Tùy duyên mà lời cầu nguyện ứng nghiệm khác nhau
Thực tế là việc cầu nguyện thấy lúc được, lúc không. Có việc cũng thành tựu mà chậm. Có việc cầu thì liền được. Đó là vì mọi thứ đều tùy thuộc vào phúc đức hay thiện nghiệp của bản thân và người được hướng nguyện.
Như trường hợp của bà Thanh Đề, công đức của Tôn giả Mục Kiền Liên không đủ giúp bà chuyển tâm, phải nhờ đến lực của năm trăm vị A-la-hán khác thì bà mới chuyển tâm, sinh thiên.
Có nhiều người cầu xin cho việc đủ ăn thôi đã khó. Vì cầu thì có mà thiện nghiệp phúc báu không đủ để lời cầu nguyện được thành tựu. Lời cầu nguyện chỉ thành tựu khi đương sự biết tạo thiện nghiệp trong hiện đời. Như Phật dạy muốn giàu sang thì phải bố thí. Nghèo không có gì để bố thí thì dùng công sức mà bố thí, như đến chùa làm công quả, giúp đỡ người khác v.v. rồi hướng nguyện thiện nghiệp đó cho việc giàu có sung túc. Không tài mà cũng không sức thì phải biết niệm Phật, rồi hồi hướng phúc đức đó cho việc sung túc. Phải tạo phần thiện nghiệp tương ưng thì mọi thứ mới thành tựu. Thành tựu là nhờ đủ duyên. Những gì thuộc định nghiệp thì phúc đức hay thiện nghiệp hiện đời khó xoay chuyển, nhưng sẽ được cái quả ở tương lai. Vì thế vẫn nên tạo thiện nghiệp.
Nhiều người cầu thấy liền được dù không thấy tạo thiện nghiệp bao nhiêu, là do phúc báu đã có trong quá khứ, chỉ là ẩn đó, giờ cần một lời hướng nguyện để khai mở, coi như đủ duyên, nên xuất hiện.
Nói chung, tùy duyên mà việc cầu nguyện hoặc là thành tựu, hoặc là không, hoặc là mau, hoặc là chậm.
Duy tâm sở hiện
Mọi thứ đều từ tâm hiện, Phật ngoài không khác với Phật của chính mình. Mọi người đều có Phật tính v.v. là phần giáo lý thâm sâu của Phật giáo. Cũng là phần lý mà do đó Phật xuất hiện ở đời. Chỉ cần ngộ nhập lại phần tri kiến này thì mọi thứ đều đầy đủ. Tri kiến ấy đầy đủ trong mỗi chúng sinh, nhưng chúng sinh không thể sử dụng được như Phật, cũng không có lực dụng thần thông như Phật, là do một niệm bất giác sơ khởi, tâm động. Chính cái động đó mở đầu cho mọi loạn động về sau. Tâm chúng sinh không còn tĩnh lặng tỉnh giác để dụng cho được phần tri kiến Phật của mình, cứ theo lực động đó mà đi, ngày càng tán loạn. Càng tán loạn thì càng vô minh. Đã vô minh thì tam nghiệp tạo bất thiện nghiệp càng nhiều, càng xa rời tự tính Phật của mình. Hướng tâm cầu nguyện mong muốn thành tựu một ước nguyện là bước đầu hướng tâm trở lại phần tĩnh lặng của tâm, khai mở những gì từng lưu giữ.
Nếu đã có một hướng nguyện cao cả từ quá khứ, thì thiện nghiệp có khi giúp thành tựu một ước nguyện trong hiện tại, có khi giúp phá bỏ một ước nguyện trong hiện tại. Các ước nguyện này không phải là ước nguyện cao cả đã phát từ trước. Chẳng hạn, trong quá khứ bạn đã phát Bồ-đề tâm, nhưng điều đó không có nghĩa bạn đã điều phục được tham sân hoàn toàn. Bởi ngoài phần hiện hành chưa thể điều phục xong, còn phần tập khí ẩn sâu trong tạng thức, Bồ-tát ra đời cách ấm còn mê, nên trong hiện đời không tránh khỏi những nguyện cầu mang tính tham dục hay do sân hận mà ra. Tùy thiện nghiệp cũng như việc khai mở ở tự tâm mà những nguyện cầu này được thành tựu hay không, miễn nó luôn giữ bạn đi trên con đường mà hướng nguyện cao cả chính là lực chủ đạo.
