Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Con yêu, từ đâu và vì sao con tới nơi này? (1)

Phật giáo giải thích về tiến trình đầu thai vào bố mẹ và chào đời của một hài nhi (hài nhi thọ sinh) như thế nào.

Một bào thai sở dĩ có mặt trên cuộc đời này ngoài yếu tố chính là do cha mẹ sinh ra, còn là kết quả của một tiến trình không đơn giản. Nói theo lý thuyết mười hai nhân duyên thì tiến trình đó rối ren như một tổ kén, không khác gì một cuộn chỉ rối, đan xen nhau như cỏ munja và lau sậy babaja.

Bài liên quan

Phức tạp là vậy, nhưng khi đủ duyên thì một sinh linh sẽ vượt qua bao trở ngại, khó khăn để hiện hữu trên đời. Ở đây, với những bậc làm cha mẹ nói chung, nếu như có được một đứa con với các quan năng hoàn hảo, cùng với một sắc diện dễ nhìn, tiếng nói dễ nghe và tính tình hòa ái…là mơ ước tột cùng về phương diện con cái.

Do vậy, việc hiểu rõ quá trình hình thành thai nhi, cũng như các điều kiện liên quan đến sự thọ thai theo cách lý giải của Phật giáo, là những kiến thức cơ bản mà không phải chỉ riêng những bậc làm cha mẹ mới quan tâm.

tre so sinh hai nhi

Để một hài nhi thọ sanh, đó là một quá trình cực kỳ phức tạp, rối rắm

Con từ đâu tới và vì sao con tới?

Đây là hai câu hỏi lớn mà để giải bày trọn vẹn là điều không dễ dàng. Trước hết, con được hiểu ở đây là một sinh linh sắp sửa tượng hình trong thai mẹ, với quy ước đó nên tạm gọi là con. Vì nếu như tính cả chuỗi sinh tử - tử sinh thì chưa biết tuổi của con lớn hơn cha mẹ hay ngược lại.

Với vòng luân chuyển đó, sách Phật thường gọi là vòng Luân-hồi .Từ nền tảng này để suy gẫm, con của cha mẹ vốn có thể đã mang thân người ở kiếp trước, do quy y Tam bảo và giữ trọn năm giới nên được tái sinh làm người ở kiếp này. Và cũng có thể, con là một Thiên tử hay Thiên nữ khả ái, do mãn thọ mạng nên phải xả báo thân, nhưng vì còn đủ phước phần nên được sanh lại làm người. Hoặc cũng có thể, con vừa từ nơi đen tối, khổ đau của địa ngục, ngạ quỷ vươn lên.

Và cũng có thể, con vừa buông bỏ hình hài của một loài thú hoang hay động vật cấp thấp, do gom nhặt những điều lành và mãn túc nghiệp oan khiên nên con đã hiện diện nơi đây, trong cõi người hạnh phúc và cũng lắm khổ đau này.

Không ai ngoài Đức Phật và các bậc Thánh giả đã chứng được thần thông Túc mạng (宿命) mới có thể nhận diện rành rẽ về những kiếp trước của mình và của bao kẻ khác. Trong thân phận người phàm như chúng ta, sẽ không ai có thể đoán định con vốn ở đâu, từ phương giới nào thác sanh về đây. Và do vậy, một bậc cha mẹ chỉ có thể biết rằng, con đã về đây, từ mênh mang sáu nẻo Luân-hồi.

 Tuy nhiên, khi con đã đến đây và lớn lên trong một gia đình này, nhưng đôi khi lâm vào một hoàn cảnh cụ thể nào đó, một câu hỏi vẫn thường đặt ra là: tại sao con lại đến đây? Với Phật giáo, để trả lời câu hỏi này có thể gói gọn trong một cụm từ cô đọng, đó là do nghiệp tương ưng.

