia của hành giả đi tu. Hạng người tâm xuất gia mà thân không xuất gia thì gọi là cư sĩ. Và hạng người tâm và thân xuất gia thì gọi là tỳ kheo. Tánh Không cũng có hiện hữu trong kinh Tiểu không bộ kinh trung bộ. Phật có dạy: Nầy Ananda, Ta nhờ ẩn trú Không nên nay ẩn trú rất nhiều. Kế tiếp Phật có dạy trong kinh A hàm về các pháp giả hợp vô thường như những bọt nước trôi trên sông: sự trống không của bọt nước. Vừa ngắn ngủi vừa mong manh vô thường dễ vỡ, như ảo ảnh không bền. Cũng như khi nhớ về hai đệ tử Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên đã mất sớm, Phật có nói ta cảm thấy trống không khi nhìn khắp đại chúng. Kinh A Hàm Phật dạy: Thế nào là kinh Đệ nhất nghĩa Không? Này các tỳ kheo, khi mắt sanh thì nó không có chỗ đến, lúc diệt thì nó không có chỗ đi. Như vậy mắt chẳng thật sanh, sanh rồi diệt, có nghiệp báo mà không có tác giả. Uẩn nầy diệt rồi uẩn khác lại nỗi lên tương tục, tức là nói cái này có thì cái kia có. Trong bài viết Rừng và Phật cùng tác giả cũng nói về đức Phật giảng Tánh Không theo Nguyên Thủy.
Tìm hiểu về tánh không trong Kinh Tiểu không
Tánh Không là gì?
Theo E. Conze, "sunyata" phát xuất từ chữ sanskrit "svi ", có nghĩa là căng ra, phồng lên bề ngoài, nhưng bên trong thì trống rỗng. Từ đó mới có chữ trống không (emptiness). Vấn đề là phải hiểu theo nghĩa trống không cái gì chứ không phải là "trống không, không có gì hết". Triết lý hiện đại là vạn vật đều có hiện tượng và bản chất. Hiện tượng (và chính bản thân) như có tính chất này, hay tính chất nọ, và coi đó là sự thật. Sự chấp nhận "tánh hữu" đó của sự vật dĩ nhiên sẽ đưa tới thái độ và hành động "chấp hữu", vì chấp hữu nên liên tiếp tạo nghiệp trong vòng sanh tử luân hồi.
Nhưng về mặt bản chất thì vạn vật có bản thể là Không: không thường còn, không cố định, không có tự tánh, biệt lập, không đối đãi, không chỉ định, không diễn tả được bằng biểu tượng ngôn từ, không mang một tính chất nào mình gán và đặt tên cho nó, nói tóm tắt lại không phải là cái mà mình vẫn nghĩ. Ngay cả sự sinh diệt của sự vật cũng không có. Tất cả là đều do "lý duyên khởi" (paticca-samuppada) mà ra, và lý duyên khởi cũng chính là Tánh Không.
Qua 4 cặp phủ định về sự vật, về các pháp (dharma): Không sinh không diệt, không thường không đoạn, không đồng không khác, không tới không đi", Nagarjuna (Long Tho) chứng minh rằng mọi khái niệm về sự vật, bằng tri thức, bằng lý luận, đều sai lầm, và mọi cố gắng nắm bắt như vậy đều vô vọng. Sự thật chỉ có thể đạt được bằng trực giác, bằng trí huệ (prajnõa), bằng sự hiểu biết thần bí (ariyajnana). Ngay cả về Tánh Không, Nagarjuna cũng nói: "Không thể gọi nó là Không hay không của Không, cũng không thể gọi là cả hai, cũng không thể gọi là không phải cái nào. Nhưng vì để người ta biết về nó, mới gọi nó là Không".
Sự thật đó, nó là Chân Như (tathata) hay Chân Không, là như thị là Phật Tánh chân tâm. Nó là nó, không gì ngoài nó, không thể diễn tả, nghĩ bàn, một sự thật nguyên y, tinh khôi tĩnh tịnh, không có những thêu dệt, hay bùn nhơ hư cấu mà con người vẫn bao trùm gán lên nó.
