Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 17/05/2023, 12:15 PM

Tam tạng kinh Phật là gì?

Tam tạng Kinh Phật là bao gồm có là Kinh, Luật và Luận. Theo sự lý giải của Hòa thượng Tuyên Hóa giảng thì "Tam Tạng tức là Kinh Tạng, Luật Tạng và Luận Tạng. Kinh Tạng nói về cái học của Ðịnh, Luật Tạng nói về cái học của Giới và Luận Tạng nói về cái học của Huệ".

Tam tạng kinh Phật là gì? Tam Tạng Kinh Phật tức là Kinh, Luật và Luận.

Tam tạng kinh Phật là gì? Tam Tạng Kinh Phật tức là Kinh, Luật và Luận.

“Tạng” hay “Tàng” là giỏ chứa, chổ chứa, tiếng Pali gọi là Pitaka. Ngày xưa tại các chùa lớn thường có một thư viện gọi là “Tàng Kinh Các” để lưu trữ các bộ kinh quí. Tam Tạng theo tiếng Pali gọi là Tipitaka, Ba Giỏ Chứa (The Three Baskets), gồm có Luật Tạng (Vinaya Pitaka), Kinh Tạng (Sutta Pitaka), và Thắng Pháp Tạng (Abhidhamma Pitaka, còn gọi là Vi Diệu Pháp, hay Luận Tạng). Sau đây là sơ lược về các tạng nầy:

1. Luật tạng (Vinaya Pitaka)

Tạng nầy bao gồm các giới luật và nghi lễ cho nam tu sĩ (Bhikkhu, Tỳ khưu) và nữ tu sĩ (Bhikkhuni, Tỳ khưu ni), cách thức gia nhập tăng đoàn, truyền giới luật, sinh hoạt tăng chúng, cách hành xử trong các trường hợp vi phạm giới luật, vv. Tạng nầy thường được chia làm 5 bộ [1, 7]:

1. Ba-la-di (Parajika),

2. Ba-dật-đề (Pacittiya),

3. Đại Phẩm (Mahavagga),

4. Tiểu Phẩm (Cullavagga), và

5. Toát Yếu (Parivara).

2. Kinh Tạng (Sutta Pitaka)

Gồm 5 bộ chính (Nikaya): Trường Bộ (Digha Nikaya), Trung Bộ (Majjhima Nikaya), Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikaya), Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikaya), và Tiểu Bộ (Khuddaka Nikaya). Trong hệ Sanskrit (Bắc Phạn), các bộ nầy được gọi là các bộ A Hàm (Agamas). Tuy nhiên, các bộ A Hàm nguyên thủy đã bị thất lạc và chỉ còn tìm thấy các bản kinh tiếng Sanskrit rời rạc, mà hiện nay chỉ còn các bộ Hán dịch từ nhiều nguồn gốc bộ phái và qua nhiều đời khác nhau [6].

Trường Bộ là tập hợp các bài kinh dài, gồm 34 bài kinh, đã được dịch sang Việt ngữ, trong đó có hai quyển phổ thông nhất: Kinh Đại Bát Niết Bàn (Maha Parinibanna Sutta) và Kinh Đại Quán Niệm (Maha Satipattana Sutta). Ngoài các bài thuyết giảng của Đức Phật, Bộ nầy cũng có các bài giảng của Đại Đức Sariputta (Xá Lợi Phất), vị đệ tử hàng đầu có tài thuyết giảng hùng biện nhất thời đó, và các vị đệ tử nỗi tiếng khác.

Trung Bộ gồm có 152 bài kinh sắp xếp trong 15 phẩm, theo từng chủ đề. Bộ kinh nầy rất phổ thông trong giới Phật tử sử dụng Anh ngữ và cũng đã được dịch sang Việt ngữ. Bản dịch Anh ngữ được hiệu chỉnh nhiều lần, và bản dịch mới nhất đã được hội Buddhist Publication Society, Tích Lan, xuất bản năm 1995. Các bài kinh quan trọng thường có liên quan đến phép hành thiền quán niệm (Satipattana Sutta), chính kiến (Sammaditthi), cách tịnh tâm (Kakacupama), cuộc đời Đức Phật (Ariyaparyesana), tứ diệu đế (Mahahatthipadopama), không tính (Culasunnata), quán niệm hơi thở (Anapanasati)… Có thể nói đây là một bộ kinh quan trọng nhất, bao gồm các bài giảng thiết yếu trên đường tu tập, thực hành lời Phật dạy.

