Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ la theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(邏) Cũng gọi Ha. Là chữ (la) trong 50 hoặc 42 chữ cái của tự mẫu Tất đàm. Phẩm Quảng thừa trong kinh Đại phẩm bát nhã quyển 5 và phẩm Học tập kĩ nghệ trong kinh Phật Bản Hạnh Tập quyển 11, cho rằng chữ La trong tiếng Phạm latà có nghĩa là ái (yêu thương); khi hành giả Chân ngôn đọc chữ La này có thể dứt tất cả sự trói buộc của ân ái sinh tử. Tứ thập nhị tự quán môn trong kinh Hoa nghiêm cũng nói, khi xướng chữ La thì vào cửa Bát Nhã Ba La Mật thanh tịnh, giác ngộ tất cả pháp, ra khỏi thế gian, nhân duyên ái nhiễm không còn hiện khởi. Luận Đại trí độ quyển 48, giải thích chữ La trong tiếng Phạm Laghu nghĩa là khinh (nhẹ); tức là khi nghe chữ La thì biết tất cả pháp xa lìa tướng khinh trọng. Còn phẩm Thích tự mẫu trong kinh Du Già Kim Cương Quán Đính và phẩm Cụ duyên trong kinh Đại Nhật quyển 2, thì cho rằng chữ La trong tiếng Phạm Laksana có nghĩa là hình tướng, tức là tất cả pháp, tất cả tướng đều bất khả đắc. Ngoài ra, phẩm Văn tự trong kinh Đại Bát Niết Bàn quyển 8 (Bản Nam) thì nói, La là Thanh văn thừa, chuyển động không ngừng, Đại thừa an định bất động, xả bỏ Thanh văn thừa mà tinh tiến tu tập pháp Đại thừa vô thượng. [X. phẩm Quán trong kinh Quang Tán Bát Nhã Q.7; phẩm Tự mẫu trong kinh Văn Thù Sư Lợi Vấn Q.thượng; Đại Nhật Kinh Sớ Q.7]. (xt. Tất Đàm Ngũ Thập Tự Môn).

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

la la la la la la la la la bà la bà
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)