Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 30/11/2020, 13:40 PM

Sự lạm dụng hình tượng Đức Phật

Phật Danh của Chư Phật và tôn ảnh, tượng Phật chính là Phật Bảo – Pháp Bảo, phải hết sức tôn kính mà thờ phụng và tu trì. Không được tùy tiện, lạm dụng Phật Bảo – Pháp Bảo cho bất kỳ việc gì khác mà chuốc nghiệp vào thân, sẽ khổ về sau, hối hận muộn màng.

Lạm dụng tôn ảnh Chư Phật, Chư Bồ Tát, Chư Hộ Pháp trong việc kinh doanh của các chủ cơ sở, doanh nghiệp sản xuất… Chẳng hạn, trên nhãn mác của các doanh nghiệp làm nhang, trầm hương… thì ngoài thông tin về thương hiệu, cơ sở sản xuất… còn có in hình Phật, Bồ Tát, hay Hộ Pháp đi kèm. Lẽ nào các vị ấy không biết rằng hình tượng Phật, Bồ Tát chỉ để tôn thờ trong chùa hay ở bàn thờ Phật tại gia mà qua đó, người con Phật sẽ nương theo tôn ảnh mà tầm về tự tánh, tu theo hạnh Phật, trưởng dưỡng tâm Bồ Đề?

Dùng tôn ảnh ngoài mục đích trên đều là lạm dụng, mang tội bất kính, phạm kỵ phải tránh. Do đó, quý doanh nghiệp lưu ý không sử dụng tôn ảnh Chư Phật, Chư Bồ Tát in trên nhãn mác thương hiệu của mình. Làm vậy tức giữ được lòng tôn kính đối với Chư Phật, Chư Bồ Tát, tâm đạo trên ngành nghề mình mưu sinh; lại giữ cho sự nghiệp kinh doanh của mình là chánh nghiệp và chánh mạng theo tinh thần Bát chánh đạo của nhà Phật, tránh vô tình tạo nghiệp bất kính vướng lụy vào thân. Còn quý Phật tử khi mua nhang về nếu thấy tôn ảnh Phật, Bồ Tát trên nhãn thì đừng theo thói quen xé, bỏ vào xọt rác không nên mà hãy cất giữ hoặc đốt đi, tuy nhiên xin lưu ý vừa đốt vừa niệm Phật.

Phật Danh của Chư Phật và tôn ảnh, tượng Phật chính là Phật Bảo – Pháp Bảo, phải hết sức tôn kính mà thờ phụng và tu trì.

Phật Danh của Chư Phật và tôn ảnh, tượng Phật chính là Phật Bảo – Pháp Bảo, phải hết sức tôn kính mà thờ phụng và tu trì.

Biểu tượng cao quý của Đức Phật bị lợi dụng

Tương tự như vậy với các băng rôn, cổng chào, đồng hồ, lịch treo tường, quả lễ… có in/khắc tôn ảnh Phật. Nhiều người thậm chí dùng tôn ảnh/tượng Phật (như Tổ Đạt Ma, Đức Quán Thế Âm…) để trang trí trong phòng ngủ vốn vô cùng bất tịnh… Hình tượng chư Phật, Bồ Tát chỉ để tôn kính phụng thờ mà thôi.

Bên cạnh đó, nhiều nơi còn in, khắc… tôn ảnh Đức Phật, Bồ Tát lên mặt dây chuyền, vòng đeo tay để làm trang sức trên người, tin rằng đeo vào sẽ được độ bình an. Họ nào biết rằng tấm thân tứ đại của chúng ta vốn vô cùng bất tịnh, hôi tanh, lại thường hay sinh hoạt ở những nơi xú uế như phòng tắm, nhà vệ sinh, phòng ngủ… thì việc mua bán trang sức có in/khắc tôn ảnh Phật, Bồ Tát chính là Tà mạng – Tà nghiệp tục hóa Chư Phật, phạm tội bất kính, ắt tự chuốc lấy khổ đọa sau này.

Nhiều trang thương mại điện tử đã rao bán những chậu trồng cây hình đầu Đức Phật.

Nhiều trang thương mại điện tử đã rao bán những chậu trồng cây hình đầu Đức Phật.

Nguy hiểm nhất là những người lợi dụng buôn thần bán thánh, trục lợi tâm linh

Thời gian gần đây, hiện tượng lạm dụng, lấy đầu tượng Phật làm chậu cây để trang trí như các sản phẩm mỹ thuật khác được bày bán trên nhiều trang thương mại điện tử khác. Đức Phật là bậc đáng kính, hình ảnh, tôn tượng của ngài là để cho chúng ta thờ phụng, tôn kính, cho nên hình tượng của Đức Phật luôn được đặt ở những nơi trang nghiêm và cao hơn cả đầu người. Hình, tượng của ngài không được đặt ở những nơi ô uế bởi vì tuy chỉ là hình tượng nhưng đó đã đại diện cho chính Đức Phật, một đấng giác ngộ vĩ đại tuyệt đối với trí tuệ và lòng từ bi vô hạn.

Là một Phật tử, ai cũng ý thức rõ điều này, nếu chúng ta đem hình ảnh Đức Phật vào những nơi ô uế và thiếu trang nghiêm thì quả báo không lành sẽ đến với chúng ta. Hình Phật, tượng Phật bất kể to nhỏ, đẹp xấu đều phải hết lòng kính thờ, đặt nơi trang nghiêm, người làm được như thế mới thật là có tâm kính Phật. Chẳng thà trong nhà không có hình Phật, tượng Phật, chỉ trong tâm niệm luôn hướng về Phật, nghĩ nhớ đến Phật mới gọi là thờ Phật trong tâm, chứ tuyệt đối không nên dùng tượng Phật, hình Phật vào những việc linh tinh, tạp nhạp của đời thường, đó là phạm tội bất kính Tam Bảo.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sự an lạc thanh tịnh của bậc đã đoạn tận lậu hoặc

Góc nhìn Phật tử 09:49 21/09/2024

Đức Phật luôn duy trì cuộc sống du phương trong suốt cuộc đời hành đạo của Ngài. Với cách giảng dạy này, người nghe, người học sẽ tiếp thu tốt hơn, hiểu pháp nhanh hơn và thực hành đạt kết quả hơn qua sự tiếp xúc trực tiếp với Ngài.

Nhờ niệm Phật đoàn người thoát nạn

Góc nhìn Phật tử 09:33 21/09/2024

Ngày xưa có đoàn người buôn bán/ Vào biển tìm đẳng bảo, trân châu/ Sá gì bão tố, nông sâu/ Thuyền bơi trong mộng sang giàu lênh đênh

Hoa sen trong đời sống Phật tử: Thanh tịnh giữa đời thường

Góc nhìn Phật tử 14:28 20/09/2024

Trong cuộc sống hàng ngày của người Phật tử, hình ảnh hoa sen luôn gắn liền với tâm hồn và con đường tu tập. Hoa sen không chỉ đẹp mà còn chứa đựng rất nhiều ý nghĩa sâu sắc, giống như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng về cách sống và tu dưỡng.

Kệ Quan Thế Âm

Góc nhìn Phật tử 14:02 20/09/2024

Quán Thế Âm Bồ Tát có rất nhiều nhân duyên với chúng sanh trong cõi Ta Bà này. Ngài lại đủ oai thần và phương tiện để cứu khổ, ban từ, ban bi cho muôn loài.

Xem thêm