Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 03/09/2020, 11:44 AM

Tượng Phật Di Lặc và những điều Phật tử cần biết

Mỗi một pho tượng Phật mang một ý nghĩa khác nhau, trong đó tượng Phật Di Lặc đại diện cho sự tươi vui và hạnh phúc viên mãn đang được khá nhiều Phật tử chọn lựa trong thời gian gần đây.

Tượng Phật Quan Âm và những điều Phật tử nên biết

Ý nghĩa của tượng Phật Di Lặc 

Bồ Tát Di Lặc, vị Phật tương lai, có một vị trí quan trọng trong nền tín ngưỡng và văn hoá Phật giáo. Di Lặc là vị bồ tát duy nhất được các tông phái Phật giáo, từ tiểu thừa, đại thừa và mật tông tôn kính.

Các kinh điển trong cổ ngữ tiếng Phạn Pali và Sanskrit, cũng như kinh tạng đại thừa chữ Hán và tiếng Tây Tạng đều có nói đến vị Phật tương lai này.  

Các bộ sử lớn trong truyền thống Phật giáo Tích Lan, các bộ luận đại thừa trong truyền thống Phật Giáo Tây Tạng đã đề cập rất nhiều về Di Lặc. Trên mặt tạc tượng mỹ thuật Phật giáo, hình ảnh bồ tát Di Lặc đã xuất hiện khá sớm từ thế kỷ thứ hai tây lịch và trải qua gần 2000 năm lịch sử phát triển, hình ảnh Di Lặc đã phát triển rất đa dạng, có khi là bồ tát qua hình tướng một vị thái tử, có khi là một vị bồ tát đang ngồi trầm tư, cũng có lúc được thờ cúng như một vị Phật, có khi được diễn tả như một vị Hoà thượng Thiền sư.  

Bồ Tát Di Lặc, vị Phật tương lai, có một vị trí quan trọng trong nền tín ngưỡng và văn hoá Phật Giáo.

Bồ Tát Di Lặc, vị Phật tương lai, có một vị trí quan trọng trong nền tín ngưỡng và văn hoá Phật Giáo.

Theo sử sách ghi lại, tên tiếng Phạn của Ngài là Maitreya, dịch âm là Di-lặc, dịch nghĩa là Từ Thị. Chữ “Thị” ở đây là họ, còn chữ “Từ” chỉ cho lòng từ, bi, hỷ, xả của Ngài. Theo kinh Di-Lặc Hạ Sinh, Ngài vốn là người Bà-la-môn, xuất gia tu tập theo Phật và đã viên tịch trước Phật. Hiện tại, Ngài đang ở cõi trời Đâu-suất. Sau bốn ngàn năm, Ngài sẽ sinh trở lại thế giới Ta-bà của chúng ta, rồi thành đạo ở vườn Hoa Lâm, dưới gốc cây Long Hoa, hiệu là Di Lặc. Bốn ngàn năm ở cõi trời Đâu-suất, nếu tính theo năm của thế gian thì phải tới 57.060.000.000 năm nữa đức Phật Di-lặc mới ra đời.

Trong truyền thống Phật giáo Việt Nam, ngài Di Lặc có một vị trí khá quan trọng. Người Việt đã tôn thờ ngài gần cả nghìn năm kể từ thời Lý cho đến ngày nay.

Hình tượng của Ngài được dựa theo một truyền thuyết ở bên Trung Quốc. Thời Ngũ Đại (907-960), có một vị sư mập, mặc áo để hở bụng, gương mặt rất vui, trên vai đeo một cái túi vải. Đi đến đâu Ngài cũng xin, người ta cho cái gì thì bỏ vào túi vải. Sau đó, khi gặp những đứa trẻ, Ngài cho tụi nó hết. Cho nên, con nít rất thích, cứ bu quanh chơi với Ngài. Người ta gọi ngài là “Bố Đại Hòa Thượng”. “Bố đại” nghĩa là cái túi vải, “Bố Đại Hòa Thượng” nghĩa là vị Hòa thượng đeo cái túi vải. Vì chỉ chơi với con nít, một số người lớn thấy vậy không ưa Ngài, có người mắng chửi, thậm chí còn nhổ nước miếng lên mặt Ngài. Nhưng Ngài vẫn bình thản, vui cười. Hình như lúc nào Ngài cũng nở nụ cười ở trên môi. Dù thân tướng mập mạp nhưng Ngài luôn tự tại. Ngài có làm một bài kệ:

Lão hèn mặc áo vá,

Cơm hẩm đủ no lòng.

