Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 15/04/2023, 14:15 PM

Truyền thống xe hoa rước Phật trong đại lễ Phật đản có từ thời nào?

Hỏi: Xin cho biết truyền thống Xe hoa rước Phật trong Đại lễ Phật đản có từ thời nào? Hình thức và quy mô ở các nước, mỗi thời kỳ ra sao?

Chúng ta đều biết Thái tử Tất Đạt Đa đản sinh tại vườn Lâm Tỳ Ni. Sau khi đản sinh, đoàn xa giá được lệnh hồi cung, đưa Thái tử sơ sinh từ Lâm Tỳ Ni trở về thành Ca Tỳ La Vệ. Sự kiện lịch sử này về sau được hàng đệ tử Phật tái hiện để tưởng niệm trong Đại lễ Phật đản, gọi là Lễ hội rước Phật.

Tại Ấn Độ, cứ các sử liệu Phật giáo thì từ thời A Dục vương (thế kỷ thứ 3 trước TL), việc tổ chức rước Phật trong ngày Phật đản đã rất thịnh hành. Ngự chỉ số Bốn, được các nhà khảo cổ tìm thấy ở Kandahar ghi lời vua A Dục truyền dạy dân chúng vào ngày lễ Đản sanh mỗi năm phải tổ chức trọng thể, thiết lập lễ hội rước Phật.Theo Pháp Hiển Cao Tăng Truyện (Phật Quốc Ký), Tây du Ấn Độ khoảng 16 năm (399-414 TL), khi đến nước Vu Điền (Khotan), lễ rước Phật ở nước này bắt đầu từ mùng Một cho đến hết tháng Tư. Lễ rước rất long trọng, xe kiệu nghinh Phật sơ sinh cao hơn 3 truợng, trang hoàng lộng lẫy, đích thân quốc vương và hoàng hậu nghinh giá. Tại Ma Kiệt Đà (Maghada), lễ rước tượng Phật lại càng long trọng hơn, có đến 20 cỗ xe trang hoàng bằng bảy báu được thiết kế theo hình tháp, bên trong thờ Phật diễu hành trong kinh đô cùng với sự tưng bừng của những hội diễn kịch nhạc, treo đèn, kết hoa cúng dường.

T.Ư GHPGVN ban hành thông bạch về hướng dẫn tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2567

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Sách Đại Đường Tây Vực Ký của ngài Huyền Trang chép, lễ rước Phật được tổ chức tại nước Dao Tần (Kucha) cực kỳ hoành tráng, có đến 1000 xe hoa nghinh Phật sơ sinh diễu hành để toàn thể dân chúng được chiêm ngưỡng và lễ bái Phật.

Ở Trung Quốc, lễ rước Phật cũng rất thịnh hành. Theo sách Pháp Uyển Châu Lâm, vào thời Đông Tấn (318- 420) đã đúc 5 tượng đồng Phật sơ sinh để nghinh thờ trong lễ rước Phật. Thời Nam Bắc triều, Thái Võ đế nhà Nguỵ (408-452) đã có chỉ thiết lễ rước kiệu Phật. Chính vua và hoàng hậu rải hoa cúng dường đoàn xe kiệu rước Phật sơ sinh. Theo sách Phật Tổ Thống Ký, Hiếu Võ đế nhà Tây Ngụy (467-499) hạ chỉ vào ngày Đản sanh, các ngôi chùa lớn ở Lạc Dương phải trần thiết xe kiệu rước Phật vào cung đình đồng thời chiếu chỉ quy định mỗi năm phải thiết lễ Phật đản long trọng như thế. Không khí lễ hội trong ngày Phật đản thật hùng vĩ và tưng bừng, sách Lạc Dương Gìa Lam Ký chép: “Ngày Phật đản, hoa vàng ngời sáng như ánh dương, lọng hoa lợp kín như mây phủ, cờ phướn giăng lên như rừng cây, trầm hương xông lên dày đặc như sương phủ, tiếng kinh và tiếng nhạc rung chuyển cả đất trời”. Đặc biệt vào thời Đường, Phật giáo hưng thịnh nên lễ rước Phật vô cùng to lớn, linh đình. Sách Phật Tổ Thống Ký ghi lại những cuộc lễ rước Phật hàng năm dân chúng tham gia đông, tưng bừng và náo nhiệt đến nỗi không thể giữ được trật tự, lắm khi thành hỗn loạn.

