Thứ ba, 16/07/2019, 11:30 AM

Những điều nên và không nên khi đặt tượng Phật Di Lặc ở trong nhà

Phật Di Lặc là một trong những biểu tượng độc đáo trong Phật Giáo, là vị Phật thứ 5 sau Phật Thích Ca Mâu Ni nhưng người lại không mang dáng vẻ trầm mặc, uy nghiêm của các vị Phật Khác.

Theo kinh điển Phật giáo, Di Lặc là vị Phật sẽ xuất hiện trên Trái Đất, đạt được giác ngộ hoàn toàn, giảng dạy Phật Pháp, giáo hóa chúng sinh, và chứng ngộ thành Phật. Phật Di Lặc sẽ là vị Phật kế tiếp Đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni. Cõi giáo hóa của Bồ Tát hiện nay là nội viên của cõi trời Đâu-suất (sa. tuṣita). Bồ Tát Di-lặc được tiên tri sẽ giáng sinh trong kiếp giảm của tiểu kiếp kế tiếp, khi nhân thọ là 80.000 năm, tức khoảng hàng trăm triệu năm nữa theo năm Trái Đất, khi Phật Pháp đã hoàn toàn bị loài người lãng quên.

Maitreya Buddha - Phật Di Lặc tại Viện bảo tàng Patan, Kathmandu

Maitreya Buddha - Phật Di Lặc tại Viện bảo tàng Patan, Kathmandu

Sự tích về Phật Di Lặc được tìm thấy trong các tài liệu kinh điển của tất cả các tông phái Phật giáo (Nguyên thủy, Đại thừa, Kim cương thừa), và được chấp nhận bởi hầu hết các Phật tử như là một sự kiện sẽ diễn ra khi Phật Pháp đã bị lãng quên trên Trái Đất, và Bồ Tát Di-lặc sẽ là bậc giác ngộ Pháp và thuyết lại cho chúng sinh, tương tự như những vị Phật lịch sử đã làm trong quá khứ.

Nếu năm đức Phật xuất hiện trên Trái Đất được xem là hóa thân của Ngũ Phật thì Bồ Tát Di-lặc được xem như hóa thân của Thành sở tác trí (xem Phật gia, Ngũ trí).

Có thuyết cho rằng, chính Bồ Tát Di-lặc là người khởi xướng hệ phái Duy thức của Đại thừa. Một số học giả cho rằng, vị này chính là Maitreyanātha (sa. Maitreya-nātha), thầy truyền giáo lý Duy thức cho Vô Trước (sa. asaṅga). Truyền thống Phật giáo Tây Tạng cho rằng, Ngài là tác giả của năm bài luận, được gọi là Di Lặc (Từ Thị) ngũ luận. 

Trong tranh hay tượng, Di-lặc ngồi trên mặt đất, biểu tượng sẵn sàng đứng dậy đi giáo hóa chúng sinh. Phật tương lai Di Lặc (ở giữa), Gandhara, thế kỷ thứ 3 . Ảnh Wikipedia

Trong tranh hay tượng, Di-lặc ngồi trên mặt đất, biểu tượng sẵn sàng đứng dậy đi giáo hóa chúng sinh. Phật tương lai Di Lặc (ở giữa), Gandhara, thế kỷ thứ 3 . Ảnh Wikipedia

Trong tranh hay tượng, Di-lặc ngồi trên mặt đất, biểu tượng sẵn sàng đứng dậy đi giáo hóa chúng sinh.

Tại Trung Quốc, Bồ Tát Di-lặc cũng hay được trình bày với tướng mập tròn vui vẻ, trẻ con quấn quýt xung quanh. Người ta tin rằng đó chính là hình ảnh của Bố Đại Hòa thượng, một hóa thân của Di-lặc ở thế kỉ thứ 10.

Việc thờ Phật tại gia từ lâu đã trở thành một phong tục quen thuộc của các tín đồ Phật Giáo để cầu bình an. Mỗi một pho tượng Phật mang một ý nghĩa khác nhau, trong đó tượng gỗ Phật Di Lặc đại diện cho sự tươi vui và hạnh phúc viên mãn đang được khá nhiều người chọn lựa trong thời gian gần đây.

Tượng Phật Di Lặc Tây Tạng thế kỷ 10

Tượng Phật Di Lặc Tây Tạng thế kỷ 10

Phật Di Lặc có lẽ là một trong những hình tượng Phật độc đáo nhất so với dáng vẻ trầm mặc uy nghiêm của các vị Phật khác. Đức Phật Di Lặc theo một số truyền thuyết và kinh điển của Phật giáo là vị Phật cuối cùng kế nhiệm Phật Thích Ca Mâu Ni, xuất hiện trong tương lai vào khoảng 30,000 năm nữa.

