Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ thập bát bất cộng pháp theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(十八不共法) I. Thập BátBấtCộng Pháp. Gọi đủ: Thập bát bất cộng Phật pháp. Chỉ cho 18 pháp công đức mà chỉ riêng Phật mới có chứ không chung cho hàng Bồ tát, Thanh văn, Duyên giác. A. Mười tám pháp được nêu trong phẩm Quảng thừa kinh Đại phẩm bát nhã quyển 5, đó là: 1. Thân vô thất: Thân không có lỗi. Phật từ vô lượng kiếp đến nay, giữ giới thanh tịnh, vì công đức này đầy đủ, tất cả phiền não hết sạch nên thân không có lỗi. 2. Khẩu vô thất: Miệng không có lỗi. Phật có vô lượng trí tuệ biện tài, pháp Phật nói ra tùy theo các cơ nghi khiến cho họ đều chứng ngộ. 3. Niệm vô thất: Ý nghĩ không có lỗi. Phật tu các thiền định rất sâu xa, tâm không tán loạn, đối với các pháp tâm không dính dấp, được sự an ổn đệ nhất nghĩa. 4. Vô dị tưởng: Không có ý tưởng khác. Phật đối với tất cả chúng sinh bình đẳng hóa độ, không có tâm lựa chọn, phân biệt.5. Vô bất định tâm: Tâm thường ở trong định. Phật đi đứng ngồi nằm thường không lìa thắng định sâu xa, thường nhiếp tâm trụ trong thiện pháp, đối với thực tướng các pháp không thoái thất. 6. Vô bất tri kỉ xả tâm: Thường ý thức xả tâm của mình. Đối với các cảm thụ như khổ, vui... Phật biết rõ các tướng sinh trụ diệt của chúng trong từng niệm và an trú trong vắng lặng bình đẳng, tức thường ở trạng thái tâm không khổ không vui (xả tâm).7. Dục vô giảm: Ý muốn không giảm. Phật đầy đủ các thiện pháp, luôn muốn hóa độ chúng sinh, tâm không chán bỏ. 8. Tinh tiến vô giảm: Tinh tiến không giảm. Thân tâm của Phật đều tinh tiến, vì độ chúng sinh nên thường thực hành các phương tiện, không dừng nghỉ. 9. Niệm vô giảm: Tâm niệm không giảm. Pháp và tất cả trí tuệ của chư Phật 3 đời tương ứng đầy đủ, không có thoái chuyển. 10. Tuệ vô giảm: Tuệ không giảm. Phật có đầy đủ tất cả trí, vả lại, còn trí tuệ của 3 đời không bị chướng ngại, nên tuệ không khuyết giảm. 11. Giải thoát vô giảm: Giải thoát không giảm. Phật xa lìa tất cả chấp trước, có đầy đủ 2 loại giải thoát hữu vi, vô vi, tất cả phiền não tập khí đều hết sạch, cho nên giải thoát không khuyết giảm. 12. Giải thoát tri kiến vô giảm: Giải thoát tri kiến không giảm. Phật thấy biết các tướng giải thoát, rõ suốt không bị ngăn ngại.13. Nhất thiết thân nghiệptùy trí tuệ hành: Tất cả hành động của thân đều được trí tuệ soi sáng, chỉ dẫn. 14. Nhất thiết khẩu nghiệp tùy trí tuệ hành: Tất cả lời nói từ miệng Phật phát ra đều theo trí tuệ. 15. Nhất thiết ý nghiệp tùy trí tuệ hành: Tất cả ý nghĩ đều được trí tuệ hướng dẫn. Ba pháp trên đây là khi Phật khởi động 3 nghiệp thân, khẩu, ý trước hết xem xét, cân nhắc đúng sai, lợi hại rồi sau mới thực hành theo trí tuệ, cho nên không sai lầm, đều mang lại lợi ích cho chúng sinh. 16. Trí tuệ tri kiến quá khứ thế vô ngại vô chướng:Trí tuệ thấy biết đời quá khứ không bị chướng ngại. 17. Trí tuệ tri kiến vị lai thế vô ngại vô chướng: Trí tuệ thấy biết đời vị lai không bị chướng ngại. 18. Trí tuệ tri kiến hiện tại thế vô ngại vô chướng: Trí tuệ thấy biết đời hiện tại không bị ngăn ngại. B. Chỉ cho 18 Pháp: 10 lực, 4 vô sở úy, 3 niệm trụ và đại bi mà chư Phật tu được ở giai vị Tận trí lúc các Ngài vừa thành đạo, là những pháp mà các bậc Thánh khác không có. Được 10 lực, diệt trừ hết các hoặc