Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ Pāṇini theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(520-460 trước công nguyên): âm dịch là Ba Nhĩ Ni (波爾尼), Ba Nị Ni (波膩尼), Ba Ni Ni (波尼尼), nhà văn pháp trứ danh của Ấn Độ ngày xưa, xuất thân vùng Ta La Đỗ La (s: Śalātura, 娑羅覩邏), nước Kiền Đà La (s, p: Gandhāra, 健駄邏), thuộc Quận Attock, Tỉnh Punjab, Pakistan ngày nay, nằm giữa Rawalpindi và Peshawar. Theo Đại Đường Tây Vức Ký (大唐西域記) quyển 1, phần Kiền Đà La Quốc (健駄邏國), Ba Nhĩ Ni sanh ra đã thông hiểu tất cả, nhạy bén, lanh lợi, có chí muốn viết sách, được trời Tự Tại Thiên (自在天) chỉ giáo cho, nhờ vậy ông nghiên cứu sâu sắc hơn, lấy các ngôn ngữ mà viết thành sách. Sách này thông cả xưa nay, bao quát hết văn từ, ý ngữ; nhà vua thấy vậy rất kinh ngạc, bèn truyền khắp trong nước nếu có ai tụng thuộc sách này thì sẽ được ban thưởng tiền vàng; cho nên sách này được lưu truyền rất thịnh hành. Tương truyền sách này là văn điển Vyākaraṇa (毘伽羅論, Tỳ Già La Luận) gồm 1.000 bài tụng và 32.000 từ. Văn điển do ông trước tác vốn không có tiêu đề và ông rất nổi tiếng về văn pháp tiếng Sanskrit, đặc biệt là hệ thống 3.959 nguyên tắc của hình thái học tiếng Sanskrit về văn phạm, thường được gọi là Aṣṭādhyāyī (nghĩa là “Tám Chương”). Đây là văn bản cơ sở thuộc trường phái văn pháp của Vedāṅga. Aṣṭādhyāyī là sách văn phạm tiếng Sanskrit cổ xưa nhất (mặc dầu một số học giả cho rằng nó lập cước trên các tác phẩm xưa hơn), là tác phẩm sớm nhất về ngôn ngữ học miêu tả và về ngôn ngữ học nói chung. Thông thường lý thuyết dễ hiểu và rất khoa học về văn pháp của Pāṇini được xem như đánh dấu sự chấm dứt giai đoạn tiếng Sanskrit Phệ Đà (Vedic Sanskrit), bằng dịnh nghĩa giới thiệu tiếng Sanskrit Cổ Điển (Classical Sanskrit). Mặc dầu tác phẩm của ông thuần túy mang tính văn pháp và từ điển, chúng ta có thể rút ra vài luận cứ về văn hóa cũng như địa lý qua từ ngữ do ông dùng trong các ví dụ và từ những thư từ ông gởi cho bạn bè văn pháp học của ông.

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

Pa-cha-ri-pa Pa-li pabbata padumuttara pali ngữ Pan-ka-ja-pa panga Pāṇini paramartha passi
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)