Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 24/04/2024, 10:01 AM

Về chùa Phổ Lại và thương…

Chùa Phổ Lại tọa lạc tại xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây là vùng trung du, đời sống bà con quanh năm gắn liền với đồng ruộng.

Audio

Năm 2007, được sự giúp đỡ của Giáo hội và các cấp chánh quyền, cùng tâm nguyện chung một tấm lòng hướng Phật của người dân nơi đây, họ đã thành lập nhóm Hội viên niệm Phật đường Phổ Lại.

Vào ngày 28/8/2016, tại lễ đặt đá xây dựng ngôi bảo điện, Đại đức Thích Trung Hiếu - thế danh Nguyễn Hồng Tùng về chùa chung tay cho Phật sự này.

Ở tuổi 25, thầy chính thức trú xứ tại Phổ Lại. Trải qua bao năm tháng, chùa Phổ Lại được dựng lên bằng những viên gạch, viên ngói hỉ tâm của Phật tử gần xa.

Chánh điện chùa Phổ Lại trong những ngày đầu xây dựng

Chánh điện chùa Phổ Lại trong những ngày đầu xây dựng

Từ khi Đại đức Thích Trung Hiếu huy động kinh phí xây dựng, công trình chùa Phổ Lại giai đoạn I đến III  (2016 - 2023) đã hoàn thiện nhiều hạng mục như ngôi bảo điện với diện tích 232m2 được hoàn thành phần thô; các công trình phụ trợ gồm khu nhà bếp cho Phật tử, nhà chúng, Thiền đường, nhà khách, cổng chính, thành rào chống lũ.

Chia sẻ với Phatgiao.org.vn, thầy Trung Hiếu cho biết, chùa đã mở rộng khuôn viên, san lấp mặt bằng, thiết trí sân vườn “Thiền trà Phổ Lại - Đồi Tịnh Tâm” - “cảnh quan này dành cho bà con trở về tham quan thưởng lãm, giao lưu, tọa đàm”.

Ngôi chùa dần thành hình theo năm tháng

Ngôi chùa dần thành hình theo năm tháng

Đến chùa mới thấy sự nhiệt tâm của vị thầy trẻ trong công tác xây dựng. Không dừng lại ở đó, Đại đức Trung Hiếu cũng kiến tạo các tôn tượng Phật, Bồ-tát, tượng đài Quán Thế Âm, các pháp khí: chuông, mõ, lư, đèn, vật thờ, đúc đại hồng chung 500kg. Những công trình, pháp khí này, khi đó bà con Phật tử chỉ dùng tạm, cũ kỹ, nhìn rất thương.

“Đến nay, các hạng mục cũng đã phần nào lên được những cốt lõi quan trọng. Còn lại ngôi chánh điện vẫn chưa đủ kinh phí để tiến hành hoàn thiện”, thầy Trung Hiếu bày tỏ.

Phật tử về chùa tu học trong không gian chánh điện đã hoàn thiện phần thô

Phật tử về chùa tu học trong không gian chánh điện đã hoàn thiện phần thô

Đặc biệt, trải qua 8 năm (2016 - 2024), số lượng Phật tử về chùa Phổ Lại mỗi ngày một đông và phát triển qua từng năm với các chương trình như khóa tu một ngày an lạc, tùy nghi mỗi tháng; đạo tràng Tịnh độ tụng kinh, bái sám thường kỳ.

Nhằm tạo điều kiện phát triển cho lớp trẻ, thầy mở thêm khóa học giáo lý Phật pháp nội tự tham gia trong dịp hè. Đồng thời, thầy còn tổ chức định kỳ đạo tràng thọ trai quá đường trong 3 tháng An cư và các buổi tọa đàm, chủ giảng của chính Đại đức Thích Trung Hiếu.

Theo thầy, công trình chùa chiền xây lên nhưng nếu không có khóa tu học, không giúp được Phật tử chuyển hóa, an lạc, hạnh phúc hơn thì cũng không ích gì.

Phật tử trẻ về chùa ngày một đông

Phật tử trẻ về chùa ngày một đông

Đại đức Thích Trung Hiếu và mùa xuân ở Phổ Lại

Đại đức Thích Trung Hiếu và mùa xuân ở Phổ Lại

Trong quá trình đem đạo vào đời ấy, Đại đức đẩy mạnh phong trào, xây dựng mô hình cho giới trẻ, qua giáo dục Hiếu đạo, tinh thần cống hiến, phụng sự, bằng cách tổ chức các hoạt động chương trình, học Pháp, thiện nguyện, văn nghệ, truyền thông, múa lân và nuôi dưỡng lòng tri ân từ mùa lễ Vu lan dưới hình thức thuyết giảng.

