Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ Vi Đà theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(s: Skanda, p: Khanda, 韋馱、韋陀): còn gọi là Vi Đà Thiên (違駄天、韋馱天), Tắc Kiến Đà Thiên (塞建陀天), Tư Kiến Đà Thiên (私建陀天), Kiến Đà Thiên (建陀天), Vi Tướng Quân (韋將軍), Vi Thiên Tướng Quân (韋天將軍), Vi Đà Thiên Tướng (韋馱天將), Vi Đà Tôn Thiên (韋陀尊天), Đại Kiên (大肩), Thiên Thần Quỷ (天神鬼), Âm Cuồng (陰狂); vốn là vị thần của Bà La Môn Giáo. Vị này có tên gọi khác là Ca Hy Cát Dạ (s: Kārttikeya, 迦絺吉夜, ý dịch là Lục Diện Tử [六面子, người có sáu mặt]), Cưu Ma La (s, p: Kumāra, 鳩摩羅, ý dịch là Đồng Tử [童子]), Thiện Phạm (s, p: Subrahmā, 善梵). Nguyên lai vị này là thần chiến đấu, có 6 đầu, 12 tay, tay cầm cung tên, cỡi con chim Khổng Tước (孔雀). Tín ngưỡng sùng bái vị thần này đầu tiên phát xuất ở miền Nam Ấn, đến sau thế kỷ thứ 5 thì được truyền vào Bắc Ấn và sau này được Phật Giáo Đại Thừa hấp thu biến thành vị thần ủng hộ chốn già lam. Vi Đà Thiên được xem như là một trong 8 vị Đại Tướng Quân của Tăng Trưởng Thiên (s: Virūḍhaka, 增長天) ở phương Nam, là người đứng đầu trong 32 vị Tướng Quân dưới trướng của Tứ Thiên Vương (s: Cāturṁahārājakāyika, 四天王). Lúc sanh bình ông rất thông tuệ, sớm lìa dục trần, tu tập Phạm hạnh thanh tịnh, sau được đức Phật phó chúc cho trấn hộ 3 châu là Đông Thắng Thân Châu (s: Pūrva-videha, 東勝身洲), Tây Ngưu Hóa Châu (s: Apara-godhānīya, 西牛貨洲), Nam Thiệm Bộ Châu (s: Jampudīpa, 南贍部洲); cho nên Vi Đà Thiên còn được gọi là Tam Châu Cảm Ứng (三洲感應), Uy Chấn Tam Châu (威鎭三洲). Tương truyền khi đức Phật nhập Niết Bàn, có một con quỷ đến cướp mất một cái răng của Phật, Vi Đà Thiên cấp tốc đuổi theo lấy về. Hình tượng vị này thân mang áo giáp, chấp tay, tay cầm bảo kiếm. Tại Trung Quốc, theo Đạo Tuyên Luật Sư Cảm Thông Lục (道宣律師感通錄, Taishō No. 2107) cho biết rằng từ khi Đạo Tuyên (道宣, 596-667) nhà Đường cảm đắc hình tượng của vị Bồ Tát này, già lam các nơi đều tôn trí thần tượng. Xưa nay, Phật Giáo xem vị này như là vị thần thủ hộ các vật thực cúng dường trong chốn già lam, cho nên phần lớn tượng của vị này được tôn thờ gần Nhà Kho hay Nhà Bếp. Tại Vi Đà Điện (韋馱殿) của Thiên Đồng Tự (天童寺) thuộc Ngân Huyện (鄞縣), Tỉnh Triết Giang (浙江省) có câu đối như sau: “Tam Châu cảm ứng nan tư nhữ hữu chơn tu ngã hộ pháp, nhất chử uy thần khả úy nhân vô tà niệm tự hàng ma (三洲感應難思汝有眞修我護法、一杵威神可畏人無邪念自降魔, Ba Châu cảm ứng khó lường người chơn tu ta hộ pháp, một chày oai thần đáng sợ người không tà niệm tự hàng ma).” Hay tại Thiền Đường của Bảo Quang Tự (寶光寺) ở Tân Đô (新都), Tứ Xuyên (四川) có câu đối tán thán Vi Thiên Tướng Quân rằng: “Hiện Tướng Quân thân chấp hàng ma nhân thiên củng phục, hành Bồ Tát đạo phi khải giáp pháp giới quy y (現將軍身執降魔人天拱服、行菩薩道披鎧甲法界皈依, hiện thân Tướng Quân hàng phục ma trười người kính phục, hành đạo Bồ Tát mang áo giáp pháp giới quy y).” Trong Thiền môn thường tụng bài Tán Vi Đà như: “Vi Đà Thiên Tướng diệu đường đường, thân phi kim giáp hiển uy quang, khai hóa Tam Châu hưng mật dụng, tồi tà phụ chánh hộ đạo tràng (韋馱天將妙堂堂、身披金甲顯威光、開化三洲興密用、摧邪輔正護道塲, Vi Đà Thiên Tướng hiện đường đường, thân mang vàng giáp lộ oai quang, giáo hóa Ba Châu thầm ủng hộ, dẹp tà hiển chánh giúp đạo tràng).” Ngày đản sanh của Bồ Tát Vi Đà là mồng 3 tháng 6 Âm Lịch hằng năm.

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

vạ va chạm vạ lây vạ miệng vạc vác vạc dầu vái vãi vài
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.