Tại Nhật Bản, từ thời Thánh Đức (574-622) lễ Phật đản đã thịnh hành. Ngoài việc trần thiết xe kiệu rước Phật, các chùa còn tổ chức phát chẩn và đặc biệt là kết hoa cúng Phật. Ngày nay, ngày Đản sanh đã trở thành lễ hội Cắm Hoa, còn gọi là lễ Hoa.Ở nước ta, từ thời Lý – Trần, lễ rước Phật và lễ “tắm Phật” (một nghi thức quan trọng của Đại lễ Phật đản) được vua quan và dân chúng rất mực quan tâm và được tổ chức trọng thể. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư 3 tờ 15a3-7, cho biết vua Lý Nhân Tông “Sau khi xây dựng, trùng tu chùa Diên Hựu (chùa Một Cột), hàng tháng cứ đến ngày rằm mùng một và ngày mùng tám tháng tư (Phật đản) xa giá ngự đến, đặt lễ cầu an, bày nghi thức tắm Phật, hàng năm làm lệ thường”. Ngoài ra, thời bấy giờ còn có tập tục nghinh rước Phật Pháp Vân cũng rất linh đình. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư 4 tờ 20b9-2 chép, đích thân vua Lý Cao Tông đến chùa Pháp Vân nghinh rước Phật Pháp Vân về chùa báo Thiên để làm lễ cầu mưa. Tập tục này được duy trì đến đầu thời Hậu Lê.

Như vậy, lễ rước Phật sơ sinh trong Đại lễ Phật đản khởi nguyên từ rất xa xưa, có truyền thống lâu đời và không thể thiếu trong sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh của Phật giáo. Vì thế, tổ chức xe hoa rước Phật trong Đại lễ Phật đản hàng năm để tưởng niệm Đức Bổn Sư, duy trì nét đẹp văn hoá tâm linh Phật giáo là trọng trách của tất cả những người con Phật.

Điều đáng tiếc nhất là Phật giáo TP.HCM mấy năm gần đây đã không còn duy trì truyền thống làm xe hoa rước Phật cúng dường trong mùa Phật đản, một tổn thất to lớn không đáng có mà vẫn hiện hữu. Không biết đến khi nào Tăng Ni và Phật tử cùng nhân dân Sài Gòn - TP.HCM được chiêm ngưỡng xe hoa rước Phật, lễ bái Phật Đản sinh trong nhà và cả ngoài phố.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hóa giải ác mộng

Hỏi - Đáp 19:40 04/11/2024

Hỏi: Hiện tôi có chút vướng mắc là thường xuyên gặp ác mộng, mỗi lần như vậy thì thân thể mệt mỏi, tâm tư khá bất an và lo sợ. Mong được hướng dẫn cách thức tu tập thế nào để chuyển hóa những ác mộng đó?

Ngồi thiền có bị vong nhập?

Hỏi - Đáp 17:45 02/11/2024

Tôi có tham gia một khóa thiền 10 ngày. Trong thời gian ngồi thiền, có lúc tôi cảm thấy hơi thở của mình trở nên nặng nhọc, khó thở. Có lúc tôi thấy cơ thể mình có hiện tượng lắc lư nhẹ theo hướng ngả về trước hoặc sau. Xin hỏi, các hiện tượng đó xảy ra trong lúc ngồi thiền có bình thường không?

Bạn phải là người đủ đầy trước

Hỏi - Đáp 10:36 01/11/2024

Hỏi: Thầy ơi, tại sao mối quan hệ của con với người yêu luôn căng thẳng, mâu thuẫn và ngột ngạt. Mà chia tay người ấy thì con cảm thấy cô đơn. Thầy giúp con với!

Người Phật tử không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó?

Hỏi - Đáp 08:30 31/10/2024

Hỏi: Có phải những người theo Đạo Phật (Phật tử) thì phải ăn chay, không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó? Xin hỏi quan niệm này xuất xứ từ đâu?

Xem thêm