Truyện ngắn 'Đánh cược'- Anton Chekhov
Trên cõi đời này, nhiều chuyện kinh thiên động địa, tiêu tan tài sản và sinh mệnh không phải vì chân lý đúng-sai mà chỉ vì tự ái. Tự ái là một trong những biểu hiện của “Sân” trong tam độc Tham-Sân-Si. Tự ái là 1 trạng thái xúc cảm nguy hiểm nhất. Người quá nhiều tự ái thường gây đổ vỡ trong cuộc đời.
Lúc bấy giờ là buổi tối mùa Thu. Người chủ ngân hàng già bước tới bước lui từ góc tường này tới góc tường kia, nhớ lại bữa tiệc mà ông khoản đãi khách cũng vào mùa thu cách đây mười lăm năm. Khách toàn là những người giỏi giang, khôn khéo. Họ nói chuyện vui vẻ. Trong những điều họ nói có đề cập tới án tử hình. Hầu như mọi người đều không tán thành án tử hình. Họ cho rằng án tử hình là hình thức trừng phạt lỗi thời và độc ác không thể chấp nhận được trong một xã hội gọi là văn minh.
Một số đòi phải thay ngay án tử hình bằng án tù chung thân. “Tôi không đồng ý,” người chủ nhà phản đối. “Theo tôi, án tử hình còn tử tế hơn là tù chung thân. Tử hình là chết ngay. Còn tù chung thân là chết từ từ. Cái nào sướng hơn? Chết ngay trong vòng vài giây hay kéo lê sự chết năm này qua tháng nọ?”
“Cái nào cũng khốn nạn cả,” một vị khách nói. “Mục đích của nó là lấy đi sự sống. Chính quyền không phải là Thượng Đế. Họ không có quyền lấy đi sự sống của con người. Họ không thể lấy đi cái gì mà họ không thể trả lại được.”
Trong số thực khách có một luật sư trẻ, khoảng hai mươi lăm tuổi. Ông ta nói, “Cả hai đều ác độc như nhau, nhưng nếu được chọn một trong hai tôi sẽ chọn án tù chung thân. Thà sống lây lất chút ít còn hơn là chết.”
“Thật điên khùng!” “Thật vậy đó!” “Điên khùng!” “Đúng vậy đó!” Người chủ ngân hàng, lúc bấy giờ còn trẻ hơn vị luật sư và nóng nảy hơn, mất hết bình tĩnh, nện tay xuống bàn rầm một cái, quay qua vị luật sư, nói lớn: “Chỉ nói dóc! Tôi cá hai triệu rúp là anh không chịu nổi cảnh tù đày đâu, dù chỉ năm năm thôi.”
“Anh không đùa chứ?” vị luật sư trẻ vặn lại.
Người chủ ngân hàng trẻ hăng hái gật đầu, mặt đỏ gay.“Tôi chấp nhận đánh cá với anh. Nhưng không phải năm năm mà mười lăm năm!”
Ông luật sư trẻ nói liền.“Mười lăm năm! Mười lăm năm!”
Người chủ ngân hàng trẻ cười lớn. Giờ thì ông ta cuồng nhiệt như thể người thắng cuộc. “Vậy là xong! Qúy vị đây là nhân chứng. Tôi cá 2 triệu rúp. Còn anh cá 15 năm mất tự do.”
Thế là cuộc cá cược điên khùng xảy ra. Lúc bấy giờ người chủ ngân hàng có quá nhiều tiền và mất hết tự chủ. Trong suốt bữa tiệc ông ta tiếp tục nói về vụ cá cược. Ông ta diễu cợt vị luật sư, “Hãy suy nghĩ lại đi ông bạn. Chưa trễ đâu. Hai triệu không thấm thía gì với tôi nhưng ông bạn mất ba hoặc bốn năm đẹp nhất của cuộc đời. Tôi muốn nói ba, bốn năm thôi chứ không phải mười lăm năm đâu. Ông bạn không chịu đựng nổi đâu. Cho ông bạn hay. Những năm tháng đó sẽ là uổng phí. Nếu ông bạn xin ra trước thời hạn mười lăm năm thì tôi sẽ không cho ông bạn một đồng xu nào cả. Hãy suy nghĩ cho kỹ. Nhà tù của tôi không có khóa, không có chấn song sắt. Ông bạn có thể bước ra bất cứ lúc nào. Ý nghĩ đó chắc hẳn không mấy tốt cho bạn. Bạn sẽ bước ra. Tôi biết chắc như vậy. Sớm muộn gì bạn cũng sẽ bước ra!”
