Đới nghiệp vãng sanh có mâu thuẫn với luật nhân quả?
Hỏi: Một đời gây tạo đủ các nghiệp ác, nhưng lúc lâm chung thật lòng sám hối, niệm Phật có thể được “Đới nghiệp vãng sanh” về Tây phương Tịnh độ, thoát khỏi mọi đau khổ, hiện tượng này phải chăng nó mâu thuẫn và trái với luật nhân quả?

Ảnh minh họa.
Đáp:
Xin thưa với quý vị, chẳng có mâu thuẫn. Những nghi hoặc của bạn là vì bạn chưa có nghiên cứu và đọc kỹ, trong kinh Phật và các bậc Tổ sư đã nói.
Bởi vì cõi Tây phương Cực lạc là một thế giới do công đức và lòng từ bi của chư Phật mà thành tựu một thế giới thanh tịnh, với bi nguyện của chư Phật, muốn cứu vớt hết tất cả những khổ nghiệp chúng sanh về nơi quốc độ của Ngài.
Đây là một thế giới thuần thiện, nơi đó, toàn là những bậc Thánh tăng, Bồ tát, La hán, cho nên bất cứ ai sanh về cõi này, thì sống trong môi trường tốt đẹp với các bậc thánh như vậy, không một ác duyên nào, nói khác đi, chung quanh đều là thiện tri thức, chẳng có bạn ác đến dụ dỗ hoặc đến quấy nhiểu bạn.
Với môi trường tốt đẹp như thế, giúp cho chúng ta nhanh dứt trừ các việc ác, tu tập nhanh thành tựu quả vị. Dù người tạo nghiệp ác, nhưng biết thức tỉnh, ăn năn sám hối, quyết lòng niệm Phật, họ vẫn được Phật tiếp dẫn về Tây phương, và mang theo nghiệp cũ đó về cõi Phật.
Ta gọi là “Đới nghiệp” là mang theo cái ác nhơn cũ đó về Tây phương, ở đó chẳng có ác duyên bên ngoài, thì các chủng tử xấu ác bên trong không thể hiện hành được. Bởi vì thế giới Tây phương Cực lạc là thuần thiện. Do gặp môi trường tốt, nên các nhân thiện và duyên thiện huân tập vào trong tạng thức của chúng ta, nên việc tu hành rất nhanh thành tựu đạo quả. Đạo lý là ở chỗ này. Nó vẫn là nhơn quả, nói về lý luận nhân quả, nhất định chẳng có trái nghịch và mâu thuẫn nhau.
Tuy nhiên, người thật lòng sám hối là hi hữu và tốt đẹp vô cùng. Được như vậy thì mười phương chư Phật đều khen ngợi, tán thán. Chúng ta hiện nay biết được đạo lý này thì bây giờ phải thật lòng sám hối, không những trong tương lai mình vãng sanh, mà ngay trong đời sống hiện tại càng tăng thêm nhân cách của mình. Người có chí khí phải nỗ lực cố gắng vươn lên!
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Lần thứ hai Ma Vương tìm cách phá hoại Bồ Tát Sĩ Đạt Ta ra sao?
Hỏi - Đáp
Hỏi: Lần thứ hai Ma Vương đã tìm cách phá hoại Bồ Tát Sĩ Đạt Ta ra sao?

Bản kinh ngắn, dễ hiểu dành cho Phật tử tụng kinh cầu an đầu năm
Hỏi - Đáp
Hỏi: Tôi muốn tụng kinh cầu an đầu năm tại tư gia để cầu nguyện gia đạo an lành. Tuy nhiên vì không có nhiều thời gian cũng như không rành rẽ các pháp thức kinh kệ nên tôi chỉ muốn tụng đọc bình thường những bản kinh ngắn, dễ hiểu, dễ thực hành.

Vì sao đầu năm cầu an cần tụng kinh, niệm Phật Dược Sư?
Hỏi - Đáp
Vì sao đầu năm các chùa thường tụng kinh Dược Sư để cầu an? Tôi muốn trì niệm danh hiệu Phật Dược Sư để được gia hộ. Xin cho biết nên trì niệm danh hiệu nào vì Phật Dược Sư có nhiều danh hiệu và ý nghĩa của danh hiệu cùng công năng của việc trì niệm Phật Dược Sư.

Vào chùa nên đi lối nào và đứng ở đâu để khấn nguyện?
Hỏi - Đáp
Vấn: Xin thầy cho con biết vào chùa con nên quỳ hoặc đứng ở đâu là đúng nhất khi thắp nhang và khấn nguyện? Vào chùa con nên đi cửa nào vào là đúng? Có bạn bảo là không được đi bằng cửa chính vì chỉ dành cho các thầy hay để cử hành lễ nhưng nếu chùa có một cửa thì phải làm sao?
Xem thêm