Tượng gỗ Di Lặc ngày nay được khắc họa dựa trên hình tượng của vị Bố Đại Hòa Thượng (Bố Đại: Túi vải), một vị thiền sư đặc biệt vào thế kỷ thứu 10 của người Trung Quốc. Trước khi lâm chung Người đã truyền:

Di-lặc chân Di-lặc

Phân thân thiên bách ức

Thời thời thị thời nhân

Thời nhân tự bất thức.

Nghĩa là:

Di-lặc thật Di-lặc.

Phân thân trong muôn ức.

Thường thường chỉ dạy người đời.

Người đời tự không biết.

Tướng mạo tượng gỗ hoặc sứ Di Lặc ngày nay được miêu tả với hình ảnh cơ thể khỏe mạnh, mập mạp, áo mặc hở bụng căng tròn phô cả rốn, đi chân đất. Tính tình Phật Di Lặc cũng được miêu tả kì lạ không kém so với thân hình, nói năng vô định, thích ngủ ở đâu thì ngủ. người thường cầm trên tay một cây gậy, mang theo một túi vải để đựng những thức ăn được cho sau đó phân phát lại cho những người khác.

Phật Di Lặc được cho là mang lại may mắn và hạnh phúc, giải tỏa những muộn phiền thành sự vui vẻ và hạnh phúc.

Phật Di Lặc được cho là mang lại may mắn và hạnh phúc, giải tỏa những muộn phiền thành sự vui vẻ và hạnh phúc.

Bài liên quan

Phật Di Lặc được cho là mang lại may mắn và hạnh phúc, giải tỏa những muộn phiền thành sự vui vẻ và hạnh phúc. Điểm đặc biệt nhất mỗi khi nhìn vào tượng Phật Di Lặc đó chính là nụ cười hoan hỉ bất diệt, là tấm lòng bao dung độ lượng không bờ bến. Tướng nụ cười của Phật cho người nhìn cảm giác vô lượng từ tâm, thanh thản nhẹ nhàng.

Tướng lỗ tai dài biểu thị sự từ ái, lỗ tai biết lắng nghe ai khen cũng cười, ai chê cũng cười chằng phật lòng ai. Tướng bụng tròn thể hiện lòng từ bi rộng lớn sẽ chứa hết mọi chuyện buồn thế gian.

Dân gian truyền nhau rằng xoa bụng Phật Di Lặc sẽ gặp được may mắn. Chiêc túi vài đơn sơ người quải trên vai cũng là dùng để đựng vô lượng diệu pháp bố thí cho chúng sinh. Thân hình mập mạp, nụ cười tươi tắn làm cho người trở nên gần gũi hơn với mọi người, để Phật có thể nghe tiếng lòng than thở mà hóa giải điêu ấy thành niềm vui, mang nụ cười bất diệt đến thế gian.

Tượng Phật Di Lặc nên đặt ở đâu?
Cách tốt nhất là nên đặt ở nơi dễ thấy và tôn kính ở trong nhà. Sau một ngày làm việc căng thẳng và mệt mỏi, tinh thần về nhà thường rất uể oải. Đặt tượng Phật Di Lặc ở chỗ dễ thấy nhất để khi bước vào nhà nhìn thấy được nụ cười rạng rỡ của Phật thì mọi mệt mỏi sẽ giảm bớt đi rất nhiều, nhìn ngắm nụ cười Phật thường xuyên còn giúp mang lại niềm vui trong cuộc sống.

Tượng Phật Di Lặc tại chùa Tây Phương, Việt Nam.

Tượng Phật Di Lặc tại chùa Tây Phương, Việt Nam.

Trên danh nghĩa mà nói, chúng ta có thể gọi Di Lặc là vị Bồ-tát vì Ngài chưa chính thức thành Phật. Các kinh điển Phật giáo Nguyên thủy trong Pali tạng, và hệ thống kinh điển Đại thừa Phật giáo bằng tiếng Phạn (Sanksrit), tiếng Trung Quốc, và Tây Tạng cũng đều gọi Ngài là vị Bồ-tát. Đồng thời chúng ta cũng có thể gọi Ngài là Phật vì Ngài là vị Phật tương lai .

Cách thỉnh Phật Di lặc về nhà

Những người thờ Phật tại gia trước hết phải nhờ người làm lễ khai quang, chọn giờ tốt, ngày tốt – tuy nhiên đây chỉ là tín ngưỡng hoặc phong tục dân gian chứ không hề được quy định trong kinh Phật.

Theo Pháp sư Tịnh Không trong “Phật giáo là gì” thì khi thỉnh tượng phật về nhà không cần thiết phải nhờ pháp sư hay bất kì ai “khai quang” bởi “chính tượng Phật, Bồ tát vì chúng ta mà khai quang”.

Theo quan điểm Phật giáo thì Phật, Bồ tát có mặt khắp mọi nơi, không nơi nào không ứng hiện. Do đó, việc thỉnh Phật Di lặc về nhà chủ yếu dựa vào cái tâm của gia chủ khi thờ Phật. Chỉ cần chọn một chỗ nào mình cho là tôn quí nhất, rồi với tình cảm thành kính nhất và chọn một thời điểm thích đáng nhất để đặt tượng thờ Phật là được.

