Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 29/08/2014, 14:38 PM

TT.Thích Chân Quang chia sẻ "Hiểu mình, hiểu đời để kinh doanh thành công"

Chiều ngày 23/08/2014 tại tại Hội trường tầng một khách sạn Sherwood Recidency (127 Pasteur, Q.3, Tp.HCM), TT.Thích Chân Quang – Phó ban Kinh tế Tài chính T.Ư GHPGVN đã chia sẻ đề tài “HIỂU MÌNH, HIỂU ĐỜI ĐỂ KINH DOANH THÀNH CÔNG”, do nhà hàng chay Manala và Công ty Truyền thông Mani Media tổ chức vào mỗi chiều thứ Bảy cách tuần của tháng. 

Đây là lần thứ hai Thượng tọa đến chia sẻ đạo lý với thính chúng trong chương trình Chất Lượng Cuộc Sống. Qua đề tài trên, Thượng tọa đã gợi ra một hướng đi trong thời kỳ khủng hoảng để giúp các doanh nghiệp có thể phát triển bền vững hay các nhà lãnh đạo có thể tìm kiếm được chiến lược để đưa đơn vị mình ngày một lớn mạnh. Hoặc có doanh nghiệp cần tìm một lối thoát cho những khó khăn hiện tại để tiến đến thành công. 

Buổi nói chuyện của Thượng tọa có sự tham dự của Chư tôn đức tăng ni, cùng với trên 500 thính giả bao gồm: các doanh nhân phật tử, các đối tác thân thiết của họ đến từ các doanh nghiệp, hiệp hội tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có các vị nhân sĩ trí thức, các em sinh viên đồng tham dự. Một điều đáng tiếc, do Hội trường đã kín chỗ, rất nhiều người muốn tham dự mà không được, BTC đành phải cáo lỗi với những vị khách đến sau.  
 
Nhằm góp phần làm sinh khí buổi nói chuyện thêm phấn khởi và long trọng, BTC đã mời ca sĩ Thùy Trang trình  bày 2 ca khúc do chính Thượng tọa Giảng sư sáng tác.

Đúng 13h30", người dẫn chương trình bắt đầu - ĐĐ.Thích Thái Nguyên đã giới thiệu đôi nét về đạo nghiệp của Thượng tọa Giảng sư.
 
Mở đầu, Thượng tọa kể câu chuyện về một doanh nhân ban đầu kinh doanh rất thành công, nhưng sau đó thất bại thảm hại. Qua đó rút ra bài học cuộc sống, Thượng tọa muốn mọi người thấu hiểu gốc rễ của thất bại đó từ đâu, để từng giới doanh nhân sẽ có thêm kinh nghiệm mà tránh các sai lầm tương tự, tức là tránh nguy cơ đổ vỡ doanh nghiệp và vững bước đi tới thành công. 

Nhân đây Thượng tọa phân tích cho thấy với hai người cùng quyết tâm kinh doanh nhưng tại sao một người thì thành công còn người kia thất bại. Vậy điều gì quyết định sự thành công hay thất bại của mỗi cá nhân. Theo cái nhìn của Thượng tọa, tuy cả hai người đều có sự thôi thúc trong tâm giống nhau khi khởi nghiệp nhưng một bên là thật, một bên bị lừa. Do đó, chúng ta phải biết cái “thôi thúc” nào là linh tính (thật) và cái thôi thúc nào là tham vọng (bị lừa) để đi cho đúng cuộc đời mình.  
 
 
Trong vấn đề này, quan trọng là hiểu được mình. Trước hết, hiểu được cái phước của mình tới đâu để đừng đầu tư qua khỏi cái phước đó; kế đến hiểu được trí tuệ mình tới đâu để làm việc vừa trong tầm tay, quản lí của mình; và hiểu đạo đức mình tới đâu để chọn một số người nào đó vừa đủ trong trái tim mình yêu thương, đừng vượt quá để tránh làm bậy. Tại vì khi có tiền và người dưới nhiều quá mà ta không đủ đạo đức thì dần dần ta trở thành người ác. Cho nên có ba điều chúng ta phải hiểu về mình, đó là: Phước - Trí tuệ - Đạo đức mình tới đâu thì chúng ta chỉ làm tới đó thôi, như vậy sẽ không thất bại. 

