Tượng Phật Di Lặc trong Phật giáo có ý nghĩa gì?
Trong Phật giáo, Bồ Tát Di Lặc có một vị trí quan trọng trong nền tín ngưỡng và văn hoá Phật giáo. Tượng Phật Di Lặc đại diện cho sự tươi vui và hạnh phúc viên mãn.
Ý nghĩa tượng Phật Di Lặc trong Phật giáo
Bồ tát Di Lặc là vị Phật có một vị trí quan trọng trong nền tín ngưỡng và văn hoá Phật giáo. Đồng thời đây cũng là vị bồ tát duy nhất được các tông phái Phật giáo, từ tiểu thừa, đại thừa và mật tông tôn kính. Các kinh điển trong cổ ngữ tiếng Phạn Pali và Sanskrit, cũng như kinh tạng đại thừa chữ Hán và tiếng Tây Tạng đều có nói đến vị Phật tương lai này.
Các bộ sử lớn trong truyền thống Phật giáo Tích Lan, các bộ luận đại thừa trong truyền thống Phật Giáo Tây Tạng đã đề cập rất nhiều về Di Lặc. Trên mặt tạc tượng mỹ thuật Phật Giáo, hình ảnh bồ tát Di Lặc đã xuất hiện khá sớm từ thế kỷ thứ hai tây lịch và trải qua gần 2000 năm lịch sử phát triển, hình ảnh Di Lặc đã phát triển rất đa dạng, có khi là bồ tát qua hình tướng một vị thái tử, có khi là một vị bồ tát đang ngồi trầm tư, cũng có lúc được thờ cúng như một vị Phật, có khi được diễn tả như một vị hoà thượng thiền sư.
Trong Phật giáo, nụ cười của Đức Thích Ca được gọi là nụ cười an lạc, nụ cười của Đức Phật Di Lặc là nụ cười hoan hỷ. Nếu trong cuộc sống chúng ta luôn trao đổi với nhau bằng nụ cười vô nhiễm thì đời sống này sẽ an lạc biết bao.
Tướng mạo tượng Phật Di Lặc ngày nay được miêu tả với hình ảnh cơ thể khỏe mạnh, mập mạp, áo mặc hở bụng căng tròn phô cả rốn, đi chân đất. Tính tình Phật Di Lặc cũng được miêu tả kì lạ không kém so với thân hình, nói năng vô định, thích ngủ ở đâu thì ngủ.
Điểm đặc biệt nhất mỗi khi nhìn vào tượng Phật Di Lặc đó chính là nụ cười hoan hỉ bất diệt, là tấm lòng bao dung độ lượng không bờ bến. Tướng nụ cười của Phật cho người nhìn cảm giác vô lượng từ tâm, thanh thản nhẹ nhàng.
Tướng lỗ tai dài biểu thị sự từ ái, lỗ tai biết lắng nghe ai khen cũng cười, ai chê cũng cười chằng phật lòng ai. Tướng bụng tròn thể hiện lòng từ bi rộng lớn sẽ chứa hết mọi chuyện buồn thế gian.
Lưu ý khi thờ tượng Phật Di Lặc
Cách tốt nhất là nên đặt tượng Phật Di Lặc ở nơi dễ thấy và tôn kính ở trong nhà. Sau một ngày làm việc căng thẳng và mệt mỏi, tinh thần về nhà thường rất uể oải, khi bước vào nhà nhìn thấy được nụ cười rạng rỡ của Phật thì mọi mệt mỏi sẽ giảm bớt đi rất nhiều, nhìn ngắm nụ cười Phật thường xuyên còn giúp mang lại niềm vui trong cuộc sống.
Theo quan điểm Phật giáo thì Phật, Bồ tát có mặt khắp mọi nơi, không nơi nào không ứng hiện. Do đó, việc thỉnh tượng Phật Di lặc về nhà chủ yếu dựa vào cái tâm của gia chủ khi thờ Phật. Chỉ cần chọn một chỗ nào mình cho là tôn quí nhất, rồi với tình cảm thành kính nhất và chọn một thời điểm thích đáng nhất để đặt tượng thờ Phật Di Lặc là được.
Khi thờ tượng Phật Di Lặc, chúng ta hãy học theo gương Đức Di Lặc, xả tất cả cái chấp ngã, chấp pháp. Ngã pháp đã xả thì lục tặc có phá phách đến đâu cũng không làm não loạn tâm ta. Ta đã thắng được chúng và hàng phục chúng trở thành quyến thuộc công đức. Lúc chúng ta giác ngộ, sáu cơ quan ấy trở thành sáu thứ thần thông (thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, thần túc thông, tha tâm thông, túc mạng thông, lậu tận thông).
Biết như vậy chúng ta tập sống hỷ xả không cố chấp. Tất cả đều hỷ xả thì lòng chúng ta nhẹ nhàng như quả bóng bay vào hư không, trí tuệ vô nhiễm phát sanh, tâm luôn an lạc vui vẻ hồn nhiên như tâm một đồng tử chưa vướng bụi trần. Được thế, còn gì làm ta đau khổ, như trời cao biển sâu, không còn bực bội, đắm mê, tâm linh được rỗng rang tỏ ngộ mặc tình thuyền bè xuôi ngược không lưu lại dấu vết!
Thờ tượng đức Di Lặc hay lễ bái ngài, chúng ta phải nhớ hạnh hỷ xả là pháp tu chánh yếu để giải thoát mọi khổ đau. Có hạnh hỷ xả là có giải thoát, có an vui. Hỷ xả là thần dược trị lành mọi bệnh chấp trước của chúng sanh. Nụ cười của đức Di Lặc là nụ cười muôn thuở, không bao giờ biến đổi.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?
Kiến thức 17:08 24/11/2024Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.
Giải thích các cõi trong lục đạo
Kiến thức 16:00 24/11/2024Ðức Phật đã bảo thế-giới của chúng ta đang ở có ngũ thú là: Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Bàng-sanh, Nhơn và Thiên. Các loài hữu-tình do tạo nghiệp lành nên được sanh về thiện thú, và bởi gây nhân dữ nên bị đọa vào ác đạo. Nhân duyên ấy như thế nào?
Sự cúng dường ý nghĩa nhất là gì?
Kiến thức 15:37 24/11/2024Trong xã hội ngày nay, với nhiều biến loạn và nhiễu nhương, những người phát tâm học Phật chân chính cần phải có một nhận thức sáng suốt. Trong nhà Phật thường nói: “Muôn việc bỏ lại đời, chỉ có nghiệp theo thân”.
Tứ ân là gì?
Kiến thức 14:50 24/11/2024Tứ ân hay Tứ trọng ân là một trong những giáo lý quan trọng của Phật giáo. Người Phật tử, vâng lời Phật dạy, luôn nêu cao tinh thần tri ân và báo ân trong đời sống tu tập hàng ngày.
Xem thêm