Tu khổ hạnh cực đoan có phải là con đường thoát khổ?
Đến cuối thời kỳ sáu năm thực hành miên mật, Ngài Tất Đạt Đa nhận ra đạo khổ hạnh không hề cho thấy một chút khả năng nào mang lại hỷ lạc hay trợ duyên giác ngộ. Do vậy, Ngài đã từ bỏ lối tu khổ hạnh và sự hành xác tới gần như kiệt quệ.
Ngài cũng nhận ra rằng nếu chỉ thiền định an trụ tâm trong hư không vô biên, như các bậc thầy tu khổ hạnh đã dạy Ngài, sẽ không bao giờ chấm dứt khổ đau trong ba cõi Dục giới, Sắc giới và Vô Sắc giới. Vì vậy, Thái tử quyết tâm đi theo con đường Trung đạo của chính mình.
Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia tu học với hai vị thầy Bà la môn theo đạo Hindu danh tiếng là A-ra-la-ca-lan (Alara Kalama) và Uất-đà-ka-la-ma-tử (Udaka Ramaputta). Họ hướng dẫn Ngài quán chiếu về sự hư ảo của vạn pháp và thiền tĩnh trụ. Nhưng chỉ sau một thời gian rất ngắn, Thái tử đã nhận ra rằng những giáo lý này sẽ không thể chấm dứt được khổ đau của ba cõi Dục giới, Sắc giới, Vô Sắc giới. Vậy nên Thái tử đi đến khu rừng bên bờ sông Ni Liên Thiền (Neranja) và nhập vào nhóm năm tu sỹ khổ hạnh gồm Kiều Trần Như (Anjanata) , A Thuyết Thị (Ashvajit), Bà Sư Ba (Vaspa), Ma Ha Nam (Mahanama) và Bạt Đề (Badrika). Những người này về sau trở thành năm đại đệ tử đầu tiên của Đức Phật.
Đường tu khổ hạnh của Tôn giả Ma Ha Ca Diếp
Thời gian này, Thái tử nghiêm ngặt áp dụng phương pháp tu tập ép xác khổ hạnh, thiền định về trạng thái tỉnh giác rộng lớn như hư không. Kinh điển ghi lại rằng, trong hai năm đầu, Ngài gần như không ăn gì ngoài vài hạt mè; trong hai năm kế tiếp, Ngài chỉ uống nước, và hai năm cuối Đức Phật không hề dùng thực phẩm gì. Trong suốt thời kỳ khổ hạnh cực kỳ khắc nghiệt đó, thân thể Ngài trở nên gầy mòn, đen đúa như bộ xương khô, mọi người gọi Ngài là Hắc Mâu Ni. Ngài không hề dịch chuyển, chỉ ngồi thiền tĩnh lặng như một tảng đá, đến nỗi kiến còn làm tổ ngay dưới chỗ ngồi của Ngài. Trâu nước và tụi trẻ chăn trâu đều vô cùng ngạc nhiên khi thấy vị Hắc Mâu Ni kỳ quái này. Vài đứa nghịch ngợm còn đốt nóng que cời bằng sắt và đâm vào lỗ tai Ngài để trêu chọc.
Trong khi Ngài thiền định, chư thiên xuất hiện trên bầu trời và bạch với Bồ Tát Tất Đạt Đa rằng mẫu thân của Ngài đã tái sinh ở cung trời Đâu suất. Trong suốt sáu năm tu khổ hạnh, Bồ Tát Tất Đạt Đa chỉ mở lời một lần duy nhất, để khuyên nhủ chư thiên đừng buồn rầu lo lắng cho Ngài, vì Ngài sẽ sớm đạt thành Chính giác. Các chư thiên rất hoan hỷ khi được nghe những lời này và vội vàng quay trở về cõi thiên để báo tin với mẫu thân Ngài, Hoàng hậu Ma Da.
Đến cuối thời kỳ sáu năm thực hành miên mật, Bồ Tát tự hỏi vì sao mình nỗ lực hành đạo theo con đường cực đoan, bởi đạo khổ hạnh không hề cho thấy chút khả năng nào mang lại hỷ lạc hay trợ duyên giác ngộ. Do vậy, Ngài đã từ bỏ lối tu khổ hạnh và sự hành xác tới gần như kiệt quệ. Ngài cũng nhận ra rằng nếu chỉ thiền định an trụ tâm trong hư không vô biên, như các bậc thầy tu khổ hạnh đã dạy Ngài, sẽ không bao giờ chấm dứt khổ đau trong ba cõi. Vì vậy, Thái tử quyết tâm đi theo con đường Trung đạo của chính mình.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đức Phật: Nơi quy ngưỡng của tâm thức nhân loại
Đức Phật 11:05 28/10/2024Trong muôn vàn những phát biểu trang trọng mà nhân loại trên hành tinh đã dành để bày tỏ lòng kính ngưỡng đối với Đức Phật, có hai nhận định quan trọng nói về cuộc đời giác ngộ của Ngài, có thể giúp chúng ta hiểu lý do vì sao Liên Hiệp Quốc quyết định chọn Vesak làm ngày kỷ niệm và tôn vinh Ngài.
Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa qua kinh tạng Nikãya
Đức Phật 09:00 11/10/2024Từ khi chào đời cho đến lúc nhập diệt, Ngài luôn sống trong thanh tịnh, hoàn thành chí nguyện xuất gia cũng như lối sống phạm hạnh đầu đà của mình.
Những đức tánh của Phật
Đức Phật 17:40 02/10/2024Luận Nhiếp đại thừa viết: Đức tánh của Phật đà có 7 thứ mà ai niệm Phật cũng phải tưởng niệm những đức tánh ấy.
Bốn loại biện tài của Phật
Đức Phật 11:20 24/09/2024Biện tài của Phật vô ngại, đó là đạt đến cứu cánh viên mãn. Trên Kinh, Phật vì chúng ta giải thích biện tài có 4 loại: Nghĩa, Pháp, Từ vô ngại, Lạc thuyết.
Xem thêm