Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ phạm bái theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(梵唄) Phạm: Bhàwà. Cũng gọi Thanh bái, Tán bái, Kinh bái, Phạm khúc, Phạm phóng, Thanh minh. Gọi tắt: Phạm. Dùng điệu nhạc để tụng kinh, tán vịnh, ca tụng công đức của Phật. Bái, gọi đủ là Bái nặc, là dịch âm từ tiếng PhạmBhàwànghĩa là ngợi khen. Vì dựa theo nhạc điệu tán vịnh của Phạm độ (Ấn độ) nên gọi Phạm bái. Tuy đức Thế tôn cấm chỉ không được đọc tụng văn kinh bằng giọng điệu giống như thanh điệu Bà la môn, nhưng vì thanh bái có công dụng làm giảm bớt sự mỏi mệt của thân tâm và giúp nhớ dai, vì thế đức Phật cũng cho phép xướng tụng. Sau khi đức Phật nhập diệt thì Phạm bái được lưu hành khắp nơi. Khi Phật giáo truyền vào Trung quốc, các nhà truyền dịch kinh văn thì nhiều, nhưng các nhà truyền tụng Thanh bái thì hiếm. Bởi vì tiếng Phạm là tiếng đa âm, mà tiếng Hán là tiếng đơn âm, nếu dùng tiếng Phạm để vịnh tiếng Hán thì tiếng dài mà vần hụt; còn nếu dùng nhạc khúc tiếng Hán mà vịnh tiếng Phạm thì vần ngắn, lời dài. Cho nên dùng nhạc khúc Hán để ca vịnh tiếng Phạm hoặc ngược lại, đều không dễ dàng. Tương truyền, nguồn gốc tán bái của Trung quốc là do Trần tư vương Tào thực đời Tào Ngụy đến du ngoạn núi Ngư sơn (thuộc huyện Đông a, tỉnh Sơn đông), nghe lời tán của Phạm thiên trong hư không, thâm hiểu ý nghĩa, ông bèn mô phỏng âm tiết của lời tán ấy mà viết thành Phạm bái. Sau đó, ông dựa theo kinh Thái tử thụy ứng bản khởi, soạn lời tạo âm mà viết thành bài Thái tử tụng, tiếp theo, ông soạn khúc Bồ tát thiểm tử tụng: Đây là khúc Phạm bái Phạm Hán hỗn hợp đầu tiên. Về sau, các ngài Chi khiêm, Khang tăng hội đời Ngô cũng ứng dụng Phạm bái và chế tác các bài: Tán bồ tát liên cú Phạm bái và Nê hoàn Phạm bái... Từ đó về sau Phạm bái mới được lưu hành rộng rãi. Lương cao tăng truyện quyển 13 nêu tên 11 vị, từ ngài Bạch pháp trở xuống, rất giỏi về Phạm bái. Từ đời Đông Tấn về sau, Phạm bái khá thịnh hành ở miền Nam, Trung quốc. Cánh lăng vương Tiêu tử lương đời Nam Tề tận lực cổ xúy Phạm bái, ông sáng tác rất nhiều về bộ môn này. Đến đời Đường, Phạm bái dần dần thịnh hành trong dân gian, trong số 9 chức vị ở Đạo tràng dịch kinh, Phạm bái được dành cho 1 chức. Phạm bái chủ yếu được dùng trong 3 trường hợp: 1. Trong nghi thức giảng kinh: Thông thường được cử hành trước và sau khi giảng kinh.2. Lục thời hành đạo: Tức thực hành trong các khóa tụng kinh vào lúc sáng sớm và chiều tối. 3. Đạo tràng sám pháp: Nhằm mục đích giáo hóa, dắt dẫn quần chúng, nghi thức Phạm bái trong trường hợp này đặc biệt chú trọng ca hát, ngâm vịnh, tán thán... Về sau, tùy theo địa phương mà âm điệu Phạm bái có khác nhau, chủ yếu chia ra 2 miền Nam và Bắc, mỗi miền có đặc trường riêng. Từ đời Đường trở về trước, Phạm bái lưu hành gồm có: 1. Như lai bái: Cũng gọi Như lai phạm, Hành hương phạm(xướng lúc dâng hương tán Phật). Tức những câu kệ: Như lai diệu sắc thân, Thế gian vô dữ đẳng; Vô tỉ bất tư nghị, Thị cố kim kính lễ. Như lai sắc vô tận, Trí tuệ diệc phục nhiên; Nhất thiết pháp thường trụ, Thị cố ngã qui y.