Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ ngũ nghịch theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(五逆) Cũng gọi Ngũ nghịch tội. Chỉ cho 5 cái tội cực ác trái với đạo lí. Cứ theo thuyết của Tiểu thừa thì 5 tội nghịch là: 1. Hại mẹ, cũng gọi giết mẹ. (Phạm: Màtf-ghàta). 2. Hại cha, cũng gọi giết cha (Phạm: Pitfghàta). 3. Hại A la hán, cũng gọi giết A la hán (Phạm: Arhad-ghàta). 4. Ác tâm làm thân Phật ra máu, cũng gọi làm thân Phật ra máu (Phạm: Tathàgatasyàntike duwỉa-cittarudhirotpàdana). 5. Phá tăng, cũng gọi Phá hòa hợp tăng, Đấu loạn chúng tăng (Phạm: Saôghabheda). Trong 5 tội trên đây, 2 tội trước là bỏ ruộng ân nghĩa, 3 tội sau là hủy hoại ruộng đức, vì thế gọi là Năm tội nghịch, Năm tội nặng. Vì hành vi của 5 tội là nguyên nhân làm cho người vi phạm phải rơi vào địa ngục Vô gián nên cũng gọi là Năm nghiệp Vô gián (Phạm: Paĩca anantarya-karmàịi), gọi tắt là Năm vô gián hoặc 5 tội không cứu được. Ba tội trước là tội cố ý giết hại cha, mẹ và A la hán. Còn tội Phá hòa hợp tăng thì chia làm 2: a) Phá yết ma tăng: Li khai giáo đoàn mà mình vốn là 1 thành viên để thành lập giáo đoàn mới thực hành các việc bố tát, yết ma riêng rẽ. b) Phá pháp luân tăng: Tôn thờ thầy khác, lập học thuyết khác, tổ chức giáo đoàn riêng. Ngoài ra, theo luận Câu xá quyển 18, thì Ngũ vô gián đồng loại nghiệp (Phạm:Paĩca Upànantarìyaịi), cũng gọi Cận ngũ vô gián, Ngũ vô gián đồng phận, Cận ngũ nghịch, Loại tự ngũ nghịch, là 5 tội cùng loại với 5 nghiệp Vô gián nói trên. Tức là: 1. Ô nhiễm ni A la hán (Phạm:Màtur arhantyà dùwaịam). 2. Giết bồ tát Trụ định địa (Phạm: Niyatabhùmisthitasya bodhisattvasya màraịam). 3. Giết bậc thánh Hữu học (Phạm: Zaikwsasya màraịam). 4. Phá hòa hợp tăng (Phạm: Saôghàyadvàraharaịam). 5. Phá hoại tháp (Phạm: Stùpabhedanam). Kinh Đại tát già ni kiền tử sở thuyết quyển 4 thì nêu 5 tội nặng là: 1. Phá hoại chùa tháp, thiêu hủy kinh tượng, chiếm đoạt tài sản của Tam bảo, hoặc sai bảo người khác làm các việc ấy. 2. Chê bai Thanh văn, Duyên giác và pháp Đại thừa. 3. Cản trở người tu hành hoặc giết hại người xuất gia. 4. Vi phạm 1 trong 5 tội nghịch của Tiểu thừa.5. Chủ trương không có nghiệp báo, thực hành 10 nghiệp bất thiện; hoặc không sợ quả báo đời sau, khuyến khích người khác làm 10 điều ác. Trong Kim quang minh tối thắng vương kinh sớ quyển 5, ngài Tuệ chiểu hợp tội giết cha và giết mẹ trong 5 tội nghịch của Tiểu thừa làm 1 và thêm tội phỉ báng Phật pháp mà lập thành 5 tội nghịch chung cho cả 3 thừa.[X. kinh Tăng nhất a hàm Q.47; kinh Kim quang minh tối thắng vương Q.3; kinh Đại tập địa tạng thập luân Q.3; luật Tứ phần Q.46; luật Thập tụng Q.36; luận Câu xá Q.17; luận Thuận chính lí Q.43; Du già luận kí Q.3, thượng, Q.5; Du già sư địa luận lược toản Q.4; Câu xá luận quang kí Q.18].

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

na na na na a lại da mạn đà la na bà ma li na bà ma lợi na bà ma lợi na da na da
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.