***
Giờ thì người chủ ngân hàng bước tới bước lui từ góc tường này tới góc tường kia, nhớ lại tất cả và tự hỏi: “Tại sao mình lại cá cược như vậy? Có ích lợi gì đâu? Tay luật sư thì mất đi mười lăm năm của cuộc đời, còn mình thì ném đi hai triệu rúp. Hai người đều lỗi lầm trong vụ đánh cá này. Mình là kẻ giàu có điên khùng, còn tay luật sư là kẻ ham tiền.”
Ông ta tiếp tục nhớ lại những gì xảy ra sau bữa tiệc hôm đó. Cuộc cá cược quy định rằng “nhà tù” dành cho ông luật sư trẻ nằm ở góc vườn của chủ ngân hàng. Trong suốt mười lăm năm anh ta không được bước qua ngưỡng cửa của “nhà tù”, không được nhìn thấy con người và nghe tiếng nói của con người. Không được nhận thư và đọc báo. Nhạc cụ thì được phép đem vào. Anh ta có quyền đọc sách và viết thư. Cũng có thể đòi hỏi một vài thứ. Tất cả những yêu cầu phải đưa qua một cánh cửa đặc biệt rồi do nhân viên canh gác đưa vào. Tất cả những chi tiết nhỏ nhặt nhất của cuộc đánh cá đều được thảo luận và đồng ý. Thời gian ở tù bắt đầu từ trưa ngày 14 Tháng 11 năm 1870 và chấm dứt vào trưa ngày 14 Tháng 11 năm 1885. Ông luật sư trẻ không được vi phạm cam kết đã ký. Bất cứ hành động bỏ trốn hay “vượt ngục” nào dù chỉ hai phút thôi cũng khiến người chủ ngân hàng giải trừ trách nhiệm phải trả hai triệu rúp.
Trong năm tù đầu tiên, nhận xét qua vài hàng chữ mà ông luật sư trẻ gửi ra là năm đầy cô đơn và buồn bã. Từ góc vườn ngày đêm vọng ra tiếng đàn dương cầm. Ông ta đọc những truyện ngắn dễ bao gồm các đề tài tình yêu, tội ác và hài kịch. Năm tù thứ hai thì không còn nghe tiếng đàn dương cầm nữa. Ông luật sư trẻ yêu cầu cho lọai nhạc cổ điển. Vào năm thứ năm thì tiếng đàn lại vang lên. Nhìn qua lỗ nhỏ, nhân viên canh gác thấy ông luật sự trẻ ngáp liên miên, lảm nhảm nói chuyện rồi tức giận cả với chính mình. Giờ thì ông ta không còn đọc sách. Vào ban đêm, thỉnh thoảng ông ta ngồi viết. Viết rồi sáng hôm sau lại xé đi. Thỉnh thoảng có nghe tiếng ông ta khóc. Vào những tháng cuối của năm thứ sáu, ông ta say mê đọc về ngôn ngữ, triết học và lịch sử khiến ông chủ ngân hàng phải chật vật lắm mới kiếm đủ sách cho “người tù” của ông ta đọc.
Trong vòng bốn năm, khoảng 600 bộ sách đã phải chuyển vào theo yêu cầu. Kể từ sau năm thứ mười, ông ta chuyên đọc về Tân Ước rồi tiếp tục đọc về lịch sử tôn giáo. Vào hai năm cuối cùng, ông ta đọc rất nhiều, đủ mọi thứ. Ông ta thường yêu cầu sách nói về khoa học rồi thì Shakespeare. Những mảnh giấy gửi ra một lúc yêu cầu cả sách hóa học, tôn giáo và y khoa và cả tiểu thuyết nữa. Ông ta đọc như thể một người sắp chết đuối đang bơi trong trong một vùng biển đầy những mảnh ván vụn. Để sống còn, ông ta điên cuồng quớ hết mảnh nọ tới mảnh kia.
Người chủ ngân hàng nhớ lại tất cả và chợt nghĩ, “Ngày mai hắn ta sẽ được tự do. Theo giao kèo thì mình sẽ phải trả hắn hai triệu rúp. Nếu mình trả thì coi như trắng tay. Sự nghiệp vĩnh viễn tiêu tan.”
