Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ Hạ Lạp theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(夏臘, 夏臈): còn gọi là Tăng Lạp (僧臘), Pháp Lạp (法臘), Pháp Tuế (法歲), Pháp Hạ (法夏), Giới Lạp (戒臘), Tọa Lạp (坐臘), Tọa Hạ Pháp Lạp (坐夏法臘); chỉ cho số năm An Cư Kiết Hạ của vị Tỳ Kheo (s: bhikṣu, p: bhikkhu, 比丘) sau khi thọ giới Cụ Túc. Mỗi năm từ ngày 16 tháng 4 cho đến ngày rằm tháng 7 âm lịch, trong vòng 3 tháng, các tòng lâm có tổ chức An Cư Kiết Hạ, lấy ngày cuối cùng của thời gian ấy làm ngày kết thúc của một năm; tức là ngày thọ thêm 1 tuổi. Cho nên, các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni (s: bhikṣuṇī, p: bhikkhunī, 比丘尼), sau khi thọ giới xong, vào dịp kết thúc kỳ An Cư Kiết Hạ, sẽ được tăng thêm 1 tuổi nữa. Tùy theo tuổi Hạ ít nhiều mà phân làm Thượng Lạp (上臘), Trung Lạp (中臘) và Hạ Lạp (下臘), để phân định cao thấp, tôn ty thượng hạ. Người có tuổi Hạ cao nhất được gọi là Nhất Lạp (一臘), Cực Lạp (極臘), Lạp Mãn (臘滿). Trong Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du Tập (憨山老人夢遊集, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 73, No. 1456) quyển 21 có đoạn: “Sở trú giả Pháp Lạp, cố cổ chi cao tăng, viết Thế Thọ, hựu viết Pháp Lạp; cái bất câu tuế niên, nhi dĩ sơ nhập thọ trì giới phẩm, tam nguyệt An Cư, giới thể vô khuy vi nhất lạp, do dĩ lạp bất dĩ niên, cố hữu niên cao nhi lạp thiểu giả, hữu đồng niên nhi kì thọ giả (所住者法臘、故古之高僧、曰世壽、又曰法臘、蓋不拘歲年、而以初入受持戒品、三月安居、戒體無虧爲一臘、由以臘不以年、故有年高而臘少者、有童年而耆壽者, Pháp Lạp của người cư trú, chư vị cao tăng xưa gọi là Thế Thọ, hay còn gọi là Pháp Lạp; vì không kể tuổi đời, mà lấy việc mới vào thọ trì giới phẩm, ba tháng An Cư, giới thể không bị thiếu là một Lạp, do vì lấy Hạ Lạp mà không lấy tuổi đời; cho nên có người tuổi đời cao mà Hạ Lạp ít, có người tuổi đời ít mà tuổi thọ cao).” Trong Thích Thị Yếu Lãm (釋氏要覽, Taishō Vol. 54, No. 2127) quyển Hạ lại giải thích rõ rằng: “Hạ Lạp, tức Thích thị Pháp Tuế dã; phàm tự trưởng ấu, tất vấn, Hạ Lạp đa giả vi trưởng (夏臘、卽釋氏法歲也、凡序長幻、必問、夏臘多者爲長, Hạ Lạp là Pháp Tuế nhà Phật; phàm muốn biết thứ tự lớn nhỏ, cần phải hỏi, Hạ Lạp nhiều là lớn).” Hay trong Báo Ân Luận (報恩論, 卍 Xuzangjing Vol. 62, No. 1205) quyển Thượng có đề cập rằng: “Phàm xuất gia nhị chúng, Đông Hạ nhập Lan Nhã giảng học, Xuân Thu quy gia dưỡng phụ mẫu, cố tăng gia tự xỉ xưng Hạ Lạp, bất xưng niên (凡出家二眾、冬夏入蘭若講學、春秋歸家養父母、故僧家序齒稱夏臘、不稱年, phàm hai chúng xuất gia, mùa Đông và Hạ thì vào chùa tu học, đến mùa Xuân và Thu thì về nhà phụng dưỡng cha mẹ; nên tuổi tác của tăng sĩ được gọi là Hạ Lạp, không gọi là năm [tuổi đời]).” Trong Tống Cao Tăng Truyện (宋高僧傳, q.16, Taishō Vol. 50, No. 2061) quyển 16, phần Đường Giang Châu Hưng Quả Tự Thần Thấu Truyện (唐江州興果寺神湊傳) cũng có đoạn: “Nguyên Hòa thập nhị niên cửu nguyệt cấu tật, nhị thập lục nhật nghiễm nhiên tọa chung vu tự, thập nguyệt thập cửu nhật môn nhân phụng toàn thân biếm vu tự Tây đạo Bắc phụ Nhạn Môn phần tả, nhược tăng Thuyên táng cận Quách Văn chi mộ dã, xuân thu thất thập tứ, Hạ lạp ngũ thập nhất (元和十二年九月遘疾、二十六日儼然坐終于寺、十月十九日門人奉全身窆于寺西道北祔雁門墳左、若僧詮葬近郭文之墓也、春秋七十四、夏臘五十一, vào tháng 9 năm thứ 12 [817] niên hiệu Nguyên Hòa, ông nhuốm bệnh, đến ngày 26 thì nghiễm nhiên ngồi thị tịch tại chùa; vào ngày 19 tháng 10, môn nhân đem toàn thân của ông an táng ở phía Tây chùa, sau hợp táng ở bên trái đồi Nhạn Môn, giống như vị tăng Đạo Thuyên an táng gần mộ của Quách Văn vậy; ông hưởng thọ 74 tuổi đời và 51 Hạ lạp).”

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

hạ khẩu thực hạ khẩu thực hạ khẩu thực hạ khẩu thực hạ kiên hạ kiên hạ kim cương hạ kim cương hạ kinh hạ kinh
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.