Thế mới nói: Ước gì chúng ta biết được chính xác đường đời hay duyên phước của mình thì đỡ khổ tâm nhiều lắm. Chúng ta khổ tâm chỉ bởi vì mình không biết, cứ mò mẫm mà đi, đôi khi cái thôi thúc nội tâm cứ xúi ta làm bậy do tham vọng của mình. Do đó, chúng ta cần một trí tuệ gì đó để hiểu được mình cho sâu sắc. Đồng thời, giữa bao nhiêu cái tâm niệm, bao khát khao ước vọng của ta trong đời, làm sao ta thấy được cái nào là tham vọng và cái nào là linh tính để ta chọn đường đi cho đúng. Mà để biết được điều đó, thì ta lại cũng có một cái phước để ta biết được cái phước hiện tại của mình chứ không phải dễ. Quan trọng là cần có thiền định để lọc cái tâm ta. Và khi thanh lọc được tâm thì ta biết cái niệm này là tham vọng hay linh tính.
 
Cái đẹp trong sáng ở nội tâm, khi tâm thanh tịnh là rời xa được lòng tham lam, sân hận, đua đòi, hơn thua. Cho nên, linh tính khởi lên là cái thật, tự ta biết mình sẽ thành công tới khoảng nào và đầu tư tới khoảng đó thôi. Còn lại để sống an vui, hạnh phúc và biết tích lũy phước đức cho kiếp sau, nếu ta không có lý tưởng giải thoát, giác ngộ.  
 
Cuộc sống ta mong cầu nhiều lắm nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn là đi tìm hạnh phúc. Mà hạnh phúc là cái gì liên quan nhiều đến trạng thái của nội tâm. Do đó, khi nghèo mà nếu biết sống ta vẫn hạnh phúc. Còn khi ta giàu, ta không biết sống thì vẫn bất an. Thượng tọa dẫn giải về một triết lý sống trong nhà Phật, đó là “Thiểu dục tri túc”, tức “Biết đủ” là một cách sống hạnh phúc. Lại nữa, Thượng tọa đã đánh mạnh vào tâm tư của người nghe khi phân tích cùng một trạng thái “khiêm tốn” nhưng có sự khác biệt rất rõ giữa một người khiêm tốn vì sự bắt buộc của hoàn cảnh (nghèo) và người khiêm tốn xuất phát từ đạo đức của họ (giàu). Điều này đã giúp cho mọi người chuẩn bị tốt tâm lý của họ đối với mọi thăng trầm trong cuộc sống và sẵn sàng ứng phó với những tình huống khó khăn hay thuận lợi. 
 
 
Lại thêm vài câu chuyện khác nữa để giúp mọi người đánh giá lại cái trí tuệ làm ăn, cái khả năng của họ mà tránh bệnh ảo tưởng cứ chắc rằng mình sẽ thành công, trong đó Thượng tọa nhấn mạnh “Cần một sự khiêm tốn khách quan để biết về mình cho đúng”. Đa phần con người ta thường ảo tưởng về trí tuệ của mình. Vì vậy, luôn mở rộng phạm vi hoạt động ra khỏi khả năng quản lý. Tuy nói rằng có phước thì mới giàu nhưng sự thực cái phước đó cũng phải làm thành cái trí và cái trí đó cũng phải tương ứng với cái phước thì người ta mới mở rộng họat động ra được, còn nếu không phải thế thì trượt. Nhân đây, Thượng tọa gợi ý cho mọi người làm sao phân biệt được một tâm niệm khởi lên là linh tính để định hướng rằng mình làm công việc đó sẽ thành công mà quyết tâm làm hoặc đó chỉ là sự thôi thúc của tham vọng, nếu bước vô làm là thất bại để tránh.

Bên cạnh đó, đạo đức cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp của một đời người, vì nếu đạo đức của ta không đủ lớn thì tiền và quyền lực nó sẽ đè chết mình. Vì vậy, ta phải biết tự đánh giá được đạo đức cùa mình để quy định cái phạm vi đầu tư, nhờ vậy sự nghiệp đó kéo dài qua khỏi cuộc đời mình và tới đời con luôn. Đây là bí quyết, mà hiểu được càng lúc càng chính xác về ba điều trên của mình rồi thì thấy cuộc đời bắt đầu bớt thất bại dần.
 