Theo thuyết Tánh Không (theory of emptiness), bất kỳ một sự tin tưởng nào vào một sự hiện hữu có tính cách nội tại (intrinsic) và biệt lập đều không bền vững. Tất cả sự vật và sự kiện - vật chất [thân] hay tinh thần [tâm], ngay cả những khái niệm trừu tượng như thời gian - đều không thể tồn tại một cách khách quan, biệt lập đứng một mình. Nếu ta nghĩ rằng các sự vật và sự kiện tồn tại một cách biệt lập, thì nghĩa là ta đã đặt giả thuyết rằng là chúng, bằng cách nào đó, đã tự viên mãn hòan chỉnh và điều đó có nghĩa là chúng hoàn toàn cách biệt. Điều này cũng có nghĩa là chúng không có khả năng tác động qua lại và ảnh hưởng lên các hiện tượng khác vì nó đuợc gọi là Dịch Hóa Pháp vì nó chuyển dịch liên tục hai đầu cực đoan là có và không có. Nói rằng tất cả sự vật và sự kiện đều là “không” nghĩa là nó không có một thể tánh bất biến, một thực tại có tự tánh (intrinsic reality), hay một thực thể tuyệt đối nào có thể tồn tại một cách riêng rẽ biệt lập. Chúng dựa vào với nhau vì do duyên khởi. Vì thế thật sự về bản chất của vạn vật chính là cái mà kinh sách Phật giáo gọi là “Tánh Không”, hay śūnyatā trong tiếng Phạn.
Muốn hiểu được Tánh Không ta phải dùng hai cách để hiểu được: một là hiểu bằng phân tách suy luận của ý thức, hai là hiểu bằng trải nghiệm trực giác trực thấy qua cảm nhận của chính chúng ta. Về mặt ý thức phân tích để hiểu Tánh Không, ta sẽ bị phái Thiền tông phủ nhận. Theo Thiền tông thì ý thức phân biệt là vật cản đường to lớn nhất để ngộ về Tánh Không. Vì vậy phải bỏ đi ý thức phân biệt nhị nguyên. Nhưng bỏ đi như thế nào? Tánh giác không thể tự nhiên mà có mặc dù lục tổ Huệ Năng bảo là có sẵn trong ta từ lúc chưa sinh ra. Nhưng ngồi thiền để vén màng vô minh mà ngộ được Tánh Không là điều không tưởng. Ít ra trong A lại Da thức hay trong các kiếp trước ta đã học về Tánh Không, tức là ta có chủng tử Tánh Không trong Tàng Thức. Chủng tử này đã huân tập nhiều lần chín mùi thì khi lấy nó ra từ Tàng Thức mà không qua Mạc Na thức thi lúc đó mới gọi là tánh giác tức ngộ Tánh Không. Tánh giác nầy tương tự khoa học ngày nay gọi là trực giác sáng tạo phát minh của các nhà sáng chế khoa học. Vậy chúng ta học bằng ý thức phân biệt về Tánh Không trước hết, sau đó ngồi thiền để ngộ Tánh Không qua giai đoạn thứ hai. Vậy ý thức bảo Tánh Không là gì? Và rồi dùng trực giác để ngộ Tánh Không.
Ý thức phân biệt: Tánh Không là sự tập hợp 5 uẩn để thành người mà ý thức ta đặt tên và gọi đó là người. Như một xe hơi là tập hợp bánh xe máy xe sườn xe mà mọi vật riêng rẻ đó không phải là xe, vậy tập hợp cũng không phải là xe, nhưng chữ xe này có do chúng ta dùng ý thức phân biệt đặt gán cho nó tên là xe. Con người gọi là xe, con chó không gọi là xe, con chim không gọi là xe. Vậy tên xe là giả danh là giả hợp của các phụ tùng. Nếu giả danh giả hợp lại thì gọi nó là Không tức là không tự thể, không độc lập, tự đúng yên được mà do giả hợp mà có, không có thật vì chúng là do ta đặt tên. Vậy vạn pháp đều như thế giả danh giả hợp do duyên, do tập hợp nhiều yếu tố mà hiện hữu, thì vạn pháp là không. Phải học hiểu thật đầy đủ về Trung Quán luận về Dịch Hoá pháp, về phép Tứ Cú, về Duy Thức luận sau khi Tánh Không ra đời là kế đến duy thức. Có duy thức mới có cái hữu là Chân Không Diệu Hữu, là trong chân thật của sự trống không có một cái hữu mà duy thức gọi là viên thành thật là chân như Phật tánh.
