Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 19/12/2020, 07:18 AM

Trọn lòng theo Phật

Đức Phật hoàn hảo trên mọi phương diện. Người có một đạo lý tuyệt vời, dù cho mấy nghìn năm qua rồi nhưng càng lúc nhân loại càng yêu quý, càng kính phục.

Truyện cổ Phật giáo: Hái hoa dâng Phật được thọ ký

Không ai có thể bác bỏ được một giáo lý nào mà Phật đã dạy, dù cho khoa học càng ngày càng tiến bộ. Mà lạ một điều, khoa học càng tiến bộ thì người ta lại càng thấy đạo Phật là hợp lý.

Cho nên có một Người như vậy, mấy nghìn năm qua rồi để lại một đạo lý cực kỳ quý giá, hợp lý, hoàn hảo cho nhân loại này. Chỉ có điều là ngôn ngữ của mấy nghìn năm xưa, bối cảnh mấy nghìn năm xưa thì đôi khi ngày nay ta không hiểu được hết, mà ta phải cố gắng lý giải, phân tích cho dễ hiểu đối với thời đại hôm nay mà thôi.

Ngoài đạo lý đó thì phẩm hạnh của Đức Phật là không có một hạt bụi nhỏ, từ lời ăn tiếng nói, từ cái nhìn, từ mỉm cười, từ cái bước chân đi, không có điều gì dư thừa, không có điều gì sai lầm trong suốt cuộc đời của Đức Phật. Kể cả khi Người chưa đắc đạo, đặc biệt như vậy. Mà khi Người đắc đạo rồi thì vô số Chư Thiên, ma, quỷ thần khắp nơi đều nhìn Đức Phật từng ngày, từng giờ, trong lúc Người nằm ngủ, cũng như trong đời sống của Ngài không bao giờ bắt gặp có một cử chỉ thừa hay một lời nói dư. Tất cả đều đẹp cực kì như một bức tranh hoàn hảo. Thế nên dù không nghe Đức Phật giảng, chỉ ngắm nhìn tư cách của Phật thì người ta đã học được vô số điều hay rồi. Đó là hai điều Đức Phật đã đạt được đầy đủ.

Lòng ta, trọn tấm lòng của ta là dâng hết về cho Đức Phật.

Lòng ta, trọn tấm lòng của ta là dâng hết về cho Đức Phật.

Pháp thoại của Đức Phật từ khúc gỗ trôi sông

Ngoài ra, Đức Phật còn có một dung nhan kỳ tuyệt. Trong Kinh ghi lại, Ngài có 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp. Toàn thân Ngài ánh lên như một màu hoàng kim vàng óng ánh, phát ra hào quang. Ban ngày ta không thấy rõ, nhưng khi đêm xuống, nơi nào có Đức Phật thì nơi đó tỏa ra ánh sáng. Đó là mắt con người nhìn, còn mắt của Chư Thiên nhìn thì thấy nơi thân Phật tỏa ra hào quang rực rỡ như ánh mặt trời. Từ tóc, mắt, lông mày, tay hay chân thì tất cả đều đẹp tuyệt vời, làm cho chúng sinh khi ngắm nhìn Phật, họ được hoan hỉ, yêu thích lạ lùng.

Đức Phật hoàn hảo trên mọi phương diện, từ nơi xuất thân là dòng dõi vua chúa, từ việc học tập từ nhỏ cực kỳ xuất sắc, giỏi hơn cả thầy dạy mình. Thầy mới dạy một điều là suy luận ra tiếp 100 điều, phân tích ra cho Thầy nghe, đến nỗi vị Thầy ấy đến nói với vua Tịnh Phạn: “Thưa Đại Vương, tôi không còn gì để dạy Thái Tử, bởi vì khi tôi dạy một điều thì Thái Tử phân tích ra 100 điều cho tôi nghe và tôi đã học được nhiều điều từ sự phân tích của Thái Tử.”

Ta thấy con người như vậy kỳ tuyệt từ nhỏ cho đến lớn, cho tới ngày Người nhập Niết Bàn thì đã báo trước cái chết của mình 3 tháng, đến đúng ngày nằm nghiêng bên phải, mặt nhìn về hướng tây, đầu hướng bắc giữa rừng Sala, dặn dò đệ tử lần cuối cùng hết rồi, nhắm mắt nhập định rồi ra đi. Một cái chết đẹp phi thường. Một con người đẹp từ lúc sinh ra cho đến lúc lìa khỏi đời không có một giây phút nào là không đẹp.

Là người đệ tử Phật, chúng ta phải học và thực hành theo những giáo lý mà Đức Phật để lại...

Là người đệ tử Phật, chúng ta phải học và thực hành theo những giáo lý mà Đức Phật để lại...

Cho nên có một người như vậy xuất hiện giữa cuộc đời thật đáng cho chúng ta đem hết trái tim, đem hết cuộc đời của mình để đi theo. Tuy nhiên, người đó đã vắng bóng khỏi cuộc đời này mấy nghìn năm và để lại những đệ tử. Bây giờ ta thấy có những Thầy Cô xuất gia nối bước theo Phật, thay thế Phật để giáo hóa giữa cuộc đời, những vị Tăng Ni đó, quý Thầy, quý Cô đó chỉ đại diện cho Đức Phật và nếu có bộc lộ được ưu điểm nào đó chỉ là một phần rất nhỏ của Đức Phật mà thôi. Nên ta cũng cám ơn những vị Thầy, những Cô đã xuất gia thay Phật giáo hóa, giữ gìn Phật pháp giữa cuộc đời này. Ta rất biết ơn nhưng ta phải hiểu rằng là những vị đó chỉ là đại diện trung gian cho Đức Phật, chứ còn lòng ta, trọn tấm lòng của ta là dâng hết về cho Đức Phật, phải hiểu là như vậy. Nên hôm nay, ta xác định lại lập trường ta, lý tưởng của ta là trọn lòng theo Phật hết trái tim này, hết cuộc đời này và mãi mãi muôn kiếp về sau là trọn lòng theo Phật.

Báo ứng hiện đời: Giật mình tỉnh ngộ, hiểu rõ sát sinh

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nguyện được Niết-bàn có phải là lòng tham?

Kiến thức 11:44 25/11/2024

Nguyện được Niết-bàn (Nibbāna) không phải là tham (lobha) trong ý nghĩa thông thường. Thay vào đó, tâm nguyện này được xem là một thiện tâm (kusala citta) khi xuất phát từ sự hiểu biết đúng đắn (sammā diṭṭhi) và lòng mong muốn giải thoát khỏi khổ đau.

Thế nào gọi là pháp sư?

Kiến thức 09:37 25/11/2024

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo kia, đến chỗ Phật, đầu mặt lạy sát chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạch Phật rằng: - Như Thế Tôn nói pháp sư. Vậy thế nào gọi là pháp sư?

Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?

Kiến thức 17:08 24/11/2024

Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.

Giải thích các cõi trong lục đạo

Kiến thức 16:00 24/11/2024

Ðức Phật đã bảo thế-giới của chúng ta đang ở có ngũ thú là: Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Bàng-sanh, Nhơn và Thiên. Các loài hữu-tình do tạo nghiệp lành nên được sanh về thiện thú, và bởi gây nhân dữ nên bị đọa vào ác đạo. Nhân duyên ấy như thế nào?

Xem thêm