Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Vị tu sĩ trẻ giãi bày “hơi chán nếp sống này” liền được thầy khai thị

Bạn: Thưa thầy! Con hơi chán nếp sống này! Con tu tập không có niềm vui và hạnh phúc.

Audio

Thầy: Con là người xuất gia?

Bạn: Vâng thưa thầy! Con biết mình cần niềm vui mới thích tu nhưng con không nếm được! Thầy giúp con!

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thầy: Tội nghiệp con quá! Ai cũng cần có niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống dù tu sĩ hay người đời. Niềm vui và hạnh phúc ví như cơn mưa nuôi cây cối và mọi loài. Nếu không có mưa thì cây cối sẽ héo mòn và mọi loài sẽ đói khát.

Niềm vui gọi là hỷ, và hạnh phúc gọi là lạc. Hỷ lạc có hai loại là xuất thế gian và thế gian. Cả hai đều cần thiết cho cuộc sống!

Hỷ lạc thế gian là niềm vui hạnh phúc đời thường như ăn ngon mình thấy vui, nghe nhạc mình thấy vui… Niềm vui này ngắn ngủi tạm bợ. Nó mau tàn. Người đời thường tìm cầu những niềm vui này để sống tiếp. Họ thường kiếm thức ăn uống, nghe nhạc, hát nhạc, nhảy múa, làm được nhiều tiền, thành công, lập gia đình, sinh con, nuôi con…

Hỷ lạc xuất thế gian là niềm vui hạnh phúc không cần điều kiện ở bên ngoài. Xuất thế là vậy! Niềm vui hạnh phúc đến từ tu tập Chánh pháp. Tu tập Chánh pháp để làm cho tâm an thân ổn.

Tâm an đưa tới hỷ lạc. Tâm bất an thì mình không có niềm vui dù mình có tất cả điều kiện vật chất trong thế gian như tiền tài danh vọng thức ăn ngon áo đẹp. Tâm định đưa tới hỷ lạc. Tâm xa lìa ái dục phiền não đưa tới hỷ lạc.

Muốn có tâm an, tâm định, tâm xa lìa phiền não ái dục thì con thực tập thiền định. Nếu con tu Tịnh độ thì con tụng kinh niệm Phật làm sao để có tâm an, tâm định, tâm xa lìa trần cấu gọi là niệm Phật nhất tâm. Một bên thiền định và một nhất tâm đều cùng một nghĩa. Hay nhất là mình tu cả hai, vừa thiền vừa tịnh.

Con nên chọn một nơi để toạ thiền và con đường để thiền hành. Mỗi ngày con tập ngồi thiền từ 30 phút và ngồi nhiều lần. Nếu con ngồi lâu hơn càng tốt! Ngồi để thắp sáng tâm linh, dùng hơi thở để kết nối tâm về với thân và con nhận biết tâm ý trọn vẹn, không xua đuổi mà không chìm đắm, luôn trở về với hơi thở để thắp sáng tỉnh thức.

Chọn con đường êm mát con thiền hành nhiều lần. Đi như người tỉnh thức, mỗi bước chân là tỉnh thức, đưa tâm trở về với đất mẹ.

Con thực tập như vậy thì tâm con sẽ an sẽ định và hỷ lạc xuất thế sẽ tự nhiên xuất hiện. Có niềm vui này thì con mới thích tu và ở yên tu hành. Mình khác người đời. Họ tìm cầu hỷ lạc thế gian. Càng lắm tiền bạc của cải danh vọng nhà cửa càng tốt cho họ. Còn mình tu tập để nếm hỷ lạc xuất thế gian và từ đó mình trải nghiệm hương vị giải thoát khỏi phiền não ái nhiễm, thâm nhập cảnh giới Niết-bàn của chư Phật!

Vật chất cũng cần nhưng vừa thôi! Người tu dù xuất gia hay tại gia phải biết đầu tư vốn liếng tâm linh để mai kia đối diện tối tăm của khổ đau, tuyệt vọng, cái chết thì mình an nhiên tự tại! Sống không an nhiên tự tại thì chết cũng vậy thôi. Uổng kiếp người! Good luck nghe con!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu không có Phật Đản sinh?

Phật pháp và cuộc sống 13:46 16/05/2024

Nếu không có Phật đản sanh, thế gian ngụp lặn trong đau khổ nhưng không biết là khổ. Bao phen khóc cười đều do tham đắm chi phối, để được phần mình mà bất chấp hậu quả, không từ tàn ác giành giật về.

Phật đản sinh trong tâm mỗi người

Phật pháp và cuộc sống 09:36 16/05/2024

Ngày 14 và 15 âm lịch tháng 4 hằng năm, thành truyền thống thiêng liêng: là ngày lễ kỷ niệm Phật đản sanh - ngày quan trọng nhất đối với hàng Tăng Ni, Phật tử nói riêng và chúng sanh nói chung.

Một câu nhịn, chín câu lành...

Phật pháp và cuộc sống 09:17 16/05/2024

Theo cách hiểu thông thường của đa số chúng ta, nhẫn nhục có nghĩa là nhịn nhục, chịu đựng. Tiêu biểu nhất là tinh thần nhẫn nhục này khi đi vào dân gian đã được người xưa thể hiện qua câu tục ngữ: “Một câu nhịn, chín câu lành.”

Chùa Bà Đa trao quà cho người khó khăn

Phật pháp và cuộc sống 18:00 15/05/2024

Chiều 8/4/Giáp Thìn (15/5), chùa Bà Đa (số 02 An Tư Công Chúa, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng) đã trao tặng 100 suất quà bao gồm gạo, dầu ăn và tịnh tài cho bà con có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường Mỹ An.

Xem thêm