Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ Hậu Thổ theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(后土): có nhiều nghĩa khác nhau:
(1) Tôn xưng đối với đại địa, như trong chương Hy Công Thập Ngũ Niên (僖公十五年) của Tả Truyện (左傳) có đoạn rằng: “Quân lý Hậu Thổ nhi đái Hoàng Thiên (君履后土而戴皇天, người tuy đạp lên Thần Đất mà đội ông Trời).”
(2) Chỉ Thần Thổ Địa, Thần Đất, Địa Thần (地神), đồng nghĩa với Địa Kỳ (地祗), hay chỉ cho nơi thờ tự Thần Thổ Địa. Như trong Chu Lễ (周禮), phần Xuân Quan (春官), Đại Tông Bá (大宗伯) có câu: “Vương đại phong, tắc tiên cáo Hậu Thổ (王大封、則先告后土, nhà vua phong chức, trước phải cáo Thần Thổ Địa).” Hay trong Hán Thư (漢書), phần Võ Đế Kỷ (武帝紀) lại có câu: “Trẫm cung tế Hậu Thổ Địa Kỳ, kiến quang tập vu linh đàn, nhất dạ tam chúc (朕躬祭后土地祇、見光集于靈壇、一夜三燭, Trẫm cung kính cúng tế Thần Thổ Địa, thấy ánh sáng tập trung nơi linh đàn, một đêm ba lần thắp nến sáng).”
(3) Tên gọi khác của Thổ Công (土公), xem chú thích Thổ Công bên trên.
(4) Tên gọi của một chức quan chuyên quản lý đất đai thời Thượng Cổ, như trong Tả Truyện, chương Chiêu Công Nhị Thập Cửu Niên (昭公二十九年) có giải thích rằng: “Ngũ Hành chi quan, thị vị Ngũ Quan …, Thủy Chánh viết Huyền Minh, Thổ Chánh viết Hậu Thổ (五行之官、是謂五官…水正曰玄冥、土正曰后土, quan Ngũ Hành được gọi là Ngũ Quan; … quan trông coi về thủy đạo là Huyền Minh, quan trông coi về đất đai là Hậu Thổ).”
Trong dân gian Trung Quốc có câu chuyện Hậu Thổ Phu Nhân (后土夫人) cưới chàng họ Vi (韋). Trong khoảng thời gian niên hiệu Nguyên Hòa (元和, 806-820), khi tướng Cao Biền (高駢, 821-887) làm Tiết Độ Sứ (節度使) Hoài Nam (淮南), bộ tướng (呂用之) ngụy tạo ra điềm linh dị của Hậu Thổ Phu Nhân và khuyên Cao Biền nên cát cứ một phương. Như trong bài thơ Hậu Thổ Miếu (后土廟) của La Ẩn (羅隱, 833-909) nhà Đường có câu: “Cửu Thiên Huyền Nữ do vô Thánh, Hậu Thổ Phu Nhân khởi hữu linh (九天玄女猶無聖、后土夫人豈有靈, Cửu Thiên Huyền Nữ chẳng phải Thánh, Hậu Thổ Phu Nhân sao có linh)” để nói lên sự hôn mê, vô tri của Cao Biền lúc bấy giờ. Hậu Thổ còn có tên gọi khác là Thổ Hoàng (土皇), vị Địa Thần của Đạo Giáo, được liệt vào trong Tứ Ngự (四御). Thần hiệu của Hậu Thổ là Thừa Thiên Hiệu Pháp Khai Hoàng Hậu Thổ Nguyên Quân (承天効法開皇后土元君), còn gọi là Địa Mẫu Nương Nương (地母娘娘), Hậu Thổ Nương Nương (后土娘娘). Trong điện thờ Tứ Ngự có thần tượng hay thần vị của Hậu Thổ. Tại Trung Quốc, kể từ thời nhà Đường trở đi, theo đà phát triển của thuật Phong Thủy, mỗi khi động thổ, thượng lương, về nhà mới, trấn trạch, làm cầu, đắp đường, v.v., người dân đều có thiết trai nghi dâng cúng tạ Hậu Thổ để cầu cho gia trạch bình an, cầu đường hanh thông, ban phước tiêu tai cát tường. Truyền thống này cũng được tìm thấy trong văn hóa tín ngưỡng Việt Nam. Tại Huế mỗi năm có 2 tháng để Cúng Đất là tháng 2 hoặc tháng 8 Âm Lịch. Trong lễ này, ngoài những lễ vật độc đáo như cua, trứng vịt luộc, rau muống luộc mắm nêm, v.v., còn có luộc một con gà kiến tuổi đã trưởng thành và con gà đó phải được chọn lựa kỹ lưỡng, đặc biệt đôi chân phải “đẹp”. Sau khi cúng đất xong, theo tục lệ cặp chân gà được đem đi nhờ thầy xem bói giò để biết thời vận trong gia đình, hoặc được đem treo ở chàng bếp cho khô.

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

Ha hạ hạ hạ hạ hạ an cư hạ an cư hạ an cư Hà Bá
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.