Nghiệp là hành động có tác ý. Mỗi cá thể do tác ý khác nhau nên tạo nghiệp khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có những cá thể hoặc nhóm cá thể sở dĩ có những liên hệ với nhau, tác động đến nhau do nghiệp của chúng giống nhau. Nghiệp tương ưng nghĩa là nghiệp giống nhau.

Ở đây, trả lời câu hỏi vì sao con đến với chốn này, ở gia đình này, chính là do nghiệp của con phù hợp với nghiệp của cha mẹ.

Rõ ràng hơn, trong kinh Tương Ưng (S.ii,154), Đức Phật dạy:

Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời quá khứ, các chúng sanh đã cùng hòa hợp, đã cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí đã cùng hòa hợp, đã cùng đi với chúng sanh liệt ý chí. Chúng sanh thiện ý chí đã cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.

Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời vị lai, các chúng sanh sẽ cùng hòa hợp, sẽ cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí sẽ cùng hòa hợp, sẽ cùng đi với chúng sanh liệt ý chí. Chúng sanh thiện ý chí sẽ cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.

Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới hiện tại, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh liệt ý chí. Chúng sanh thiện ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.

Do cha mẹ và con cái giống nhau ở nghiệp cũ và cả nghiệp mới, ở quá khứ, hiện tại và có thể ở cả vị lai nên đã tạo nên mối liên hệ tương quan tương sinh, trói buộc chặt chẽ trong một kết cấu xã hội thu nhỏ, gọi là gia đình. Và muốn đến được với gia đình, một sinh linh phải hội đủ nhiều điều kiện mới có thể thọ sanh.

Bài liên quan

Các điều kiện và hình thức sinh ra một hài nhi

Theo quan niệm phổ quát của Phật giáo, một sinh thể được hình thành phải hội tụ ba điều kiện cơ bản sau. Thứ nhất là tinh cha, thứ hai là huyết mẹ và thứ ba là chủng tử nghiệp thức (gandhabba).

Kinh ghi:

Và này các Tỷ-kheo, khi nào cha mẹ có giao hợp, và người mẹ trong thời có thể thụ thai, và hương ấm có hiện tiền; có ba sự hòa hợp như vậy, thì bào thai mới thành hình[9].

Trên đây là ba điều kiện phổ quát nhất và cơ bản nhất, tuy nhiên trong thực tế đời sống, vì nhiều lý do khác nhau, do nghiệp lực khác nhau nên có những dạng chúng sanh thọ thai theo những con đường khác nhau, không nhất thiết phải hội đủ cả ba yếu tố như trên.

Theo Luật Thiện kiến, có bảy lý do để người nữ có thể thọ thai, bao gồm:

1. Tiếp xúc thân thể (Luật ghi là thân tương xúc);

2. Tiếp xúc qua phương tiện, (Luật ghi là thủ y);

3. Tận dụng tinh trùng còn sót lại (Luật ghi là hạ tinh);

4. Xoa tay vào bụng dưới ( Luật ghi là thủ ma tề hạ)

5. Do trông thấy (Luật ghi là kiến);

6. Do nghe âm thanh (Luật ghi là thanh);

7. Do ngửi mùi hương (Luật ghi là hương)

Trong bảy lý do này, kinh điển và luật tạng ghi nhận rằng, có những trường hợp thọ thai không phải thông qua phương cách truyền thống. Đó là câu chuyện gom góp tinh người nam còn dính trong quần, sau đó cho vào nữ căn và đã thọ thai]; hoặc tắm bằng nước giặt vải mà nhiều người nam đã đi trên đó,  hoặc phu quân chỉ cần sờ vào rốn thì nàng Diṭṭhamaṅgalikā có thể thọ thai...

Kinh Na-tiên tỳ kheo đã liệt kê nhiều trường hợp sinh động về phương cách thọ thai này.