Tuy nhiên, để đánh giá tầm mức cái phước của mình tới đâu, nếu ta tu có tâm linh thì ta tự biết còn không thì rất khó đoán. Vậy làm cách nào để có thể nhận biết và Thượng tọa đã liệt kê ra một số đặc điểm của tướng phước là thế nào. Ngoài ra, Thượng tọa còn nhắc nhở “Không chỉ hiểu mình mà chúng ta cũng dựa vào ba cái tiêu chuẩn đó để quan sát mọi người xung quanh, tức biết người này phước - trí - đức tới đâu để hợp tác hay giao việc”. Còn không, nếu chúng ta hợp tác với người sai lầm, tất nhiên chúng ta cùng chung số phận với họ. Chỉ bởi có những người họ biết mình có tiền, có quyền, có thế, nên họ khai thác tiền của mình, lợi dụng quyền thế, vốn liếng của mình để trục lợi cho họ. Thế là ta sụp đổ sự nghiệp. Do đó, Thượng tọa dạy ta phải có trí tuệ để nhận ra người đáng hợp tác là vậy. Đó là ta hiểu mình.

Giờ đến hiểu đời, có hiểu đời chúng ta mới tính chuyện làm ăn, tức nên đầu tư vào lĩnh vực nào. Theo quan điểm của Thượng tọa “Không nhất thiết chúng ta học ngành nào thì làm ngành đó, nhiều khi duyên đời đưa đẩy khiến ta làm trái ngành nhưng cũng thành công. Quan trọng là mình phải có phước và phải chọn được cái ngành đầu tư đáp ứng được một số người trong giai đoạn đó chứ không phải mãi mãi”.

Ví dụ có giai đoạn nhiều người kinh doanh nhà đất rất thành công nhưng mà qua khỏi giai đoạn đó thì không thành công nữa, thậm chí bắt đầu lỗ. Vấn đề là con người ta lúc đó có nhu cầu gì để ta cung cấp. Nếu biết được điều đó tức ta biết chìa khóa để có thể mở được cánh cửa thành công, nhưng để quan sát được điều này đòi hỏi cái đầu ta cũng khinh khủng lắm.

Cái biết về mình từ ba điều: phước – trí - đức đã khó rồi, bây giờ nhìn toàn xã hội để biết về xã hội còn khó hơn nhiều lần nữa. Tuy vậy, nếu muốn trở thành một doanh nhân thành đạt thì ta phải quan sát, phải biết nhiều chuyện của xã hội và biết nhiều hơn những điều mà người khác không biết. Chứ mình biết mà người ta cũng biết thì họ làm trước mình hoặc là cạnh tranh khốc liệt. 

Thường những thiên tài họ chủ động tạo ra nhu cầu cho xã hội, bắt xã hội phải lệ thuộc sản phẩm của họ. Tuy nhiên, đa phần phước ta chỉ đủ xem xã hội cần gì thì mình cung cấp. Cho nên, Thượng tọa chỉ điểm có vài cách quan sát xã hội để chọn hướng đầu tư kinh doanh của mình. Thiết nghĩ đây có thể được xem là những nguyên tắc vàng để vươn tới thành công. Chúng ta có thể học hỏi nhiều điều hữu ích từ mỗi một ý tưởng rất hay mà Thượng tọa đã gợi mở. Chứ thường chúng ta hay “Mắc kẹt” trong việc suy nghĩ xem làm cách nào để thành công.

Bài nói chuyện của Thượng tọa đã giúp những người làm kinh doanh rút ra nhiều bài học bổ ích, thực tế và sâu sắc để điều hành Doanh nghiệp, tạo dựng tương lai tốt đẹp hơn vì cộng đồng. Đây còn là một buổi chia sẻ đọng lại nhiều cảm xúc và người nghe có được nguồn cảm hứng ở nhiều mức độ khác nhau. Tuy nhiên, có một câu ngạn ngữ trong tiếng Anh: “Hành động có tiếng vang lớn hơn lời nói”, những ai hoạt động trong ngành, xin hãy “Cố lên” vì tương lai của mình và vì sự phát triển bền vững đất nước.
                                                                                           
Tuệ Đăng
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm