Thứ ba, 14/01/2020, 09:00 AM

Tục cúng Táo Quân trong tâm thức người Việt

Trong tâm thức người Việt, tục cúng Táo quân (còn gọi là cúng ông Táo) là một nghi thức dân gian có tự trăm năm và không thể thiếu trong mỗi gia đình.

>> Phật tử có thể đọc thêm nhiều bài trong mục Xuân muôn nơi tại đây

Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian cho biết: Người Việt Nam cho rằng: ông Công, ông Táo là những vị thần linh luôn gần gũi và năm bắt mọi diễn biến, sinh hoạt, buồn vui, thuận lợi, khó khăn của gia đình mình và cứ vào ngày 23 tháng chạp hàng năm

Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian cho biết: Người Việt Nam cho rằng: ông Công, ông Táo là những vị thần linh luôn gần gũi và năm bắt mọi diễn biến, sinh hoạt, buồn vui, thuận lợi, khó khăn của gia đình mình và cứ vào ngày 23 tháng chạp hàng năm

Bài liên quan

Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian cho biết: Người Việt Nam cho rằng: ông Công, ông Táo là những vị thần linh luôn gần gũi và năm bắt mọi diễn biến, sinh hoạt, buồn vui, thuận lợi, khó khăn của gia đình mình và cứ vào ngày 23 tháng chạp hàng năm, các vị thần này sẽ góp nhặt các thông tin để về trời báo cáo với Ngọc Hoàng và xin cho gia chủ những điều may mắn, tốt đẹp nhất. Để về trời nhanh chóng, gia chủ phải chuẩn bị 2 con cá chép thật đẹp và khỏe (có nơi mua 3 con theo sự tích 1 bà 2 ông xưa) ra sông lớn để thả. Từ đó dân gian có câu “Cá Chép hóa Rồng” hay “Cá Chép vượt vũ môn” ý muốn nói chỉ có loại cá nầy mới xứng tầm là phương tiện để về trời của các vị thần linh (?). Cá chép còn biểu hiện cho sự thăng hoa, thành đạt. Tất nhiên câu chuyện mang tính tâm linh, huyền thoại nhưng vẫn được lưu truyền qua bao thế hệ và được giữ gìn cho đến hôm nay.

Tùy theo tập tục từng địa phương, từng vùng miền và khả năng kinh tế của từng gia đình mà lễ vật cũng khác nhau nhưng phải đảm bảo ít nhất các món: hoa, vãng mã, mâm cơm. Nhiều gia đình kinh tế khá giả còn cúng kiến rất hoàng tráng với nhiều loại thức ăn đắt tiền. Tất nhiên phải có cá chép để thả ra sông. Về bài khấn tùy theo nghề nghiệp thực tế của chủ nhà mà nội dung cũng khác nhau nhưng tựu trung là cầu mong mọi việc suôn sẽ, gia đinh hạnh phúc, làm ăn tấn tài, tấn lộc, con cái họa hành giỏi giang, thành đạt…

Nếu như tập tục xưa chỉ có cá chép đỏ được dùng làm phương tiện cho táo quân về trời thì thời buổi hiện đại nầy, nhiều nhà đã mua cá chép vàng, chép đỏ thậm chỉ cả cá Kol với giá hàng triệu đồng mỗi con để thả với suy nghĩ rất tâm linh: cá càng to, càng đắt tiền thì sự may mắn, thành đạt cũng nhân lên. Thậm chí có người còn thả hàng chục, hàng trăm con cá chép như để tỏ rõ sự giàu có, sang trọng và mong tài lộc được nhiều. Đó là quan niệm rất sai lầm và lãng phí.

Điều quan trọng là tổ chức lễ cúng đơn giản, tiết kiệm, thành kính và tránh ô nhiễm môi trường nước, đó mới là điều cần thiết.

Điều quan trọng là tổ chức lễ cúng đơn giản, tiết kiệm, thành kính và tránh ô nhiễm môi trường nước, đó mới là điều cần thiết.

Bài liên quan

Sau khi mua về nhà, cá được thả vào một thau nước sạch. Những con cá để dâng lên Táo Quân không nhất thiết phải là con cá to, miễn sao cá khỏe mạnh, không bị trầy xước, mất vảy là được. Khi chọn cá nên lưu ý chọn những chú cá còn khỏe mạnh, khi chạm nhẹ tay vào mặt nước, thấy cá bơi nhanh, quẫy mạnh. Tốt nhất người mua có thể lật nhẹ mang cá lên để kiểm tra, nếu mang cá đỏ tươi nghĩa là đó là cá khỏe mạnh. Nếu mang cá màu đỏ thâm thì đó là con cá yếu, chỉ để một thời gian ngắn có thể chết. Cá chép phải được phóng sinh trước giờ Ngọ (12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp) mới kịp lên thiên đình. Khi đi thả cá chủ gia cần có thái độ vui vẻ, thoải mái để việc phóng sinh được trọn vẹn. Khi đi phóng sinh cá, cần chọn những ao, hồ nước sạch, không gian rộng và không quá ô nhiễm. Khi thả cá, không đứng trên cao đổ xuống hay vứt cả túi cá xuống, làm như vậy cá có thể bị chết, gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Cách đúng nhất để phóng sinh cá đó là chọn chỗ mép nước gần, nhẹ nhàng nghiêng bát hoặc túi để cá tự quẫy, bơi vào dòng nước.

Những năm gần đây, nhiều gia đình còn chuyển sang cúng táo quân bằng những con cá chép vàng và những thỏi vàng bằng nếp thật rất cầu kỳ và bắt mắt. Giá mỗi mâm bao gồm 2 chú cá chép và một số thỏi vàng năm nay giao động từ 150.000 đến 200.000 đồng; khi cúng xong chủ nhà cùng người thân có thể ăn lễ vật bằng nếp ngon vừa tiết kiệm, vừa đón nhân tài lộc vào người (?).

Các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian cho rằng: cúng ông Công ông Táo bằng cá chép màu sắc gì, chủng loại nàu, chất liệu ra sao đều không ảnh hưởng lớn đến nét văn hóa. Điều quan trọng là tổ chức lễ cúng đơn giản, tiết kiệm, thành kính và tránh ô nhiễm môi trường nước, đó mới là điều cần thiết.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Khai hội Di tích lịch sử quốc gia chùa Hoằng Phúc

Xuân Muôn Nơi 17:47 25/02/2024

Lễ khai hội Di tích lịch sử quốc gia chùa Hoằng Phúc (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) lần thứ VI - năm 2024, diễn ra hôm 23/2.

Hơn 12.000 người dự lễ cầu an tại chùa Viên Quang

Xuân Muôn Nơi 10:44 23/02/2024

Tối 21/2, chùa Viên Quang (xã Nam Thanh, huyện Nam Đàn, Nghệ An) tổ chức lễ cầu quốc thái dân an Xuân Giáp Thìn 2024, hơn 12.000 người tham dự.

Lễ hội truyền thống làng Ngọc Trà - chùa Bồng Hinh

Xuân Muôn Nơi 12:29 21/02/2024

Lễ hội truyền thống làng Ngọc Trà - chùa Bồng Hinh (xã Quảng Trung, H.Quảng Xương, Thanh Hóa) khai hội hôm 18/2.

Xuân thung dung

Xuân Muôn Nơi 19:15 20/02/2024

Nắng vắt hiên Đông, đá mỉm cười/ Chừ Xuân năm mới ghé đây chơi/ Bộn bàng, chuyện cũ chôn hang hốc/ Xơ xác, cành khô nẩy tượt chồi...

Xem thêm