(Kinh Thắng man). 2. Vân hà bái: Cũng gọi Vân hà phạm. Tức những câu kệ: Vân hà đắc trường thọ, Kim cương bất hoại thân? Phục dĩ hà nhân duyên, Đắc đại kiên cố lực? Vân hà ư thử kinh, Cứu cánh đáo bỉ ngạn? Nguyện Phật khai vi mật, Quảng vị chúng sinh thuyết. (Kinh Niết bàn quyển 3, bản Nam). 3. Xử thế bái: Cũng gọi Xử thế phạm. Tức bài kệ: Xử thế gian như hư không, Nhược liên hoa bất trước thủy; Tâm thanh tịnh siêu ư bỉ, Khể thủ lễ Vô thượng thánh. (Kinh Siêu nhật nguyệt minh quyển thượng). Thông thường, Phạm bái được chia làm 3 tiết:Sơ bái: Phần văn kệ được xướng lúc bắt đầu pháp sự, tức câu kệ đầu: Như lai diệu sắc thân trong Như lai bái.Trung bái: Văn kệ được xướng khi đang cử hành pháp sự, tức câu đầu Như lai sắc vô tận của bài kệ thứ 2 trong Như lai bái.Hậu bái: Bài kệ của Xử thế bái được xướng khi pháp sự kết thúc. Những bài kệ Phạm bái này được gọi là Phạm âm kệ. Nội dung Phạm bái cóLục cú tán và Bát cú tán. Lục cú tán chủ yếu là bài Hương tán: Lô hương sạ nhiệt, pháp giới mông huân v.v... được xướng vào lúc bắt đầu pháp sự để cung thỉnh chư Phật. Còn Bát cú tán thì như các bài Tam bảo tán, A di đà Phật tán, Dược sư Phật tán v.v... thường được xướng lúc pháp sự đang diễn tiến và sau khi tụng kinh. Khi xướng Phạm bái có dùng các thứ pháp khí như chuông, mõ, thanh la, tiêu, cảnh, linh... hòa theo âm điệu trầm bổng du dương, tạo thành nhạc khúc đặc biệt của Phật giáo. Phạm bái được truyền đến Nhật bản vào đầu thời đại Nại lương, là 1 trong 4 pháp yếu của Phật giáo xứ Phù tang. Đến thời đại Bình an thì có 2 dòng lớn là Tiến lưu và Đại nguyên lưu rất thịnh hành. Tiến lưu thuộc hệ thống tông Chân ngôn và Đại nguyên lưu thuộc hệ thống tông Thiên thai. [X. phẩm Thọ mệnh kinh Niết bàn (bản Bắc); Căn bản tát bà đa bộ luật nhiếp Q.9; Tứ phần luật san phồn bổ khuyết hành sự sao Q.thượng, phần 4; Tống cao tăng truyện Q.3, 25; thiên Bái tán trong Pháp uyển châu lâm Q.36; Sắc tu Bách trượng thanh qui Q.5; Nam hải kí qui nội pháp truyện Q.4; Thích thị yếu lãm Q.thượng; truyện Lặc na ma đề trong Khai nguyên thích giáo lục Q.6; Nhập đường cầu pháp tuần lễ hành kí Q.2].

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

Pa-cha-ri-pa Pa-li pabbata padumuttara pali ngữ Pan-ka-ja-pa panga Pāṇini paramartha passi
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)