Những điều cấm kỵ khi trưng Tượng Phật Di Lặc trong nhà

Bài liên quan

- Việc thờ cúng hay quảng bá truyền thông hình tượng Đức Phật Di Lặc tay cầm vàng là điều nên cân nhắc. Hình ảnh Đức Phật Di Lặc như thế không có lợi cho Phật giáo.

-  Không được đặt trực tiếp Tượng Phật xuống sàn nhà. Tượng Di Lặc ngồi với chiếc bụng bự làm nhiều người tưởng nhầm với ông Địa nên hay bày ở góc nhà, Tuy nhiên Phật Di Lặc là một vị Phật uy nghiêm của Phật giáo, việc trưng bày dưới đất thể hiện thái độ bất kính.

-  Không được để trong các không gian riêng tư như phòng ngủ vì đây là không gian riêng tư và thiếu tôn trọng với Phật. Đặt tượng trong phòng ngủ còn dẫn tới những giấc ngủ mộng mị, ngủ không ngon giấc về lâu về dài ản hưởng không nhỏ đến sức khỏe.

-  Không đặt tượng gần hoặc hướng về những nơi như nhà vệ sinh, phòng ăn vì những khu vực này không sạch sẽ và thiếu sự trang nghiêm.

-  Không được đặt tượng Phật Di Lặc dưới chân gác hay cầu thang vì những khu vực này thường xuyên có người đi lại phía trên. Đặt tượng ở đây sẽ khiến cho gia đình hay gặp chuyện lận đận. Nên đặt tượng ở những chỗ trang trọng trong nhà.

-  Không nên thờ quá nhiều tượng Phật, tối đa chỉ nên là ba vị hay còn gọi là Tam Thế Phật. Ba vị phải được đặt đồng bậc đồng cấp với nhau.

-  Không được cất giấu tượng Phật trong két sắt, tủ, hộp hay rương khóa lại khiến Phật không hài lòng, người trong gia đình dễ đau ốm và gặp chuyện không may.

Cách thờ cúng Phật Di lặc

Phật di lặc với nét mặt phúc hậu, mang nhiều tốt lành tuy nhiên, cần phải nhớ Phật di lặc là một vị Phật chứ không phải thần tài nên cách thờ cúng Phật Di lặc trong nhà cũng sẽ khác xa với thần tài. Trước tiên, trước mặt Phật thì không nên cầu xin danh vọng hay tiền tài vật chất. Cúng lễ Phật Di Lặc là cúng chay. 

Nguyên do dẫn đến việc làm trên là việc tay Đức Phật Di Lặc cầm vàng, cầm tiền, cười cầu tài. Đức Phật Di Lặc bị thần tài hóa, nhưng tệ hơn, một thứ thần tài không được thờ cúng trang trọng, mà đẩy ra cửa, ra phòng khách làm người tiếp thị.

Hình ảnh mà người theo đạo Phật rất kính trọng, tôn thờ, mang tính chất thiêng liêng, là Phật tử, chúng ta nên hiểu đúng ngài là ai, và không nên trưng bày như một hình nộm tiếp thị.

Điều đó nguyên do dẫn đến những kiểu như thịt nướng Buddha, mì gói A Di Đà, dầu gió Phật Linh, đèn cầy Quan Âm... là những điều tối kỵ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thế nào là viên tịch, tân viên tịch và thuận tịch?

Kiến thức 09:00 25/12/2024

Nhân có học Tăng, khi đọc bài viết bàn về chữ "Tân viên tịch" không hiểu chắc là nói như vậy đúng hay sai....Chúng tôi cũng thấy cần nói rõ.

Luân hồi trong thần chú Lăng Nghiêm: Năng lực thần chú

Kiến thức 08:46 25/12/2024

Thần chú Thủ Lăng Nghiêm còn gọi là Phật Đỉnh Quang Minh Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát Ra hay Bạch Tán Cái tức chỉ cho cái thể dụng rộng lớn của bản lai tự tánh. Bạch là trí tuệ. Tán cái là lòng từ bao la rộng lớn.

Đại sư, Pháp sư, Thái sư nghĩa là gì?

Kiến thức 20:26 24/12/2024

Đại sư, Pháp sư, Thái sư là những danh từ chúng ta thường gặp trong các sách về Phật giáo, Đạo giáo và lịch sử. 

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (bản tiếng Việt)

Kiến thức 10:00 24/12/2024

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni còn gọi là Tối Thắng Phật Đảnh Thần Chú, được đức Thế Tôn thuyết trong kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni. Thần chú này rất mầu nhiệm, oai lực bất khả tư nghì, độ thoát chúng sinh trong sáu đạo luân hồi và lần lượt đều được chứng quả giải thoát.

Xem thêm