Tổng quan về Tam tạng Pāli
Tam tạng Pāli là hệ thống Kinh-Luật-Luận của Phật giáo Nam truyền (Nam tông, Nguyên thủy), chính xác là Phật giáo Theravāda.
- Luật tạng gồm năm bộ: 1-Phân tích giới Tỳ-khưu, 2-Phân tích giới Tỳ-khưu-ni, 3-Đại phẩm, 4-Tiểu phẩm, 5-Tập yếu.
- Kinh tạng gồm năm bộ như bạn đã biết: 1-Trường bộ kinh, 2-Trung bộ kinh, 3- Tương ưng bộ kinh, 4- Tăng chi bộ kinh, 5-Tiểu bộ kinh. Trong đó, mỗi bộ kinh được chia thành nhiều tập, mỗi tập bao gồm nhiều thiên, nhiều chương, nhiều kinh với nội dung và độ dài ngắn khác nhau. Trường bộ kinh chia thành hai tập, gồm 34 kinh. Trung bộ kinh chia thành ba tập, gồm 152 kinh. Tương ưng bộ kinh chia thành năm thiên, gồm: 1-Thiên Có kệ, 2-Thiên Nhân duyên, 3-Thiên Uẩn, 4-Thiên Sáu xứ, 5-Thiên Đại phẩm. Tăng chi bộ kinh chia thành 11 chương, từ chương Một pháp đến chương Mười một pháp. Đặc biệt, Tiểu bộ kinh là một hợp tuyển gồm 15 tập theo thứ tự như sau: 1-Kinh Tiểu tụng, 2-Kinh Pháp cú, 3-Kinh Phật tự thuyết, 4-Kinh Phật thuyết như vậy, 5-Kinh Tập, 6-Chuyện Thiên cung, 7-Chuyện Ngạ quỷ, 8-Trưởng lão Tăng kệ, 9-Trưởng lão Ni kệ, 10-Bổn sanh hay Chuyện tiền thân Đức Phật, 11-Nghĩa tích, 12-Vô ngại giải đạo, 13-Thánh nhân ký sự (Sự nghiệp anh hùng), 14-Phật sử, 15-Sở hạnh tạng.
- Luận tạng (Thắng pháp, Vi diệu pháp, A-tỳ-đàm) gồm bảy bộ: 1-Pháp tụ, 2-Phân tích (Phân biệt), 3-Chất ngữ (Giới thuyết), 4-Nhân chế định (Nhân thị thuyết), 5-Ngữ tông (Biện giải), 6-Song đối (Song luận), 7-Vị trí (Phát thú).
Khi bạn đọc các bài Phật học có trích dẫn nguồn kinh, vì cách thức dẫn nguồn khác nhau nên cũng khá khó khăn cho người đọc tra cứu. Ví dụ như kinh Pháp cú, kinh Phật tự thuyết mà bạn hỏi thì thuộc Tiểu bộ kinh, nằm trong năm bộ Nikāya.
Kinh Mi-tiên vấn đáp (Milindapanha) là bản kinh được hình thành về sau. Về lý thì không được xem là kinh. “Xuất hiện vào khoảng 500 năm sau Phật Niết-bàn, do ngài Pitakaculàbhaya ở Trung Ấn Độ trước thuật bằng tiếng Pāli. Nội dung kể lại những câu hỏi, đáp giữa vua Milinda và Tỳ-kheo Nàgasena. Đi sâu vào những lời đối thoại, người nắm giáo nghĩa của Phật giáo Nguyên thủy (Theravāda) dễ nhận ra rằng, những vấn đề được đề cập hoàn toàn là tinh yếu của Tam tạng Pàli, chưa hề pha tạp tư tưởng và kiến giải của các bộ phái phát triển sau này. Do vậy, Phật giáo Miến Điện xếp bộ kinh Milindapanha vào Thánh điển, và Phật giáo Tích Lan đặt chung với năm bộ Nikàya để tôn thờ và phụng hành” (Hòa thượng Giới Nghiêm, Mi-tiên vấn đáp, Lời nói đầu).
Riêng kinh A-hàm là bộ kinh tương đương với năm bộ Nikāya gồm Trường A-hàm, Trung A-hàm, Tăng nhất A-hàm và Tạp A-hàm. Năm bộ Nikāya được ghi bằng ngôn ngữ Pāli. Bốn bộ A-hàm được ghi bằng tiếng Sanskrit, về sau được dịch sang chữ Hán. Dù có phần lớn nội dung tương đồng với năm bộ Nikāya nhưng bốn bộ A-hàm không xếp vào tạng kinh của Phật giáo Nam truyền mà thuộc kinh điển Phật giáo Bắc truyền.
Ngoài chánh tạng (Tam tạng Pāli) còn có các bộ chú giải, phụ chú giải, lịch sử (Đảo sử - Dipavamsa, Tiểu sử - Cullavamsa), đặc biệt là Thanh tịnh đạo luận (Visuddhimagga) do ngài Buddhaghosa soạn đều có vai trò quan trọng trong giáo điển Phật giáo Nam truyền.
Giác Ngộ
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Các tôn hiệu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Kiến thức 21:00 14/11/2024Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật, một trong những tôn giáo có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới trong lịch sử cũng như hiện nay. Đức Phật Tổ có nhiều tôn hiệu khác nhau. Tất cả những tôn hiệu này đều xuất hiện sau khi Ngài tu hành đắc đạo và thuyết pháp độ chúng.
“Muốn biết nhân đời trước hãy xem quả đời này”
Kiến thức 15:20 14/11/2024Ngày nay tai nạn trong đời sống rất nhiều, thường gặp phải những chuyện không vừa ý, quả báo bệnh khổ, chết yểu. Nguyên nhân là gì?
Chúng ta mãi “quanh quẩn trong vòng buồn giận”
Kiến thức 14:45 14/11/2024Có thể ta đã từng mắc kẹt vào những tranh chấp được mất, thị phi và lao đao trong ghét thương buồn tủi; và ta đã "Xem thường bảo vật trong tay" như sức khỏe, thời gian, tiền bạc và tuổi trẻ... Để rồi "Dày đạp lên trên hạnh phúc" mà đi, thật xót xa vô cùng.
Tâm lìa tướng ngôn ngữ
Kiến thức 13:20 14/11/2024Tâm, lìa tất cả tướng, lìa tướng văn tự, lìa tướng ngôn ngữ, lìa tất cả tướng của động tác (nhướng mày chớp mắt) và lìa tất cả tướng tâm duyên hư vọng. Tâm thể lìa tất cả tướng ấy, nói có cũng không đúng, nói không cũng sai luôn.
Xem thêm