Triển lãm Kinh Gốm: Vẽ kinh Phật lên gốm của các làng nghề lâu đời
Tiếp nối triển lãm Thơ Gốm, triển lãm Kinh Gốm năm nay không chỉ mang 40 sản phẩm gốm từ các làng nghề lâu đời vào không gian trưng bày mà còn gửi gắm tinh thần Phật giáo lên từng tác phẩm.
Triển lãm "Kinh Gốm" của họa sỹ Lê Thiết Cương sẽ mở cửa vào mùa thu năm nay, từ ngày 2/10 đến 12/10 tại không gian trưng bày mang tên "Gallery39" (địa chỉ 39A, Lý Quốc Sư). Đây có thể coi là phần tiếp nối của triển lãm "Thơ gốm" đã tổ chức năm 2017.
Họa sĩ Trần Quốc Long: Lòng hướng thiện theo tôi khi bước chân vào chùa
Cả "Thơ Gốm" và "Kinh Gốm" đều có chung hình thức khắc chữ và khắc hình minh họa lên sản phẩm gốm. Đặc biệt, gốm trong triển lãm đều có xuất xứ từ các làng nghề vô cùng lâu đời của Việt Nam, gồm Hương Canh (Vĩnh Phúc), Phù Lãng (Bắc Ninh), Thanh Hà (Hội An) và Bát Tràng (Hà Nội).
Ở triển lãm lần này, họa sỹ Lê Thiết Cương đã chọn các câu thơ kinh điển của nhà Phật để viết lên lọ gốm, đĩa gốm kèm minh họa. Những câu bình chú ngắn gọn, có khi chỉ vài ba chữ nhưng chứa đựng những tư tưởng lớn, giản dị mà sâu sắc, đậm tính hiện đại và khoa học như: "Phiền não tức bồ đề," "Bát nhã là bất nhị," "Mặc như lôi…"
Họa sĩ Trần Quang Minh: Trở về với bản thân, hiểu rõ mình hơn
Thông qua những tác phẩm gốm hiện đại này, người họa sỹ muốn hướng tới việc bảo tồn và làm mới truyền thống trên chất liệu gốm. Cụ thể là "làm mới những niêu kho cá, những vại muối dưa, những ấm sắc thuốc... để nó vừa là chính nó, vừa là một "nó" khác, đẹp và hiện đại hơn," họa sỹ Lê Thiết Cương chia sẻ.
Một phần khác của triển lãm là 13 bức tranh bột màu trên vải màn (chất liệu hoạ sỹ Lê Thiết Cương đã sử dụng rất thành công trong khoảng 15 năm, từ 1990-2005), sự mộc mạc giản dị của chất liệu này hợp với chất thiền tịnh. Ông vẽ trên cảm hứng từ những câu thơ thiền của một số nhân vật lịch sử như Lý Thánh Tông, Tuệ Trung Thượng Sỹ, Trần Nhân Tông, Nguyễn Du…
Có thể nói, đây sẽ là lần đầu tiên thơ thiền Lý-Trần và kinh Phật cùng đối thoại với mỹ thuật hiện đại, tại không gian triển lãm của Gallery39, mở cửa tự do các ngày trong tuần, buổi sáng từ 9 giờ 30 đến 11 giờ 30, chiều từ 14 giờ đến 16 giờ 30.
Triển lãm và ra mắt cuốn sách cùng tên "Kinh Gốm." Cuốn sách tổng hợp các tác phẩm do nhiếp ảnh gia NHAT LE (Lê Nguyên Nhật) sáng tạo nội dung, lên ý tưởng, chụp ảnh và dàn dựng thiết kế.
Mời quý Phật tử xem thêm video: "Tu thân theo lời Phật dạy":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn (TP.HCM) viên tịch
Trong nước 05:45 03/12/2024Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn, viện chủ chùa Phước Thiện (xã Nhị Bình, H.Hóc Môn, TP.HCM) vừa viên tịch.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông chia sẻ về Giới luật Phật giáo cho gần 800 Tăng Ni
Trong nước 14:00 02/12/2024Sáng ngày 02/12, tại trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM (Việt Nam Quốc Tự, quận 10), Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông – Phó Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Cố vấn BTS GHPGVN TP.HCM – đã chủ trì buổi thuyết giảng và thảo luận chuyên đề “Giới luật Phật giáo”.
“Hãy lấy tinh thần phụng sự làm niềm vui trên bước đường đến giác ngộ giải thoát”
Trong nước 12:15 02/12/2024Sáng ngày 02/12/2024, Thượng tọa Thích Quảng Lộc - UV HĐTS, Trưởng BTS kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang đã có buổi thuyết trình chuyên đề “Sinh hoạt Giáo hội” đến với chư hành giả khóa Kiết Đông lần thứ 2.
Tiền Giang: Thành kính tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông (1308-2024)
Trong nước 13:15 01/12/2024Sáng ngày 01/12/2024 (nhằm mùng 1 tháng 11 năm Giáp Thìn), BTS Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Tiền Giang đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tưởng niệm lần thứ 716 năm, ngày Đức vua Phật Hoàng nhập Niết Bàn 01/11 năm Mậu Thân (1308) – 01/11 năm Giáp Thìn (2024); đồng thời khai mạc khóa tu Kiết Đông lần thứ 2.
Xem thêm