Tương Ưng Bộ gồm 2,889 bài kinh ngắn, chia làm 5 chương và 56 phẩm. Đây là tập hợp các bài kinh có chủ đề giống nhau về một điểm thảo luận, hoặc về một nhân vật nào đó trong thời Đức Phật. Có những bài giảng quan trọng về 12 nhân duyên và về 37 phần bồ đề (37 phẩm trợ đạo).

Tăng Chi Bộ là bộ kinh dựa theo cách sắp xếp số học (pháp số), từ các chủ đề có liên quan đến 1 phần tử, 1 yếu tố, dần dần lên đến các chủ đề có 11 phần tử hay yếu tố. Vì vậy, bộ kinh được chia làm 11 chương, gồm 2,308 bài kinh.

Tiểu Bộ thật ra không phải là bộ sách nhỏ, mà là tập hợp 15 bộ sách nhỏ:

  1. Tiểu Tụng, Khuddaka Patha
  2. Pháp Cú, Dhammapada
  3. Phật Tự Thuyết, Udana
  4. Như Thị Ngữ (Phật Thuyết Như Vậy), Itivuttaka
  5. Kinh Tập, Sutta Nipata
  6. Thiên Cung Sự, Vimana Vatthu
  7. Ngạ Quỷ Sự, Peta Vatthu
  8. Trưởng Lão Tăng Kệ, Theragatha
  9. Trưởng Lão Ni Kệ, Therigatha
  10. Bổn Sanh, Jataka
  11. Nghĩa Thích, Niddesa
  12. Vô Ngại Giải Đạo, Patisambhidamagga
  13. Thí Dụ, Apadana
  14. Phật Sử, Buddhavamsa
  15. Sở Hạnh Tạng, Cariya Pitaka

3. Thắng Pháp Tạng (Abhidhamma Pitaka)

Còn gọi là Vi Diệu Pháp hay Luận Tạng, đây là tập hợp các bài giảng của Đức Phật về thể tính và sự tướng của vạn pháp, phân giải triết học và tâm lý học. Thắng Pháp Tạng gồm có 7 quyển:

1. Pháp tụ (Dhammasangani)

2. Phân biệt (Vibhanga)

3. Giới thuyết (Dhatukatha)

4. Nhân thi thiết (Puggala Pannatti)

5. Biện giải (Kathavathu)

6. Song luận (Yamaka)

7. Nhân duyên thuyết (Patthana).

Các thánh điển trọng yếu khác:

Ngoài Tam Tạng Kinh Điển còn có các bộ Chú Giải và Phụ Chú Giải Kinh Điển, và một số các tác phẩm Pali quan trọng khác cũng được học tập và lưu truyền cho đến ngày nay:

  • Đảo sử (Dipavamsa)
  • Đại sử (Mahavamsa)
  • Tiểu sử (Culavamsa)
  • Mi Lan Đa vấn đạo (Milindapanha)
  • Thanh tịnh đạo luận (Visuddhi Magga)
  • Thắng pháp tập yếu luận (Abhidhammattha Sanghaha).
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thế nào là rộng duyên lành?

Kiến thức 16:56 02/04/2024

Duyên có nghĩa là quan hệ. Xây dựng mối quan hệ là gieo duyên. Hai bên từng có mối quan hệ qua lại gọi là hữu duyên (có duyên với nhau). Có mối quan hệ lợi ích cho nhau, gọi là thiện duyên (duyên lành).

Đạo Phật là con đường giác ngộ

Kiến thức 13:41 02/04/2024

Đạo Phật là Đạo giác ngộ, có nguồn gốc từ Ấn Độ, do thái tử là Tất đạt đa Cồ đàm (Siddhārtha Gautama) hình thành và sáng lập.

Nghịch lý của bản ngã vô minh

Kiến thức 13:33 02/04/2024

Khi chúng ta không thấy biết rõ một điều gì tưởng tượng liền xen vào tô vẽ thêm thắt để tạo dựng điều ấy thành một khái niệm chủ quan theo tầm nhìn, kiến thức, và kinh nghiệm giới hạn của mình.

Người chết có hưởng được các phẩm vật cúng thí?

Kiến thức 11:08 02/04/2024

Không biết tự bao giờ, trong sanh hoạt dân gian, tháng Bảy được xem là tháng cô hồn. Rất nhiều chùa viện và rất đông những gia đình tổ chức cúng thí trong tiết trời tháng Bảy ảm đạm bởi những ngày mưa ngâu, làm cho không khí càng thêm u uẩn.

Xem thêm