Tánh "Không" qua trí tuệ Bát Nhã
Trực giác trải nghiệm: Tánh Không do trực giác nhận ra là điều trừu tượng phải cố gắng cảm nhận mới hiểu rõ. Không là xoáy vào vô ngã thì chỉ có thiền quán mới nhận chân được vô ngã này. Quán chiếu là điều kiện cần thiếc để trực giác hiện ra. Nói theo phân tâm học là ta dùng tác ý vào vô thức mà nhận ra được bản chất của sự vật. Sự trực nhận này không qua ý thức và nó gần như ở trong trạng thái tiềm thức. Có nghĩa là lúc ta ngồi thiền là tâm trạng ở tiềm thức hoạt động do ý thức ta bị ngủ đi yếu đi. Khi đó trong vô thức nổi lên một ý tưởng gọi là sự sáng tạo sự phát minh. Tánh Không được nhận ra từ lối tư duy trực nhận này mà nhà Phật gọi là Tánh Giác. Quán chiếu về vô ngã một thời gian, ta tự nhiên trực nhận ra được chân lý cảm nhận sự vô ngã nó bàng bạc trong tâm ta và chân lý nhân vô ngã, pháp vô ngã nó xâm nhập vào tâm ta như một sự phát minh một sự ngộ đạo. Cảm nhận này như một cảm giác khi có một ngọn gió mát đi qua người ta.
Cảm nhận vô thường vô ngã khổ và không. Nó phải tuần tự đi dần lên từ vô thường đi lên dần đến vô ngã rồi đến Tánh Không. Cảm nhận nó không đi ngay đến Tánh Không tức thì được mà phải đi tuần tự, từng cấp. Có câu chuyện khi xưa ông vua xứ nọ mời vị thầy đến dạy mình về Tánh Không. Vị thầy này dạy ngay vào đề Tánh Không là không tự Tánh, không độc lập không tự thể, trống không và giả lập và không thật không bám trụ buông xã và không chấp gì hết. Vị vua học xong ngẫm nghĩ ông thầy này nói chuyện không tưởng, mù mờ và tạo ra một cái nhìn yếm thế mơ màng, coi tất cả là giả lập là không thật, như vậy hại thần dân của người sẽ không làm gì hết, yếm thế tự tử hay lười biếng liền ra lệnh chặt đầu. Sau một thời gian lại mới vị thầy khác về dạy Tánh Không. Vị thầy này bắt đầu dạy về vô thường của vạn pháp, xong chiêm nghiệm sâu về vô thường mới dạy về duyên khởi, sau duyên khởi mới dạy về vô ngã. Đi sâu vào nhân vô ngã rồi đến pháp vô ngã rồi đi đến tánh chất như thị của các pháp. Sau đó mới dạy đến Tánh Không. Lúc bấy giờ vị vua ngộ được Tánh Không và rất hối hận đã giết lầm vị thầy ban đầu. Như thế ta hiểu sự cảm nhận trực giác Tánh Không, phải đi tuần tự qua nhiều giai đoạn chứ không thể nhảy thẳng vào Tánh Không mà hiểu được. Vì thế nên nói Tánh Không là bất khả tương nghị là vậy. Thiền tông cũng vậy, cứ ngồi thiền mà ngộ Tánh Không mà không cần bước qua các giai đoạn cơ bản như vừa kể trên thì không thành công.
Vô ngã và tánh Không trong cuộc sống
(Còn tiếp)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chung quanh vấn đề vãng sanh
Nghiên cứu 20:00 21/11/2024Tất cả chúng sanh, nếu không được sanh về cõi Phật, tất nhiên sẽ phải đọa vào ác đạo, không trước thời sau. Nếu muốn sanh về cõi Phật, đương nhiên là phải niệm Phật. Đó là một sự thật tất nhiên không thể phủ nhận.
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Nghiên cứu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Nghiên cứu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Nghiên cứu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Xem thêm