Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ đại tự tại thiên theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(大自在天) Phạm: Mahezvara, Pàli: Mahissara. Dịch âm: Ma hê thủ la, Mạc hê y thấp phạt la. Cũng gọi Tự tại thiên, Tự tại thiên vương, Thiên chủ. Theo truyền thuyết, trời Đại tự tại là thân phẫn nộ của trời Rô nại la (Phạm:Rudra),vị trời này còn có các tên khác như: Thương yết la (Phạm: Zaôkara), Y xá na (Phạm: Ìzàra) v.v... Vị trời này vốn là chủ thần Thấp bà của Bà la môn giáo, những người tin thờ trời này được gọi là Đại tự tại thiên ngoại đạo. Ngoại đạo này cho trời Đại tự tại là bản thể của vũ trụ, là đấng chúa tể của muôn loài. Sự khổ vui, mừng giận của chúng sinh đều có liên quan đến sự khổ vui, mừng giận của trời này. Cho nên, khi Ngài mừng thì tất cả chúng sinh đều được yên vui; còn khi Ngài giận thì ma quỉ xuất hiện, đất nước hỗn loạn, ngửa nghiêng, tất cả chúng sinh đều phải chịu khổ. Khi thế giới hủy diệt thì hết thảy muôn loài lại trở về với trời Đại tự tại. Mới đầu, trời này và trời Na la diên đều ở dưới Phạm thiên, nhưng về sau địa vị của trời này được nâng lên dần dần và, cuối cùng, trở thành vị thần tối cao. Trong Bà la môn giáo, trời Đại tự tại được xem là thể thường trụ, trùm khắp vũ trụ; lấy hư không làm đầu, lấy địa cầu làm mình. Nhưng sau khi thần Thấp bà được du nhập Phật giáo thì liền trở thành thần thủ hộ và được gọi là Đại tự tại thiên, ở tầng trời thứ 4 của cõi Tứ thiền. Hình tượng của vị thần này là hình người trời với 3 mắt, 8 tay, cầm cây bạch phất, cỡi trâu trắng, có đại uy lực, có thể biết số giọt mưa trong3.000 thế giới và là vị thần độc tôn ở cõi Sắc. Mật giáo xem vị trời này cũng giống như trời Y xá na, là một trong 12 vị trời. Phẩm Cúng dường thập nhị đại uy đức thiên báo ân (Đại 21, 384 thượng), nói: Khi trời Y xá na mừng, thì các trời cũng mừng, chúng ma không làm loạn. Tên cũ của trời Y xá na là Ma hê thủ la. Đức Phật dạy: Nếu cúng dường Ma hê thủ la rồi thì tức là đã cúng dường tất cả các trời. Khi trời này giận thì chúng ma xuất hiện, đất nước hỗn loạn. Hình tượng của trời Y xá na có nhiều loại, có các tượng 2 tay, 4 tay, 8 tay, thậm chí 18 tay, nhưng loại này ít thấy. Thân vị này mầu đen thẫm, khuỷu tay phải doãng ra và bàn tay dựng thẳng, các ngón giữa, áp út và út co lại, tay trái nắm và cầm cây kích ba chĩa hướng sang bên phải, cỡi trâu mầu xanh thẫm, chân trái thõng xuống, được đặt ở góc tây nam phía tây của Ngoại kim cương bộ trên Hiện đồ mạn đồ la Thai tạng giới. [X. kinh Phạm võng Q.thượng; kinh Đại giáo vương Q.11; kinh Thủ hộ đại thiên quốc độ Q.hạ; kinh Đại cát nghĩa thần chú Q.4; luận Câu xá Q.7; Tuệ lâm âm nghĩa Q.26; Thai tạng giới thất tập Q.hạ]. (xt. Đại Tự Tại Thiên Ngoại Đạo).

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

dạ dạ da bà da bà lô cát đế dạ bán chính minh thiên hiểu bất lộ dạ bán chính minh thiên hiểu bất lộ dã bàn tăng
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.