Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ Tỳ Lô Giá Na Phật theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(s: Vairocana-buddha, 毘盧遮那佛): tên gọi tắt của Tỳ Lô Xá Na (毘盧舍那), hay Lô Xá Na (盧舍那), âm dịch là Tỳ Lâu Giá Na (毘樓遮那), Tỳ Lô Chiết Na (毘盧折那), Phệ Lô Giá Na (吠嚧遮那); ý dịch là Biến Nhất Thiết Xứ (遍一切處), Biến Chiếu (遍照), Quang Minh Biến Chiếu (光明遍照), Đại Nhật Biến Chiếu (大日遍照), Tịnh Mãn (淨滿), Quảng Bác Nghiêm Tịnh (廣博嚴淨). Các kinh điển giải thích về đức Phật nầy như Hoa Nghiêm Kinh (華嚴經), Phạm Võng Kinh (梵綱經), Quán Phổ Hiền Bồ Tát Hành Pháp Kinh (觀普賢菩薩行法經), Đại Nhật Kinh (大日經), v.v., đều khác nhau, và thậm chí các tông phái ở Trung Quốc giải thích về đức Phật nầy cũng có sự khác biệt lẫn nhau. Kinh Hoa Nghiêm thì cho rằng đức Tỳ Lô Giá Na Phật đã từng tu công đức trong vô lượng kiếp, chứng quả chánh giác, trú nơi thế giới Liên Hoa Tạng, phóng ra ánh sáng lớn chiếu khắp mười phương, phóng đám mây hóa thân từ nơi lỗ chân lông để diễn xuất biển vô lượng khế kinh. Theo Phạm Võng Kinh thì cho rằng đức Phật nầy đã tu hành tâm địa trong hàng trăm a tăng kỳ kiếp để thành đẳng chánh giác, trú nơi thế giới Liên Hoa Đài Tạng, chung quanh đài liên hoa ấy có ngàn cánh (ngàn thế giới); đức Tỳ Lô Giá Na Phật biến thành ngàn hóa thân của đức Thích Ca Mâu Ni Phật và trú trong ngàn thế giới nầy. Hơn nữa, trong mỗi thế giới cánh sen ấy có hàng trăm ức núi Tu Di, trăm ức mặt trăng và mặt trời, hàng trăm ức cõi thiên hạ, hàng trăm ức Bồ Tát, Thích Ca đang diễn thuyết pháp môn tâm địa của Bồ Tát. Theo Quán Phổ Hiền Bồ Tát Hành Pháp Kinh thì cho rằng đức Thích Ca Mâu Ni Phật có tên là Tỳ Lô Giá Na Biến Nhất Thiết Xứ và trú nơi Thường Tịch Quang Độ, cảnh giới được hình thành từ Bốn Ba La Mật là Thường Lạc Ngã Tịnh. Trong đó, Hoa Nghiêm Kinh và Phạm Võng Kinh thì cho rằng Tỳ Lô Giá Na Phật là Báo Thân Phật; còn Quán Phổ Hiền Kinh thì cho là Pháp Thân Phật. Về phía Thiên Thai Tông và Pháp Tướng Tông thì lập nên Tam Tôn là Tỳ Lô Xá Na, Lô Xá Na và Thích Ca, trong đó họ xem Tỳ Lô Xá Na là Pháp Thân (Tự Tánh Thân), Lô Xá Na là Báo Thân (Thọ Dụng Thân) và Thích Ca là Ứng Thân (Biến Hóa Thân). Trong 10 danh hiệu đức Phật có câu “Thanh Tịnh Pháp Thân Tỳ Lô Xá Na Phật, Viên Mãn Báo Thân Lô Xá Na Phật, Thiên Bách Ức Hóa Thân Thích Ca Mâu Ni Phật”, cũng phát xuất từ giải thích nói trên. Riêng Chơn Ngôn Tông thì lấy thuyết của Đại Nhật Kinh mà chủ trương Tỳ Lô Giá Na Phật là Đại Nhật Pháp Thân với Lý Trí Bất Nhị. Trong bài Phật Tâm Ca (佛心歌) của Tuệ Trung Thượng Sĩ (慧中上士, 1230-1291) có câu “A thùy ư thử tín đắc cập, cao bộ Tỳ Lô đảnh thượng hành (阿誰於此信得及、高歩毘盧頂上行, Ai người theo đây tin được đến, cao bước Tỳ Lô đảnh thượng đi).”

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

tả tả ta tạ tả ta
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.