Trong bảy phương cách thọ thai như trên, ngày hôm nay khoa học đã chứng minh rõ ràng trong một vài trường hợp. Cụ thể, đôi khi không cần sự tiếp xúc trực tiếp giữa cha mẹ nhưng vẫn có thể thọ thai, như phương cách thụ tinh trong ống nghiệm (In vitro fertilization). Đặc biệt, trong bảy phương cách thọ thai nêu trên, có những phương cách thọ thai đơn tính. Điều này đã được phát hiện trong thế giới động vật, và các nhà khoa học ngày nay khẳng định rằng, đã thành tựu thực nghiệm trên cơ thể con người, gọi là phương pháp sinh sản vô tính (agamogenesis).

Như vậy, xét một cách tổng quát thì cần phải có ba điều kiện cơ bản để hình thành thai nhi. Tuy nhiên, do đặc trưng của nghiệp lực nên có những dạng chúng sanh không nhất thiết phải hội đủ cả ba yếu tố đó. Và như vậy, đâu là yếu tố then chốt, quyết định sự thọ sanh của một thai nhi?

Theo kinh Đại duyên, thuộc Kinh Trường Bộ, có một yếu tố đóng vai trò quan trọng để hình thành một thai nhi với nhiều tên gọi như: chủng tử thức, thức diễn tiến, thức tái sanh, kiết sanh thức, hương ấm... Đoạn hội thoại giữa Đức Phật và Ananda đã chứng tỏ điều đó:

Này Ananda, nếu thức không đi vào trong bụng của người mẹ, thời danh sắc có thể hình thành trong bụng bà mẹ không?

- Bạch Thế Tôn, không!

- Này Ananda, nếu thức đi vào trong bụng bà mẹ rồi bị tiêu diệt, thời danh sắc có thể hình thành trạng thái này, trạng thái khác không?

- Bạch Thế Tôn, không!

- Này Ananda, nếu thức bị đoạn trừ trong đứa con nít, hoặc là đồng nam hay đồng nữ, thời danh sắc có thể lớn hơn, trưởng thành và thành mãn được không?

- Bạch Thế Tôn, không!

- Do vậy, này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhơn duyên của danh sắc, tức là thức.

Cũng khẳng định điều tương tự, luận Đại-trí-độ, quyển chín mươi ghi rằng:

Nếu thức không nhập thai thì phôi thai sẽ bị hủy hoại. Trường hợp này ở y khoa ngày nay định danh bằng thuật ngữ thai chết lưu.

Như vậy, tiến trình thọ thai được bắt đầu từ sự kết hợp giữa người nam và người nữ, hoặc cũng phát xuất từ hai yếu tố này nhưng có sự thay đổi mang nghĩa trợ giúp từ một nhân tố khác, như phương cách sử dụng noãn bào hoặc tinh trùng từ ngân hàng dự trữ. Tuy nhiên, trong tất cả, một thai nhi muốn thành hình thì phải có một yếu tố quan trọng tham gia, đó là thức tái sanh.

Ở đây, sự vắng mặt của thức tái sanh, là một trong những yếu tố quan trong để việc thọ thai không thể hình thành. Ngoài ra, trong kinh, luật còn ghi nhận có rất nhiều trường hợp ngăn cản việc thọ sanh diễn ra. (Còn tiếp).

Lời Ban biên tập

Sinh một đứa con khó khăn bội phần như thế, nhưng rất nhiều người vẫn sẵn sàng vứt bỏ giọt máu của mình ngay sau khi sinh. Đọc bài dưới đây mà thấy nghiệp của họ cao như núi.

Mời đọc và click tại đây.

A di đà Phật!

Cư sỹ Chúc Phú (Chùa Bửu Minh)

(*) BBT đặt lại tiêu đề.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chung quanh vấn đề vãng sanh

Nghiên cứu 20:00 21/11/2024

Tất cả chúng sanh, nếu không được sanh về cõi Phật, tất nhiên sẽ phải đọa vào ác đạo, không trước thời sau. Nếu muốn sanh về cõi Phật, đương nhiên là phải niệm Phật. Đó là một sự thật tất nhiên không thể phủ nhận.

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Nghiên cứu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Nghiên cứu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Nghiên cứu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Xem thêm