“Đến hôm nay bóng dáng ngôi chùa cũng đã được tượng hình - vừa là cơ sở vật chất, vừa tu học. Thấp thoáng trên đồi xa trông nghiêm tịnh, xóm thôn quy tụ theo tiếng kinh, chuông vọng thanh bình sớm hôm”, vị thầy dấn thân hành đạo vùng xa Thích Trung Hiếu hoan hỷ bày tỏ.

Chính quyền sở tại thăm, chúc mừng Phật đản tới Đại đức Trung Hiếu và Phật tử chùa Phổ Lại

Chính quyền sở tại thăm, chúc mừng Phật đản tới Đại đức Trung Hiếu và Phật tử chùa Phổ Lại

Sôi nổi các hoạt động từ thiện, an sinh

Ngoài việc xây chùa, Đại đức Thích Trung Hiếu còn tổ chức nhiều hoạt động từ thiện. Cửa thiền luôn nhộn nhịp bằng những buổi thiện nguyện được tổ chức định kỳ vào những dịp Tết cổ truyền, Phật đản, Vu lan, Trung thu và những mùa lũ lụt, thiên tai… bằng những suất quà hoan hỷ, chia sẻ cùng bà con.

Đại đức Thích Trung Hiếu tổ chức và kết nối nhiều hoạt động từ thiện, hỗ trợ bà con nghèo tại địa phương tinh thần 'tốt đời đẹp đạo'

Đại đức Thích Trung Hiếu tổ chức và kết nối nhiều hoạt động từ thiện, hỗ trợ bà con nghèo tại địa phương tinh thần "tốt đời đẹp đạo"

Đặc biệt các chương trình, sự kiện luôn được tổ chức tiêu biểu như: 

- Áo tràng tu học (tặng áo tràng, áo lam)

- Tiếp bước cho em đến trường (tặng sách, vở, viết, tiền thưởng)

- Pháp âm trong con (tặng máy MP3 nghe pháp)

- Xuân yêu thương (tặng quà Tết, tiền lì xì)

- Hạ về yêu thương (tặng gạo, thực phẩm, tiền mặt)

- Vu lan suối nguồn yêu thương (tặng gạo, thực phẩm, tiền mặt)

- Trung thu cho em (tặng quà, bánh, tập, viết)

- Hướng về miền Trung (tặng gạo, thực phẩm, tiền mặt)

- Đầu tư làm 25 trụ đèn năng lượng mặt trời, đặt tại chùa Phổ Lại và tuyến đường nông thôn làng Phổ Lại, mang lại ánh sáng soi đường cho bà con thôn xóm.

- Khởi phát chương trình “Buffet Chay” tùy nghi hằng năm nhằm khơi nguồn, tạo cho bà con nuôi dưỡng “từ tâm” ăn chay vào ngày rằm tháng 7 - Vu lan.

- Kết nối nhóm Y sĩ Đông y về chùa Phổ Lại, phát tâm hỗ trợ khám, điều trị đau nhức cho bà con qua châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, cho thuốc… bằng phương pháp y học cổ truyền trong 3 ngày.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Về chùa Phổ Lại và thương…

Phật giáo và người trẻ 10:01 24/04/2024

Chùa Phổ Lại tọa lạc tại xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây là vùng trung du, đời sống bà con quanh năm gắn liền với đồng ruộng.

Trung thực với chính mình

Phật giáo và người trẻ 11:26 22/04/2024

Lúc mới bắt đầu sự nghiệp Lý thấy mình hiếu thắng lắm. Có thể hình thức mình trông có vẻ dễ thương và trong sáng, nhưng Lý biết mình chả phải vậy lắm đâu.

Tìm hạnh phúc từ bên trong

Phật giáo và người trẻ 09:38 22/04/2024

Harsha Nagaraju là một người Ấn Độ sinh sống ở TP Mysore, không xa đô thị Bangalore lớn nhất ở miền Nam Ấn. Khoảng 15 năm trước, Harsha đã từ bỏ công việc của một kỹ sư hóa học để sống cuộc đời “du mục” sau khóa thiền Vipassana 10 ngày.

Niệm Phật nhiệm mầu

Phật giáo và người trẻ 13:45 20/04/2024

Tôi với ba ngoài tình cha con thì đúng là tình đạo hữu. Ba vì bệnh nghiệp mà đến với đạo, tôi vì thấy nhiều ảnh hình của cái chết mà nghĩ về lẽ tử sinh. Bởi, chúng ta hay nghĩ về mưu sinh ít khi nghĩ tới mưu tử. Một khi “vô thường ập đến vạn duyên buông”, hối tiếc cũng ích gì…

Xem thêm