Mười lăm năm trước ông ta có quá nhiều tiền. Nhưng nay thì không biết nợ ông nhiều hơn hay tài sản của ông nhiều hơn. Ông đầu tư vào thị trường chứng khóan và thua lỗ. Công việc làm ăn thất bại. Một nhà doanh thương kiêu hãnh và không hề biết sợ là gì nay trở thành một người tầm thường và run lên với những lo lắng về tiền bạc.
“Cuộc đánh cá khốn nạn!” người chủ ngân hàng già lẩm bẩm. "Sao thằng luật sư đó không chết đi? Hắn mới có bốn mươi tuổi. Hắn sẽ ôm hết tiền bạc của mình. Rồi hắn sẽ lấy vợ và sống đời sống hạnh phúc. Còn mình, trông giống như một tên ăn mày thèm khát trước mắt hắn. Rồi hắn sẽ nói ‘Để tôi giúp bạn. Cuối cùng thì tôi đạt được hạnh phúc là nhờ tiền bạc của bạn.’
"Thật tủi hổ! Đổ vỡ và tủi hổ,” người chủ ngân hàng tiếp tục lẩm bẩm. “Không! Quá lắm. Quá đáng cho bất cứ ai. Mình phải thóat cảnh đổ vỡ và tủi hổ này cho dù hắn có phải chết - cho dù hắn có phải chết!”
Đồng hồ điểm ba giờ. Người chủ ngân hàng đứng và lắng nghe. Trong nhà mọi người đang say ngủ và ông ta có thể nghe được cả tiếng của những hàng cây băng giá đang than van ngoài cửa sổ. Ông ta khoác vội chiếc áo pa-đờ-suy rồi bước ra ngoài.
Khu vườn tối và lạnh. Lúc này trời đang đổ mưa. Luồng gió lạnh dường như giằng kéo với hàng cây xào xạc. Tới góc của khu vườn ông ta lên tiếng gọi người canh gác. Không có tiếng trả lời. “Tốt lắm,” người chủ ngân hàng nghĩ thầm. Hiển nhiên là nhân viên canh gác đã bỏ đi chỗ khác vì thời tiết xấu. Có thể anh ta đang ngủ ở trong nhà bếp hoặc nhà ươm cây.
“Nếu mình có giết thằng cha luật sư này thì người ta sẽ nghi cho nhân viên canh gác làm chuyện đó,” người chủ ngân hàng thầm nghĩ.
Trong bóng tối ông ta lần mò tìm cánh cửa. Cửa mở không một tiếng động. Trong phòng giam của người tù tỏa một luồng ánh sáng lờ mờ từ một ngọn nến. Ông luật sư đang ngồi cạnh bàn. Dưới luồng ánh sáng chập chờn của ngọn nến, ông chủ ngân hàng ta chỉ nhìn thấy lưng, tóc và tay của người tù. Trên mặt thảm, trên mặt bàn và hai cái ghế những cuốn sách đọc dở dang nằm vương vãi. Năm phút trôi qua, người tù vẫn ngồi bất động. “Có thể hắn đang ngủ”, người chủ ngân hàng thầm nghĩ.
Ông ta bước tới. Trước mắt ông ta, ngồi cạnh bàn không phải là hình hài của một con người bình thường. Đó là một bộ xương, da lõm vào, tóc uốn cong và dài như tóc đàn bà, râu ria bờm xờm. Khuôn mặt vàng bệt, má hóp. Đôi bàn tay dài thượt, ốm tong teo nhìn phát sợ. Tóc ông ta pha màu xám bạc khiến không một ai nhìn thấy mà nghĩ rằng ông ta chỉ mới bốn mươi tuổi. Trên mặt bàn, trước cái đầu gục xuống là một tờ giấy với những hàng chữ viết tay nhỏ xíu.
“Thật khốn nạn cho hắn,” người chủ ngân hàng lầm bầm. “Hắn đang ngủ và có thể đang mơ thấy hai triệu rúp. Mình chỉ cần quăng cái thân hình chết dở này lên giường rồi đè cái gối lên mặt hắn vài phút là hắn chết ngộp. Nhưng trước hết hãy đọc thử xem hắn viết gì.”
Mắt người chủ ngân hàng chiếu vào tờ giấy: "Ngày mai vào buổi trưa tôi sẽ trở lại với tự do. Nhưng trước khi rời căn phòng này tôi muốn nói với bạn đôi lời. Lương tâm tôi thanh thản và tôi đứng trước mặt Thượng Đế và Thượng Đế nhìn tôi. Tôi nói thẳng với bạn rằng tôi coi khinh tất cả những cuốn sách bạn chuyển cho tôi gọi là hạnh phúc của loài người. Trong mười lăm năm tôi đã nghiên cứu về cuộc sống rất trần tục.
Trong những cuốn sách của bạn tôi đã đi săn nai và ca hát nghêu ngao. Trong những cuốn sách của bạn tôi đã leo lên đỉnh Mt. Blanc. Từ đó tôi đã ngắm nhìn mặt trời mọc vào buổi sáng. Trong những cuốn sách của bạn tôi đã làm những phép màu, thiêu rụi cả những thành phố, truyền bá những tôn giáo mới, chinh phục cả hoàn cầu... Những sách của bạn đã cho tôi trí tuệ. Tôi biết rằng tôi thông thái hơn tất cả các bạn. Bạn thật điên dại và đi sai đường. Bạn thờ phượng hình vật chứ không tôn thờ những ý tưởng. Bạn lấy sai lầm làm sự thực, lấy cái xấu làm cái đẹp. Tôi kinh ngạc vì bạn. Bạn đã đổi cả cung trời để lấy quả đất trần tục này. Tôi thực tình không muốn tìm hiểu về bạn.
Tôi cho bạn biết tôi coi khinh cách mà bạn đang kiếm sống, tôi không thèm hai triệu rúp mà trước đây tôi rất muốn. Tiền của bạn có mua được trí tuệ không? Không. Vì thế tôi sẽ ra khỏi nơi này năm phút trước kỳ hẹn vào trưa mai. Như thế là tôi đã vi phạm giao ước."
Khi đọc xong tờ giấy, người chủ ngân hàng già hôn lên đầu con người thật kỳ lạ. Ông ta bật khóc rồi bước ra ngoài. Chưa bao giờ, kể cả khi thua lỗ trên thị trường chứng khoán, ông ta lại thấy thù ghét mình như vậy. Trở lại căn phòng ông ta nằm xuống giường. Những giọt nước mắt tội lỗi làm cho ông ta lâu lắm mới có thể thiếp đi vào giấc ngủ. Sáng hôm sau ông ta thức dậy rất trễ. Vào buổi trưa nhân viên canh gác chạy đến báo cho biết người tù đã bỏ trốn. Người tù đã ra khỏi vườn, đi tới cổng rồi biến mất.
Người chủ ngân hàng cùng nhân viên canh gác lập tức đi tới góc vườn. Đúng vậy, người tù không còn đó nữa. Để tránh những lời bàn tán ông ta nhặt tờ giấy ở trên bàn. Ông ta gấp đôi lại và khi trở lại phòng ông ta cất kỹ vào trong tủ sắt an toàn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Người đàn ông 10 tháng đau đớn vì ung thư, mỉm cười ra đi sau hơn 1 giờ hộ niệm
Phật giáo và người trẻ 16:45 25/11/2024Khi vừa hộ niệm được chừng mấy chục phút, chú Thu bỗng nhiên giơ hai ngón tay lên và nói với mọi người rằng mình sẽ ra đi vào lúc 2h chiều. Tiếp tục hộ niệm tới khoảng 2h kém 15p thì chú ấy tắt thở ra đi một cách rất nhẹ nhàng.
Sự oán hận của vong hồn thai nhi
Phật giáo và người trẻ 20:00 19/11/2024Theo đạo Phật thì ngay từ khi bắt đầu thụ thai, ý thức, thần thức đã xâm nhập vào bào thai. Bào thai đã là một mầm sống, là một sinh linh cần được nâng niu, bảo vệ.
Đi chùa sám hối?
Phật giáo và người trẻ 08:45 15/11/2024Mưa, Long ngồi trên chiếc võng trước cửa nhà, mắt nhìn ra cổng. Chiều nay, Long có hẹn với bạn gái, hai người sẽ đi chùa sám hối. Đó là thói quen mà mỗi tháng hai lần Long cùng với bạn gái đến chùa Vạn Đức.
Quỹ Vicaris gieo hạt hiểu thương đến 2 học sinh ở Gò Quao
Phật giáo và người trẻ 12:05 10/11/2024Quỹ Bảo trợ giáo dục Vicaris vừa bảo trợ 2 học sinh ở huyện Gò Quao, Kiên Giang - Đại đức Thích Tuệ Đạt, Ủy viên Ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, chủ nhiệm Quỹ thông tin với Phatgiao.org.vn.
Xem thêm