Áo vá qua cơn lạnh,

Vạn sự chỉ tùy duyên.

Có người mắng lão hèn,

Lão hèn cho là hay.

Có người đánh lão hèn,

Lão hèn ngủ quên mất.

Phun nước miếng lên mặt,

Cứ để cho nó khô.

Ta cũng đỡ sức lực,

Anh cũng khỏi giận hờn.

Kiểu ba-la-mật ấy,

Như là báu thêm màu.

Nếu biết được như thế,

Lo gì đạo chẳng thành.

Ngài sống rất tự tại, áo thì vá, đi tới đâu ai cho thì ăn, ai chửi thì Ngài cho vậy là tốt, ai đánh thì Ngài nằm ngủ khì, ai nhổ nước miếng lên mặt thì Ngài mặc kệ cứ để cho nó tự khô, khỏi phải mất công chùi. Khi nhập diệt, Ngài để lại một bài kệ:

Di-lặc chân Di-lặc,

Phân thân thiên bá ức,

Thời thời thị thời nhân,

Thời nhân tự bất thức.

Có nghĩa là:

Di-lặc thật Di-lặc,

Phân thân ngàn vạn ức,

Luôn luôn hiện vì đời,

Người đời tự chẳng biết.

Mỗi một pho tượng Phật mang một ý nghĩa khác nhau, trong đó tượng Phật Di Lặc đại diện cho sự tươi vui và hạnh phúc viên mãn.

Mỗi một pho tượng Phật mang một ý nghĩa khác nhau, trong đó tượng Phật Di Lặc đại diện cho sự tươi vui và hạnh phúc viên mãn.

Địa chỉ mua tượng Phật uy tín mà Phật tử thường quan tâm

Nhờ bài kệ này, người ta mới biết Ngài là đức Phật Di Lặc hóa sinh. Cho nên, từ đó, người ta lấy hình tượng bụng phệ, tai to, mặt lớn, miệng lúc nào cũng cười, thần thái lúc nào cũng tự tại, an vui của Bố Đại Hòa Thượng làm hình tượng của đức Phật Di Lặc.

Tướng mạo tượng Phật Di Lặc ngày nay được miêu tả với hình ảnh cơ thể khỏe mạnh, mập mạp, áo mặc hở bụng căng tròn phô cả rốn, đi chân đất. Tính tình Phật Di Lặc cũng được miêu tả kì lạ không kém so với thân hình, nói năng vô định, thích ngủ ở đâu thì ngủ. 

Điểm đặc biệt nhất mỗi khi nhìn vào tượng Phật Di Lặc đó chính là nụ cười hoan hỉ bất diệt, là tấm lòng bao dung độ lượng không bờ bến. Tướng nụ cười của Phật cho người nhìn cảm giác vô lượng từ tâm, thanh thản nhẹ nhàng.

Tướng lỗ tai dài biểu thị sự từ ái, lỗ tai biết lắng nghe ai khen cũng cười, ai chê cũng cười chằng phật lòng ai. Tướng bụng tròn thể hiện lòng từ bi rộng lớn sẽ chứa hết mọi chuyện buồn thế gian.

Những lưu ý khi thờ tượng Phật Di Lặc mà Phật tử cần biết 

Cách tốt nhất là nên đặt ở nơi dễ thấy và tôn kính ở trong nhà. Sau một ngày làm việc căng thẳng và mệt mỏi, tinh thần về nhà thường rất uể oải. Đặt tượng Phật Di Lặc ở chỗ dễ thấy nhất để khi bước vào nhà nhìn thấy được nụ cười rạng rỡ của Phật thì mọi mệt mỏi sẽ giảm bớt đi rất nhiều, nhìn ngắm nụ cười Phật thường xuyên còn giúp mang lại niềm vui trong cuộc sống.

