Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ quy ngưỡng tông theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(潙仰宗) Tên của Thiền phái thuộc pháp hệ ngài Nam nhạc, tôn các ngài Qui Sơn Linh Hựu và Ngưỡng Sơn Tuệ Tịch làm Tông tổ, lấy 2 chữ Qui ngưỡng làm tên tông, 1 trong 5 nhà 7 tông (Ngũ gia thất tông) của Thiền Nam tông Trung Quốc. Khoảng năm Nguyên hòa đời Đường, ngài Linh Hựu trụ ở Qui sơn (nay là huyện Trường Sa, tỉnh Hồ Nam), tuyên dương tông phong, đệ tử là Tuệ Tịch kế tiếp tập đại thành. Vào cuối đời Đường và đầu thời Ngũ đại, tông Qui ngưỡng rất hưng thịnh, sang đời Tống thì dần dần suy vi và cuối cùng được sáp nhập với tông Lâm Tế, thế là tuyệt tích sau khi tồn tại 150 năm. Sơ tổ Linh Hựu đắc pháp nơi ngài Bách Trượng Hoài Hải, một mình ở Qui sơn 7 năm. Về sau, nhân có ngài Lại An từ nơi ngài Bách Trượng đến mà người học dần dần qui tụ về đây, thường hơn 1.500 người, lấn lướt cả môn đình ngài Hoàng Bá. Đệ tử là ngài Tuệ Tịch thừa kế, trụ ở Ngưỡng Sơn tại Viên Châu, phát triển tông phong, về sau chia làm 2 phái Tây tháp và Nam tháp. Tây tháp do ngài Ngưỡng Sơn truyền còn chịu ảnh hưởng dòng pháp của ngài Đàm Nguyên Ứng Chân; Nam tháp thì chính thức thuộc pháp hệ Qui sơn. Phái Tây tháp bắt đầu từ ngài Quang Mục, truyền cho ngài Tư Phúc Như Bảo, lại truyền cho ngài Cát Châu Trinh Thúy và Đàm Châu Như Uyển. Phái Nam tháp bắt đầu từ ngài Quang Dũng, rồi truyền cho ngài Ba Tiêu Tuệ Thanh và Thanh hóa Toàn phó. Dưới ngài Tuệ Thanh, có các ngài Trình Châu Kế Triệt, Hưng Dương Thanh Nhượng, U Cốc Pháp Nhãn... Ngoài ra, đệ tử của ngài Ngưỡng Sơn còn có các sư: Hoắc Sơn Cảnh Thông, Vô Trước Văn Hỉ... Trong pháp mạch ngũ gia, tông này suy vi sớm nhất. Pháp hệ truyền thừa chỉ có 4, 5 đời, từ đời Tống về sau thì chấm dứt. Cứ theo Nhân thiên nhãn mục quyển 4 thì tông Qui ngưỡng chia thế giới chủ quan và khách quan ra làm 3 thứ sinh: Tưởng sinh, Tướng sinh, và Lưu chú sinh, mỗi thứ đều có sự phủ định. - Tưởng sinh: Chỉ cho những suy tư chủ quan, cho rằnghễcó tâm tư duy thì đều là nhơ nhớp tạp loạn, cần phải xa lìa mớiđượcgiải thoát. -Tướng sinh: Chỉ cho cảnh sở duyên, tức thế giới khách quan, cũng cần phải phủ định. Cho nên trong sách có câu kệ (Vạn tục 113, 437 thượng): Ánh sáng chiếu vào rõ đường về. Mộng tối tan rồi hai mắt sáng. -Lưu chú sinh: Chỉ cho thế giới chủ quan, khách quan biến hóa vô thường, âm thầm trôi chảy, theo nhau không dứt. Nếu có thể nhìn thẳng vào dòng thác tư duy ấy mà cắt đứt được thì chứng đắc trí viên minh, đạt đến cảnh giới tự tại. Về lí luận tu hành thì tông này theo yếu chỉ Lí sự như như của các Thiền sư Đạo Nhất, Hoài Hải, cho rằng vạn vật hữu tình đều có đủ tính Phật, nếu minh tâm kiến tính thì có thể thành Phật. Thiền phong của tông này là Phương viên mặc khế (lặng lẽ khế hợp tất cả), cơ pháp tiếp hóa người học phần nhiều dùng cách đối đáp để đưa đến chỗ thầm hợp (ngộ). [X. Ngũ đăng hội nguyên Q.9; Thích thị kê cổ lược Q.3; Ngũ gia tông chỉ toàn yếu Q.hạ].

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

Quả quá quả quả quá qua quả quả quả quá ác
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.