tập khí; được 4 vô sở úy, thuyết pháp không sợ sệt; được 3 niệm trụ, không sinh tâm vui mừng, buồn lo; được đại bi, duyên theo tất cả hữu tình, thấy rõ hành tướng 3 khổ. Mười lực là: Xứ phi xứ trí lực, nghiệp dị thục trí lực, tĩnh lự giải thoát đẳng trì đẳng chí trí lực, căn thượng hạ trí lực, chủng chủng thắng giải trí lực, chủng chủng giới trí lực, biến thú hành trí lực, túc trụ tùy niệm trí lực, tử sinh trí lực và lậu tận trí lực. Bốn vô sở úy là: Chính đẳng giác vô úy, lậu vĩnh tận vô úy, thuyết chướng pháp vô úy và thuyết đạo vô úy. Ba niệm trụ là: Đối với người cung kính nghe pháp, Phật giữ tâm bình đẳng, đối với người không cung kính nghe pháp, Phật giữ tâm bình đẳng, đối với người cung kính nghe pháp và không cung kính nghe pháp, Phật cũng giữ tâm bình đẳng. C. Mười tám pháp bất cộng của Phật theo thuyết của các Luận sư khác: Luận Đại trí độ quyển 26 nêu: Nhất thiết trí, công đức vô lượng, đại bi, trong trí tuệ được tự tại, trong định được tự tại, biến hóa tự tại, thụ kí vô lượng, thụ kí không hư dối, lời nói chẳng trái, trí tuệ không giảm, thường làm bố thí, thường xem xét chúng sinh, chẳng mất niệm, không còn tập khí phiền não, không thể đúng như pháp nói ra lỗi của Phật, không thấy được tướng trên đỉnh đầu của Phật, dưới lòng bàn chân mềm mại, được thần thông ba la mật, chuyển tâm chúng sinh khiến cho vui mừng được độ. Nói một cách đại khái, các pháp bất cộng này đều lấy nghĩa trí tuệ làm chính. [X. kinh Văn thù sư lợi vấn Q.hạ; luận Đại tì bà sa Q.17]. II. Thập Bát Bất Cộng Pháp của Bồ Tát.Mười tám Bất cộng pháp nói trong kinh Bảo vũ quyển 4, đó là: 1. Làm việc bố thí không theo người khác chỉ bảo. 2. Giữ giới không theo người khác chỉ bảo.3. Tu nhẫn không theo người khác chỉ bảo. 4. Tinh tiến không theo người khác chỉ bảo.5. Tĩnh lự không theo người khác chỉ bảo.6. Bát nhã không theo người khác chỉ bảo.7. Thực hành nhiếp sự, thu nhiếp được tất cả hữu tình. 8. Hiểu rõ hồi hướng. 9. Dùng phương tiện khéo léo là chính, tự tại khiến tất cả hữu tình tu hành, lại có năng lực thị hiện trong Tối thượng thừa mà được xuất li. 10. Không lui sụt Đại thừa. 11. Khéo thị hiện ở nơi sinh tử niết bàn mà được an vui, lời nói thuận thế tục. 12. Trí tuệ dẫn đường, tuy hiện tiền khởi các thứ thụ sinh, nhưng không tạo tác và xa lìa các lỗi lầm. 13. Đầy đủ 10 điều thiện của 3 nghiệp thân, khẩu, ý. 14. Vì nhiếp thụ các hữu tình nên thường không lìa bỏ, thường nhịn chịu được tất cả các khổ uẩn. 15. Có năng lực thị hiện tất cả những điều mà thế gian ưa thích. 16. Tuy sống giữa những ngu phu khổ não và Thanh văn, nhưng không mất tất cả trí tâm, như kim cương cứng chắc, thanh tịnh trang nghiêm. 17. Nếu khi nhận ngôi vị Pháp vương thì dùng lụa buộc và nước rưới lên đầu. 18. Không xa lìa chính pháp của chư Phật mà thường thị hiện tâm mong cầu. Phẩm Li thế gian trong kinh Hoa nghiêm quyển 26 (bản dịch mới) có nêu thuyết Mười pháp bất cộng của Bồ tát giống với 10 pháp Bất cộng nói trong kinh Bảo vũ. Kinh Phấn tấn vương vấn quyển hạ, cũng nêu 18 pháp Bất cộng của Bồ tát và cũng có nhiều chỗ giống với các thuyết trên.[X. kinh Tự tại vương bồ tát Q.hạ; Hoa nghiêm kinh sớ Q.52; Đại thừa nghĩa chương Q.16].

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

tả tả ta tạ tả ta
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.