Theo quan điểm Phật giáo thì Phật, Bồ tát có mặt khắp mọi nơi, không nơi nào không ứng hiện. Do đó, việc thỉnh tượng Phật Di lặc về nhà chủ yếu dựa vào cái tâm của gia chủ khi thờ Phật. Chỉ cần chọn một chỗ nào mình cho là tôn quí nhất, rồi với tình cảm thành kính nhất và chọn một thời điểm thích đáng nhất để đặt tượng thờ Phật Di Lặc là được.

Theo quan điểm Phật giáo thì Phật, Bồ tát có mặt khắp mọi nơi, không nơi nào không ứng hiện. Do đó, việc thỉnh tượng Phật Di lặc về nhà chủ yếu dựa vào cái tâm của gia chủ khi thờ Phật.

Theo quan điểm Phật giáo thì Phật, Bồ tát có mặt khắp mọi nơi, không nơi nào không ứng hiện. Do đó, việc thỉnh tượng Phật Di lặc về nhà chủ yếu dựa vào cái tâm của gia chủ khi thờ Phật.

Cần phải nhớ Phật Di Lặc là một vị Phật chứ không phải thần tài nên cách thờ cúng Phật Di Lặc trong nhà cũng sẽ khác xa với thần tài. Trước tiên, trước mặt Phật thì không nên cầu xin danh vọng hay tiền tài vật chất. Cúng lễ Phật Di Lặc là cúng chay. 

Nguyên do dẫn đến việc làm trên là việc tay Đức Phật Di Lặc cầm vàng, cầm tiền, cười cầu tài. Đức Phật Di Lặc bị thần tài hóa, nhưng tệ hơn, một thứ thần tài không được thờ cúng trang trọng, mà đẩy ra cửa, ra phòng khách làm người tiếp thị.

Hình ảnh mà người theo đạo Phật rất kính trọng, tôn thờ, mang tính chất thiêng liêng, là Phật tử, chúng ta nên hiểu đúng ngài là ai, và không nên trưng bày như một hình nộm tiếp thị.

Phật tử nên thờ tượng Phật nào trong nhà?

Quý vị Phật tử có thể truy cập trang thương mại điện tử HomeAZ.vn, được biết tới là địa chỉ bán tượng Phật onine chất lượng và tin cậy hiện nay; có thể liên hệ Zalo/Viber/Whatsapp với trang theo số: 090 173 2989.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhập thất: Đường lối và công cụ (13)

Góc nhìn Phật tử 18:00 11/04/2024

Tu tập, đi đến giải thoát hoàn toàn thì khác mà điều này chúng ta chưa nói thật với nhau rằng lối đi của chúng ta chưa thật quang đãng, vẫn còn nhiều mâu thuẫn, vẫn còn nhiều vướng kẹt, chưa thông.

Năng lượng sợ hãi sẽ làm mờ đi con mắt trí tuệ và lòng vị tha

Góc nhìn Phật tử 15:00 11/04/2024

Nỗi sợ không đến từ thực tại nhiều mà đến từ tâm trí. Nỗi sợ đến từ những lo lắng về tương lai, về những điều chưa xảy ra. Nỗi sợ đến từ những tưởng tượng do tâm trí tạo ra.

Từ nhà giàu đến Bồ-tát

Góc nhìn Phật tử 21:25 10/04/2024

Theo Phật giáo, thức ăn có hai loại: vật chất và tinh thần. Thức ăn nuôi sống và phát triển phần thân là lương thực, thực phẩm. Thức ăn trí tuệ giúp con người trưởng dưỡng phần tâm hồn, ý tưởng, niềm tin, sống hướng thượng.

Nhập thất: Vi mạch bán dẫn (12)

Góc nhìn Phật tử 16:00 10/04/2024

Muốn hướng thiện, ly dục (tâm lý) phải tương đồng với cái hợp thể thanh tịnh (sinh lý). Khi cơ thể chưa đủ sự thanh tịnh, tương đồng còn đầy dẫy cấu uế, nhiễm trược, tham dục, bệnh tật chưa được thanh lọc tận gốc rễ thì vấn đề nảy sinh đó chính là bệnh trạng...

Xem thêm