Niệm Phật cầu trợ lực cho việc không thuộc bài mà được điểm cao là một cầu nguyện không chính đáng. Tuy vậy, nếu không có những thành tựu đó thì một đứa trẻ không biết dựa vào đâu để có niềm tin với chư Phật, sẽ không có việc niệm Phật dài lâu, khó mà huân tiếp chủng tử lành vào tạng thức. Tôi cũng sẽ không dùng nó để vượt qua những khổ nạn, là duyên giúp tôi quay lại con đường mình đã chọn. Song, không phải mọi mong cầu không chính đáng của tôi đều được đáp ứng. Tất cả mọi nguyện cầu được đáp ứng hay không, phụ thuộc vào việc nó có làm chướng ngại con đường hướng thượng của tôi hay không. Nếu nguyện cầu đó làm chướng ngại con đường tôi đang đi, thì dù nó chính đáng bao nhiêu, vẫn không thành tựu. Diệu dụng của việc phát Bồ-đề tâm là ở đó. Một khi đã có hướng nguyện cao thượng làm chủ lực thì mọi ước nguyện còn lại cứ theo đó mà đi. Hoặc là bạn được thỏa mãn. Hoặc là bất như ý xảy ra. Song tất cả đều là diệu dụng của tự tâm. Mà việc chí tâm phát nguyện Bồ-đề vô thượng là bước đầu giúp bạn khai mở lại tự tâm của chính mình.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Lễ tảo tháp truyền thống dịp giỗ ngài Kế Châu tại tổ đình Thập Tháp
Media 10:00 05/01/2025Hằng năm, vào dịp cuối năm, 4/12 âm lịch, nhân ngày huý kỵ Hoà thượng Không Tín - Kế Châu (1922-1996), chư tôn đức Tông môn tổ đình Thập Tháp (Bình Định) vân tập về tổ đình và cử hành lễ tảo tháp, tưởng niệm chư vị Tổ sư.
Vì sao núi Bà Đen được mệnh danh là miền “non thiêng, đất phước”?
Media 13:47 31/12/2024Nổi lên đơn côi giữa vùng đồng bằng trù phú, núi Bà Đen, Tây Ninh được biết đến là ngọn núi thiêng, và gắn liền với huyền thoại Linh Sơn Thánh Mẫu – một tượng đài tâm linh của người dân Nam bộ.
Núi Bà Đen - nơi gửi gắm ước nguyện trong mùa lễ tạ
Media 09:34 27/12/2024Lễ tạ cuối năm là một nghi lễ truyền thống của người Việt với quan niệm tâm linh “có vay, có trả”. Tại Nam bộ, truyền thống văn hoá đẹp đẽ này được lưu giữ tại núi Bà Đen - ngọn núi gắn liền với những huyền thoại về sự linh ứng của Linh Sơn Thánh Mẫu, và là nơi để người dân gửi gắm hàng vạn nguyện ước.
Kiến trúc độc đáo của ngôi chùa làm bằng gỗ lim ở Hà Tĩnh
Media 11:45 24/12/2024Chùa Trúc Lâm Thanh Lương tọa lạc ở xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Chùa trước đây tên Thanh Quang Tự do cụ Tổ dòng họ Phạm Nhật khai sáng vào thời Hậu Lê. Ngôi chùa xưa đã hư hỏng nặng. Năm 2008, ông Phạm Nhật Vượng đã tổ chức đại trùng tu ngôi chùa và đổi tên Chùa Trúc Lâm Thanh Lương.
Xem thêm