Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ a di đà phật theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(阿彌陀佛) Phạm: Amita-buddha. Tạng: Dpag-tumed, Dpag-yas. Vị giáo chủ của thế giới Cực lạc ở phương Tây. Cũng gọi A-di-đà Phật, A-nhị-đá Phật, A-nhị-đả Phật. Gọi tắt: Di-đà. Amita, dịch ý: Vô lượng. Ngoài ra, còn có tên Phạm: Amitàbha, dịch âm: A-di-đa-bà, A-di-đả-bà, dịch ý: Vô lượng quang. Về lí do tại sao gọi là Phật A-di-đà, cứ theo kinh A-di-đà do ngài Cưu-ma-la-thập dịch, thì đức Phật này có vô lượng ánh sáng và tuổi thọ vô lượng, cho nên gọi là Phật A-di-đà. Nhưng theo kinh A-di-đà bản tiếng Phạm và kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thụ, thì đức Phật này tuổi thọ vô số, ánh sáng nhiệm mầu vô biên, cho nên gọi là Phật Vô Lượng Thọ, Phật Vô Lượng Quang. Một đức Phật mà có hai tên gọi nghĩa không giống nhau, trường hợp các đức Phật khác chưa thấy như thế. Trong các kinh điển ở thời kì đầu, như kinh Bát Chu Tam Muội, kinh Đại A-di-đà, kinh Duy-ma-cật v.v... cũng chỉ có danh hiệu A-di-đà, cho nên suy ra có thể biết, tên hiệu Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang là do đời sau đã dựa theo nghĩa gốc của những danh từ ấy mà đặt ra. Lại theo kinh Bình Đẳng Giác, Hậu xuất A-di-đà Phật kệ, kinh Xưng tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thụ v.v..., thì tên hiệu của Phật A-di-đà là Vô Lượng Thanh Tịnh, thế giới của Ngài ở gọi là thế giới Thanh tịnh, thế giới Cực lạc. Về bản duyên thành đạo của Phật A-di-đà, cứ theo kinh Vô Lượng Thọ quyển Thượng, trong kiếp quá khứ lâu xa, khi đức Phật Thế tự tại vương ở đời, có một quốc vương phát tâm đạo vô thượng, bỏ ngôi vua xuất gia, tên là Tỉ-khưu Pháp Tạng, tu hành ở nơi đức Phật Thế Tự Tại Vương, biết rõ Tịnh độ của chư Phật, trải qua năm kiếp tư duy, rồi phát bốn mươi tám nguyện thù thắng. Từ đó về sau, Ngài không ngừng chứa góp công đức, cách nay mười kiếp, nguyện hành tròn đầy, thành Phật A-di-đà, cách thế giới Ta-bà này mười vạn ức cõi Phật về phía Tây, nhờ phúc báo cảm được Tịnh độ. Đến nay, Ngài vẫn còn đang nói pháp ở cõi ấy; Ngài là giáo chủ của môn Tịnh độ, tiếp dẫn những người niệm Phật sinh về Tịnh độ phương Tây, vì thế còn gọi là Phật Tiếp dẫn. Tượng A-di-đà Tam tôn, thông thường có Bồ-tát Quan Thế Âm và Bồ-tát Đại Thế Chí đứng hầu hai bên. Phật A-di-đà cùng với hai vị Bồ-tát này gọi là Tây Phương Tam Thánh (ba bậc Thánh phương Tây). Trong những kinh luận Đại thừa hiện còn, có tới hơn hai trăm bộ nói về đức Phật A-di-đà và các việc ở Tịnh độ Cực lạc của Ngài, như vậy đủ biết tín ngưỡng Di-đà và giáo nghĩa Tịnh độ đã đi sâu vào lòng người đến mức độ nào rồi. Cứ theo kinh Bát Chu Tam Muội quyển Thượng, thì đức Phật A-di-đà có ba mươi hai tướng, ánh sáng chói lọi, đẹp đẽ không gì sánh kịp. Còn theo kinh Quán Vô Lượng Thọ, thì thân của Phật Vô Lượng Thọ rực rỡ như trăm nghìn ức màu vàng Diêm phù đàn của cõi trời Dạ-ma, và cao sáu mươi vạn ức na do tha hằng hà sa do tuần. Sợi lông trắng ở khoảng giữa hai đầu chân mày quấn tròn về bên phải; tướng lông trắng to rộng gấp năm lần núi Tu di. Mắt Ngài trong sáng rõ ràng và rộng lớn gấp bốn lần đại dương. Thân Ngài có tám vạn bốn nghìn tướng, trong mỗi tướng có tám vạn bốn nghìn nét đẹp, trong mỗi nét đẹp có tám vạn bốn nghìn ánh sáng, soi khắp các thế giới trong mười phương, thu lấy chúng sinh niệm Phật. Ở Tây tạng, đức Phật A di đà được xem như hai Phật: Vô Lượng Quang, Vô Lượng Thọ. Nếu cầu trí tuệ thì qui y Phật Vô Lượng Quang, nếu cầu phúc lạc và sống lâu, thì qui y Phật Vô Lượng Thọ. Trong Mật giáo, Phật A di đà được tượng trưng cho trí Diệu Quan Sát của pháp thân Đại Nhật Như Lai, gọi là Cam Lộ Vương. Trong mạn-đồ-la Kim cương giới, gọi là A-di-đà Như Lai thân Thụ dụng trí tuệ, ngồi chính giữa nguyệt luân (vòng mặt trăng) ở phía Tây. Thân Ngài màu vàng ròng, kết ấn Tam-ma-địa, chủng tử là (hrìh), mật hiệu là Thanh Tịnh Kim Cương, hình Tam-muội-da là hoa sen. Trong mạn-đồ-la Thai tạng giới, gọi là Vô Lượng Thọ Như Lai, ngồi ở mé tây của viện Trung đài bát diệp. Thân Ngài màu vàng lợt hay vàng ròng, mắt nhắm, mình mặc áo mỏng, ngồi kết già trên hoa sen báu, bắt ấn nhập định. Chủng tử là (sam), mật hiệu là Thanh tịnh kim cương, hình Tam-muội-da là hoa sen mới nở. [X. kinh Lại Tra Hòa La Sở Vấn Đức Quang; Kinh Quyết Định Tổng Trì; kinh Hiền kiếp Q.1, Q.3; kinh Tế Chư Phương Đẳng Học; Kinh Đại Pháp Cự Đà La Ni Q.17; Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Ba Đề Xá; luận Thập Trụ Tì Bà Sa Q.5 phẩm Dị Hành; Vãng Sinh Luận chú; Quán kinh sớ (Thiện đạo)].

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

Ấn khế 印契 á á a a á a á (hoạ) á a a a!
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.