Thứ tư, 16/01/2019, 08:00 AM

Cơ duyên để bộ phim Cuộc đời Đức Phật Thích Ca ra đời

Bộ phim "Cuộc đời Đức Phật Thích Ca" (Buddha) do nhà tỷ phú Modi người Ấn sản xuất, có thể nói đã bắt nguồn từ việc ông được đọc cuốn sách "Đường xưa mây trắng" của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, vào đầu thiên kỷ 2000.

>Những giáo lý Phật giáo đáng suy ngẫm

Đây là bộ phim về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ đản sanh đến niết bàn được đầu tư công phu và chất lượng nhất hiện nay do nhà tỷ phú người Ấn Độ B.K. Modi đầu hơn 120 triệu đô la Mỹ.

Bài liên quan

Sau khi biết tác giả Thích Nhất Hạnh vẫn còn tại thế, ông Modi đã liên lạc với nhà xuất bản Paralax lấy địa chỉ và gửi một luật sư tới Làng Mai (miền Tây Nam nước Pháp) để thương thuyết về bản quyền. Thiền sư Nhất Hạnh từ chối không thảo luật những con số từ nửa triệu mỹ kim được đưa ra, nhưng tỏ ý muốn gặp người làm phim. Vì vậy ông Modi đã đến gặp thầy Thích Nhất Hạnh trong ba ngày, từ 27 tới 29 tháng 3, năm 2006. Sau cuộc gặp gỡ, Thiền sư Nhất Hạnh tỏ ý muốn cúng dường chư Phật, không lấy tác quyền, chỉ đề nghị ông tặng một phần tiền thu lợi (1%) giúp cho các trẻ em đói khổ của xứ Ấn. Hiểu và cảm thông sâu xa được tâm nguyện này ông Modi rất cảm động, nên đã xin được góp thêm 1% nữa vào quỹ từ thiện cho trẻ em Việt Nam và các nước khác.

Phóng viên Tiểu Ký đã viết trong nhật báo Người Việt:

“ Thiền sư Nhất Hạnh ký hợp đồng phim “Đường xưa mây trắng” mà không lấy tiền bản quyền!

“Nhiều người rất ngạc nhiên khi thấy báo chí loan tin về đại hội điện ảnh Cannes (Pháp quốc), ngày 23 tháng 5, 2006 có đăng hình thiền sư Nhất Hạnh và các vị đệ tử đứng tươi cười, chụp hình cùng ông Modi và phụ tá của ông. Tăng đoàn đã được mời tới Cannes trong buổi công bố việc ký kết hợp đồng cho phép làm phim về cuộc đời đức Phật dựa trên cuốn Đường Xưa Mây Trắng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Cuốn phim sẽ do một nhà tư bản Ấn Độ, ông Bhupendra Kumar Modi bỏ vốn. Nhưng chưa có báo nào nói về hợp đồng lạ lùng giữa Thiền sư Nhất Hạnh và nhà đầu tư B.K Modi, vì tác giả không lấy tiền bản quyền.

Ngày 23-5-2006, tại Đại hội Điện ảnh Cannes (Pháp), Ban tổ chức đã đón phái đoàn Phật giáo do Thiền sư Thích Nhất Hạnh dẫn đầu tới tham dự đại hội và ký hợp đồng đặc biệt, cũng như họp báo công bố dự án làm phim trên.

Tác giả Đường xưa mây trắng sẽ không nhận tiền bản quyền mà chỉ có một mong ước (có lẽ duy nhất trong lịch sử điện ảnh thế giới): từ nhà tài trợ, đến giám đốc sản xuất, nhà đạo diễn, người viết phim, quay phim, phân cảnh cho tới các tài tử… nên tham dự một khóa tu tập cùng Thiền sư và Tăng thân làng Mai.

Mong ước của Thiền sư là tất cả những người tham gia vào bộ phim có thể đi, đứng, nằm, ngồi, nói, cười trong chánh niệm và đạt được những trạng thái của yêu thương và hiểu biết. Như vậy, khi đóng vai Đức Phật hay các nhân vật chung quanh Ngài, các tài tử có thể thực hiện “vai diễn” của mình như những người có uy nghi, chánh niệm tỉnh giác và lòng từ ái thực sự. Nhà tài trợ Modi đã rất đồng ý với Thiền sư về điểm này.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh gặp gỡ ông Modi tại Đại hội Điện ảnh Cannes (Pháp). Ảnh: Internet

Thiền sư Thích Nhất Hạnh gặp gỡ ông Modi tại Đại hội Điện ảnh Cannes (Pháp). Ảnh: Internet

Bài liên quan

Ông Modi tuyên bố với báo chí trong đại hội điện ảnh Cannes: “Sau gần hai mươi năm chờ đợi tìm cốt chuyện hay về đức Phật, nay ông mới có thể thực hiện mộng ước của mình. Tuy theo Ấn Độ giáo nhưng ông Modi rất phục Bụt Thích Ca, là nhân vật có thật trong lịch sử, một đại sư vô cùng tôn kính của xứ Ấn. Ông đã từng được nhiều nhà Phật học danh tiếng đề nghị các văn bản viết về đời đức Phật theo truyền thống Nam tông có, Bắc tông có, nhưng cho tới nay, ông mới tìm được cuốn sách hay nhất, đó là cuốn Đường Xưa Mây Trắng. Ông Modi cho biết là công việc làm phim về cả cuộc đời đức Phật, tóm gọn trong 2 giờ đồng hồ, là chuyện vô cùng khó khăn. Nhưng ông có quyết tâm muốn làm nên hy vọng sẽ ra phim mắt tại đại hội điện ảnh Cannes năm 2008”.

Thế nhưng vì không đầy đủ nhân duyên và có thể vì không đáp ứng được yêu cầu “tu tập” của thiền sư Nhất Hạnh, nên bộ phim không được thực hiện như ông Modi dự tính. Trong 54 tập phim mới sản xuất đây, ông Modi không làm phim theo câu chuyện Đường xưa mây trắng nữa, mà ông đã kể chuyện cuộc đời Buddha theo thứ tự thời gian từ khi sinh ra tới lúc nhập diệt. Đồng thời ông đã đưa vào phim nhiều cảnh bạo động (như thái tử Tất Đạt Đa đánh nhau với Đề Bà Đạt Đa, các cảnh đâm chém trong chiến tranh, cùng nhiều cảnh trong các âm mưu của người em họ muốn ám hại Thái tử),…

Ông Modi đã dùng rất nhiều chi tiết trong cuốn sách cho vào phim, nhất cà các chương sách tả diễn tả giấc mơ kỳ lạ và tâm tư của Thái tử Tất Đạt Đa, khi ngắm nhìn chiếc lá mà Giác Ngộ về toàn thể vũ trụ,… chi tiết các trẻ em xin gọi Thái tử là Bụt (Bud – Buddha)  khi chúng gặp được con người mới Giác Ngộ đạo Tỉnh thức, ngay trong buổi sáng ngài đắc đạo,...

Chi tiết đức Phật sau ngày thành đạo đã dạy chú bé chăn trâu và cô gái tặng sữa cho ngài về cách ăn quýt trong chánh niệm là một chi tiết độc đáo của cuốn Đường Xưa Mây Trắng, do thiền sư Nhất Hạnh sáng tạo. Bài dạy ăn quýt một cách có ý thức đã được thiền sư viết trong cuốn “Phép lạ của sự tỉnh thức” (Lá Bối 1975), hiện nay lan truyền trong hầu hết các sách Tâm Lý học của Âu Mỹ, khi họ nói tới chuyện sống tỉnh thức để chữa bệnh. Một số tác giả Tây phương biến đổi bài học ăn quýt này thành ra bài học ăn trái nho khô, hay ăn cam, ăn táo,…

Bộ phim Đức Phật (Buddha) do nhà tỷ phú Modi người Ấn sản xuất, có thể nói đã bắt nguồn từ việc ông được đọc cuốn truyện Đường Xưa Mây trắng của Thiền sư Nhất Hạnh, vào đầu thiên kỷ 2000. Ảnh: Internet

Bộ phim Đức Phật (Buddha) do nhà tỷ phú Modi người Ấn sản xuất, có thể nói đã bắt nguồn từ việc ông được đọc cuốn truyện Đường Xưa Mây trắng của Thiền sư Nhất Hạnh, vào đầu thiên kỷ 2000. Ảnh: Internet

Chỉ tiếc cho ông Modi, nay làm bộ phim 54 tập cho TV Ấn Độ, ông đã không một lần nhắc tới cuốn sách Đường xưa mây trắng hay tác giả Nhất Hạnh, khi nói về công trình do ông sản xuất. Cố tình quên đi nguồn cảm hứng ban đầu và vẫn dùng rất nhiều chi tiết trong sách Đường xưa mây trắng, ông Modi có lẽ sẽ “mang một món nợ” đối với tác giả. Nhưng chúng tôi nghĩ, thiền sư Nhất Hạnh khi biết chuyện này, cũng sẽ mỉm cười khuyên học trò, như khi xưa, họ “mách” thầy về những cuốn sách in lậu, không xin phép của nhiều nhà xuất bản vô danh, trong hai thập niên 1980 và 1990 “Đừng bận tâm những chuyện đó con à, giáo pháp của Bụt được loan truyền rộng rãi là điều đáng vui mừng rồi.”  

Bài liên quan

Để đọc giả biết thêm về câu chuyện Đường xưa mây trắng và chuyện ông Modi dự tính làm phim Buddha, chúng tôi xin đăng lại một đoạn mà  báo chí quốc tế nói về ông năm 2006 như sau:

“Ông đã tổ chức nhiều hội luận khắp thế giới về Hòa Bình, Chân Lý, Từ Bi và Bất Hại. Modi được đức Đạt Lai Lạt Ma coi là một người bạn tốt của ngài. Dự án cuốn phim về đời đức Phật, theo cuốn Đường xưa mây trắng đã được ngài ban phép lành, và ngài sẽ có mặt tại Hollywood vào ngày 11 tháng 9 năm nay (2006), khi cuốn phim về Đường xưa mây trắng chính thức được khởi công.

Ông Modi tuyên bố với báo Hollywood Reporter: “Sau nhiều năm nuôi ý làm cuốn phim về Buddha, nay tôi mới có thể thực hiện mộng ước của mình. Tôi tìm được cuốn Đường Xưa Mây Trắng từ hai năm qua, cuốn sách này đã thay đổi đời tôi và nay tôi nghĩ, phải chia sẻ niềm hạnh phúc của tôi với cả thế giới.” Được biết cuốn phim này sẽ nhắm vào lớp khán giả 15 đến 25 tuổi. Đây là lần đầu tiên ông bỏ vốn làm phim và ông đã sang ở Hollywood, lập một công ty, Buddha Films.

Thiền sư Nhất Hạnh nói với báo chí: “Bụt có thể không vui vì đã bị thần thoại hóa quá nhiều trong những thế kỷ qua. Cuốn phim này có thể giúp ngài trở lại hình ảnh một Con Người như chúng ta.”

Đường xưa mây trắng là cuốn sách kể chuyện đời đức Phật Thích Ca qua con mắt của chú bé chăn trâu Svasti, sau xuất gia, trở thành một vị đệ tử của Phật. Đó là chú bé cúng dường cỏ bồ đề cho sa môn Tất Đạt Đa tĩnh tọa suốt 49 ngày trước khi thành đạo. Ảnh: Internet

Đường xưa mây trắng là cuốn sách kể chuyện đời đức Phật Thích Ca qua con mắt của chú bé chăn trâu Svasti, sau xuất gia, trở thành một vị đệ tử của Phật. Đó là chú bé cúng dường cỏ bồ đề cho sa môn Tất Đạt Đa tĩnh tọa suốt 49 ngày trước khi thành đạo. Ảnh: Internet

Bài liên quan

Đường xưa mây trắng là cuốn sách kể chuyện đời đức Phật Thích Ca qua con mắt của chú bé chăn trâu Svasti, sau xuất gia, trở thành một vị đệ tử của Phật. Đó là chú bé cúng dường cỏ bồ đề cho sa môn Tất Đạt Đa tĩnh tọa suốt 49 ngày trước khi thành đạo. 

Đường xưa mây trắng bản tiếng Việt đến với bạn đọc vào năm 1988, đến nay, tác phẩm này đã được dịch ra bằng hơn 20 ngôn ngữ khác nhau và nhanh chóng trở thành cuốn sách bán chạy nhất tại châu Âu, Bắc Mỹ và nhiều nuớc châu Á khác.

Tờ báo chuyên điểm sách Library Journal viết: “Đó là cuốn sách mà tác giả viết bằng trái tim. Với các nguồn tài liệu quan trọng (tiếng Phạn, tiếng Hán), và với văn phong mới mẻ đầy chất thơ, cuốn sách kể về cuộc đời Đức Phật sẽ làm say mê mọi tầng lớp độc giả”. 

Nhà phê bình Paul Williams (Mỹ), trong bài giới thiệu những cuốn sách hàng đầu của thế kỷ XX, đã kể tên cuốn Đường xưa mây trắng vào hàng 12 trong số 40 cuốn. Ông viết: “Suốt tác phẩm là một thiên anh hùng ca tỏ bày lòng ngưỡng mộ chân thành trước một lối sống đầy những hành vi và mục đích cao cả. Đọc xong cuốn sách, tôi cảm thấy bị thu hút mãnh liệt bởi nhân cách vĩ đại của Đức Phật…”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?

Kiến thức 09:15 04/12/2024

Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.

Xem thêm