Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ Như Lai theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(s, p: tathāgata, 如來): âm dịch là Đa Đà A Già Đà (多陀阿伽陀), Đa Tha A Già Độ (多他阿伽度), Đa Đà A Già Độ (多陀阿伽度), Đát Tát A Kiệt (怛薩阿竭), Đát Tha Nga Đa (怛他誐多), Đa A Kiệt (多阿竭); còn gọi là Như Khứ (如去), là một trong 10 danh hiệu của đức Phật, tôn xưng của vị Phật. Nếu phân tích Phạn ngữ tathāgata, có 2 loại: tathā-gata (如去, Như Khứ), tathā-āgata(如來, Như Lai). Như Khứ có nghĩa là cỡi đạo chơn như mà đạt đến quả Phật Niết Bàn. Theo cách giải thích sau có nghĩa là do chơn lý mà đến để thành chánh giác. Đức Phật cỡi chân lý mà đến, do chơn như mà hiện thân, nên được gọi là Như Lai. Một số kinh điển giải thích về thuật ngữ này như sau. Trong Thanh Tịnh Kinh (清淨經) của Trường A Hàm (長阿含) quyển 12 có đoạn: “Phật ư sơ dạ thành tối chánh giác, cập mạt hậu dạ, ư kỳ trung gian hữu sở ngôn thuyết, tận giai như thật, cố danh Như Lai; phục thứ, Như Lai sở thuyết như sự, sự như sở thuyết, cố danh Như Lai (佛於初夜成最正覺、及末後夜、於其中間有所言說、盡皆如實、故名如來、復次、如來所說如事、事如所說、故名如來, đức Phật vào đầu đêm thành chánh giác tối thượng, cho đến cuối đêm, trong khoảng thời gian giữa ấy, những lời nói của ngài, hết thảy đều như thật, nên được gọi là Như Lai; lại nữa, các việc do Như Lai nói ra, việc đúng như lời nói, nên được gọi là Như Lai).” Đại Trí Độ Luận (大智度論) quyển 24 thì định nghĩa là: “Như thật đạo lai, cố danh vi Như Lai (如實道來、故名爲如來, đến với đạo như thật, nên có tên là Như Lai)”; hoặc quyển 55 thì cho là: “Hành Lục Ba La Mật, đắc thành Phật đạo, … cố danh Như Lai (行六波羅蜜、證成佛道、… 故名如來, thực hành Sáu Ba La Mật, chứng thành Phật đạo, … nên có tên là Như Lai).” Hay như theo Thành Thật Luận (成實論) quyển 1 là: “Như Lai giả, thừa như thật đạo lai thành chánh giác, cố viết Như Lai (如來者、乘如實道來成正覺、故曰如來, Như Lai là mang đạo như thật đến đây và thành chánh giác, nên được gọi là Như Lai).” Chuyển Pháp Luân Luận (轉法輪論) giải thích rằng: “Như thật nhi lai, cố danh Như Lai; … Niết Bàn danh Như, tri giải danh Lai, Chánh Giác Niết Bàn cố danh Như Lai (如實而來、故名如來、… 涅槃名如、知解名來、正覺涅槃故名如來, như thật mà đến, nên có tên là Như Lai; Niết Bàn gọi là Như, hiểu biết gọi là Lai; vì vậy Chánh Giác Niết Bàn được gọi là Như Lai).” Đại Nhật Kinh Sớ (大日經疏) cũng có giải thích tương tợ như vậy: “Như chư Phật thừa như thật đạo lai thành chánh giác, kim Phật diệc như thị lai, cố danh Như Lai (如諸佛乘如實道來成正覺、今佛亦如是來、故名如來, như các đức Phật mang đạo như thật đến đây và thành chánh giác, nay Phật cũng đến như vậy, nên có tên là Như Lai).” Bí Tạng Ký Bổn (秘藏記本) của Mật Giáo thì cho rằng: “Thừa như nhi lai cố viết Như Lai (乘如而來故曰如來, cỡi đạo như thật mà đến nên có tên là Như Lai).” Trong tác phẩm Giáo Hành Tín Chứng (敎行信證) quyển 4 của Thân Loan (親鸞, Shinran, 1173-1262) Nhật Bản có định nghĩa về Như Lai rằng: “Chơn như tức thị nhất như, nhiên giả Di Đà Như Lai tùng Như Lai sanh thị hiện Báo Ứng Hóa chủng chủng thân giả (眞如卽是一如、然者彌陀如來從如來生示現報應化種種身也, chơn như tức là nhất như, tuy nhiên, Di Đà Như Lai từ Như Lai sanh ra, thị hiện các loại thân như Báo Thân, Ứng Thân, Hóa Thân).” Ngoài ra, bản chú giải trường bộ kinh bằng tiếng Pāli là Sumaṅgala-vilāsinī có nêu 9 nghĩa của Như Lai, hay Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận (十住毘婆沙論) thì giải thích 11 nghĩa, v.v. Tại Chánh Điện của dũng tuyền tự (湧泉寺), thuộc Phúc Châu (福州), Tỉnh Phúc Kiến (福建), Trung Quốc có câu đối rằng: “Bảo tướng hiện Như Lai nhân chứng Bồ Đề không Ngũ Uẩn, kim thân Quán Tự Tại tu La Hán ngộ Tam Thừa (寶相現如來因證菩提空五蘊、金身觀自在果修羅漢悟三乘, tướng báu hiện Như Lai nhân chứng Bồ Đề không Năm Uẩn, thân vàng Quán Tự Tại tu La Hán ngộ Ba Thừa).” Hay như tại Huệ Tế Tự (慧濟寺) thuộc Phổ Đà Sơn (普陀山), Tỉnh Triết Giang (浙江省) cũng có câu đối: “Tự Tại tự quán Quán Tự Tại, Như Lai như kiến kiến Như Lai (自在自觀觀自在、如來如見見如來, Tự Tại tự quán Quán Tự Tại, Như Lai như thấy thấy Như Lai).”

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

na na na na a lại da mạn đà la na bà ma li na bà ma lợi na bà ma lợi na da na da
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.