Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ lâm tế tông theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(臨濟宗) Gọi tắt: Tế tông. Tông Lâm tế, 1 trong Ngũ gia thất tông của Thiền tông Trung quốc, do ngài Lâm tế Nghĩa huyền (?-867) thuộc pháp hệ ngài Nam nhạc Hoài nhượng sáng lập, cũng là 1 trong 13 tông phái của Phật giáo Nhật bản. Sau khi ngài Lâm tế Nghĩa huyền được Thiền sư Hoàng bá Hi vận ấn chứng, vào năm Đại trung thứ 8 (854) đời vua Tuyên tông nhà Đường, ngài đến trụ ở viện Lâm tế tại Trấn châu, đặt ra Tam huyền tam yếu, Tứ liệu giản, v.v... để tiếp dẫn đồ chúng, môn phong hưng thịnh và, từ thời Trung Đường về sau, đã phát triển thành 1 tông phái lớn, gọi là tông Lâm tế. Những phương pháp truyền giáo như: Tứ tân chủ, Tứ liệu giản, Tứ chiếu dụng, v.v... thường được tông này sử dụng. Tứ tân chủ là thông qua những câu vấn đáp giữa thầy và trò (hoặc chủ và khách) để so sánh, đánh giá sự sâu cạn về cảnh giới chứng ngộ của đôi bên, còn Tứ liệu giản, Tứ chiếu dụng là căn cứ vào trình độ liễu ngộ khác nhau của người học mà lập ra phương thức giáo hóa. Cơ phong của tông này rất bén nhạy và mạnh mẽ. Từ ngài Nghĩa huyền dùng phương pháp đánh hét, đến ngài Tông cảo đề xướng phương thức khán thoại đầu (tức tham cứu công án), đều dùng thủ đoạn thần tốc, mãnh liệt, hoặc những lời nói sắc bén, khiến người học ngay đó tỉnh ngộ. Nhờ có cơ phong thần tốc, mãnh liệt, cộng với phong cách tự do, nên Thiền pháp của tông Lâm tế rất được giới vũ sĩ, tướng quân và chính khách ưa thích và đến đời nhà Thanh thì tông này trở thành dòng phái chính yếu của Thiền tông Trung quốc. Các đệ tử nối pháp của ngài Nghĩa huyền có 22 vị, như các sư Hưng hóa Tồn tưởng, Tam thánh Tuệ nhiên, Quán khê Chí nhàn, v.v... Sư Tồn tưởng là Thủ tọa, sư Tuệ nhiên được ngài Nghĩa huyền phó chúc biên tập ngữ lục. Dưới sư Tồn tưởng, có sư Bảo ứng Tuệ ngung truyền đến sư Phong huyệt Diên chiểu. Năm Trường hưng thứ 2 (931) đời Hậu Đường, sư Phong huyệt Diên chiểu trụ ở chùa Quảng tuệ lãnh chúng tu học, đệ tử nối pháp là Thủ sơn Tỉnh niệm thường tu hạnh đầu đà. Môn phong của sư Thủ sơn rất hưng thịnh, lan ra khắp nước, đệ tử gồm có 16 người như: Diệp huyền Qui tỉnh, Quảng tuệ Nguyên liễu, Cốc ẩn Uẩn thông, Phần dương Thiện chiêu, v.v... Môn hạ của sư Qui tỉnh có 8 người, trong đó, Phù sơn Pháp viễn đề xướng thuyết Cửu đới, Thập lục hiển. Sư Thiện chiêu mới đầu, lần lược tham vấn 71 vị thiện tri thức, sau cùng, đến chỗ Thiền sư Thủ sơn Tỉnh niệm thì được khế ngộ, trụ chùa Thái bình ở Phần châu, dùng các cơ dụng như Tam cú tứ cú, Tam quyết, Thập bát xướng, v.v... để tiếp dẫn người học, được tôn xưng là Thiên Hạ Đệ Nhất, dưới cửa sư có rất nhiều nhân tài, như các vị: Thạch sương Sở viên, Lang da Tuệ giác, Đại ngu Thủ chi, v.v... Sư Tuệ giác và sư Tuyết đậu Trùng hiển được gọi chung là Nhị Cam Lộ Môn. Sư Sở viên nhờ dùng pháp lệnh nghiêm túc, cơ pháp hiểm hóc siêu tuyệt mà nổi tiếng, dưới cửa sư có các vị Hoàng long Tuệ nam và Dương kì Phương hội là nổi bật hơn cả; sư Tuệ nam sáng lập phái Hoàng long, còn sư Phương hội thì sáng lập phái Dương kì, từ đời Tống về sau 2 phái này rất thịnh, sánh ngang với các tông Tào động, Vân môn, v.v... Vào thời Tống, vị tăng Nhật bản là Minh am Vinh tây đến Trung quốc tham yết pháp tôn đời thứ 7 của ngài Hoàng long là sư Hư am Hoài sưởng và được truyền Thiền pháp phái Hoàng long. Sau khi về nước, sư Vinh tây sáng lập chùa Kiến nhân ở Kinh đô (Kyoto), gồm tu cả Viên tông, Mật tông và Thiền tông. Ngoài ra, sư Tuấn nhận (1166-1227) cũng đến Trung quốc vào đời Tống, thụ pháp nơi ngài Mông am Nguyên thông đời thứ 7 thuộc phái Dương kì; sau khi trở về Nhật bản, sư Tuấn nhận truyền bá giới luật và Thiền pháp ở chùa Tuyền dũng. Vào những năm cuối đời Nam Tống, Thiền sư Trung quốc sang Nhật rất đông, phần nhiều hoằng truyền Thiền pháp của phái Dương kì. Trong 24 dòng phái Thiền tông của thời kì Liêm thương (1192- 1333) tại Nhật bản, thì có tới 20 dòng phái thuộc hệ thống phái Dương kì, còn phái Hoàng long thì chỉ có một dòng của sư Vinh tây. Rồi đến cuối đời Minh đầu đời Thanh, ngài Ẩn nguyên Long kì là đời thứ 24 thuộc phái Dương kì, vào năm Thừa ứng thứ 3 (1654) vượt biển sang Nhật lập riêng tông Hoàng bá. [X. Lâm tế tông chỉ; Ngũ đăng hội nguyên Q.11, 12, 17-20; Bản triều tăng bảo truyện; Diên bảo truyền đăng lục; Phù tang thiền lâm tăng bảo truyện].

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

la la la la la la la la la bà la bà
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.