Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 12/01/2015, 07:10 AM

Tuyên Quang: Đại lễ rót đồng đúc Đại Hồng Chung chùa Phật Lâm

Ngày 21/11/Giáp Ngọ (11/01/2015), tại chùa Phật Lâm – thôn Trại Xoan, xã Như Hán, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức Đại lễ rót đồng đúc Đại Hồng Chung.

Tham dự và chứng minh buổi lễ có ĐĐ.Thích Đức Nguyên - Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Hòa Bình, ĐĐ.Thích Thanh Phúc - Phó trưởng ban thường trực BTS GHPGVN tỉnh Tuyên Quang; cùng Quý chư tôn đức tăng, ni trong và ngoài tỉnh; đại diện các cấp chính quyền có ông Nguyễn Thành Dương – Phó TGĐ Đài THVN; Ông Nguyễn Tuyên, PGĐ Sở Nội vụ, Trưởng BTG tỉnh Tuyên Quang;...cùng đại diện các cơ quan chức năng, ban ngành sở tại và đông đảo tín đồ phật tử gần xa cùng về tham dự buổi lễ.
 

Tại lễ đúc Đại Hồng Chung, ĐĐ.Thích Thanh Trung nêu ý nghĩa: "Ngày nay, chuông được sử dụng một cách rộng rãi ở trong các chùa. Tuỳ theo nhu cầu của người sử dụng, người ta làm ra nhiều loại mẫu chuông khác nhau, nhưng chung quy thì có ba loại căn bản: Đại hồng chung, Bảo chúng chung và Gia trì chung.

Đại hồng chung là loại chuông lớn hay còn gọi là chuông U minh, chuông này thường được đánh vào những lúc đầu hôm và cuối đêm. Đánh vào lúc đầu hôm là để thức tỉnh và nhắc nhở mọi người rằng: “Vô thường mau chóng, chẳng hẹn một ai, khi hơi thở ra mà không trở lại là qua đời khác”. Còn đánh vào lúc cuối đêm là để sách tấn mọi người mau mau tu tập, đoạn trừ mọi phiền não cấu uế của tự tâm, gạn lọc tham, sân và si là ba thứ gây ra tội lỗi, trói buộc trong vòng sanh tử luân hồi. Lối đánh chuông này, thường là 108 tiếng, ý nghĩa biểu trưng cho 108 thứ phiền não của chúng sinh, khi chuông đánh lên thì 108 thứ phiền não này đều bị rơi rụng, trí tuệ phát sinh, căn lành tăng trưởng, đạt được sự giải thoát giác ngộ trong tương lai.

Âm ba của tiếng chuông như là một liều thuốc “trực chỉ nhân tâm”, xoáy sâu vào thức A Lại Da của mọi người, vượt thoát không gian và thời gian, phá tan mọi thành trì căn trần và thức, bức phá mọi gốc rễ của vô minh ngàn đời tăm tối, đưa hành giả tới chỗ hốt nhiên, vỡ oà, chạm được cửa ngõ của Bản Lai, vào sâu căn nhà của Diện Mục, “linh linh bất muội, liễu liễu thường tri”.

Quả là hợp với câu:

          “Hồng chung vang vọng tiếng ban đầu
         Địa ngục A Tỳ thăm thẳm sâu
         Thiên đường Hữu Đảnh ngân vang khắp
         Trước Phật mười phương con cúi đầu”. 
 
Thế là từ nay, trên vùng đất trung du mênh mông đồi núi này, tiếng đại hồng chung sẽ ngân vang mỗi sáng sớm cũng như lúc chiều hôm “Đem tiếng chuông lấp cả tiếng trần – Đem tiếng giác hòa tan tiếng vọng - Tất cả tiếng là tiếng hồng chung thấu triệt - Tất cả thinh là thinh diệu pháp triều âm”. Trong sâu thẳm tâm thức dân tộc Việt Nam, tiếng chuông chùa gắn bó đến nhường nào. Bởi vì :

                         Nghe chuông phiền não tan mây khói
                        Ý lặng thân an, miệng mỉm cười
                        Hơi thở nương chuông về chánh niệm
                                                          Vườn tâm hoa tuệ nở xinh tươi                            

Phát biểu tại buổi lễ, Đại diện chính quyền sở tại đã tán dương công đức tăng, ni chùa Phật Lâm và các doanh nghiệp các nhà hảo tâm, phật tử gần xa góp công sức, tịnh tài để đúc đại hồng chung hôm nay, để chùa Phúc Lâm cảnh quan được khang trang và mang đậm nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống cho xúng với tầm vóc và quá khứ đáp ứng tâm nguyện, sự mong mỏi của nhân dân và đông đảo tăng, ni, phật tử, góp phần phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa địa phương, là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân, bà con phật tử gần xa và là điểm đến du lịch văn hóa tâm linh của tỉnh và cả nước.

 

ĐĐ.Thích Đức Nguyên đã có lời đạo từ khuyến tấn tới đại chúng về ý nghĩa và công đức của việc làm chùa, tô tượng, đúc chuông bởi:

Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của Tổ tông

Đại đức cũng mong rằng, dưới sự giúp đỡ tận tình của chính quyền sở tại, chư tăng và bà con phật tử bản tự sẽ đoàn kết, hòa hợp, cùng xây dựng chốn già lam trang nghiêm, tố hảo.

 
Quả đại hồng chung này có trọng lượng 1.500kg. Đường kính miệng chuông 1,20m, cao 2,15m. Chỗ dày nhất tại vành miệng là 10cm và chỗ mỏng nhất trên thân chuông là 1cm. Chuông do một hiệp thợ ở thành phố Huế chế tác.

Kết thúc buổi lễ là nghi thức niêm hương cầu nguyện của chư tôn đức.

Hoàng Tuấn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng: Trường TCPH chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Phật sự địa phương 13:15 20/11/2018

Nhằm tôn vinh giá trị của người thầy trong sự nghiệp giáo dục, vào ngày 20/11/2018, Ban giám hiệu cùng toàn thể tăng ni sinh trường Trung cấp Phật học Đà Nẵng đã tổ chức ngày lễ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.

Đồng Tháp: Trường TCPH tỉnh chúc mừng ngày 20/11

Phật sự địa phương 11:28 20/11/2018

Ngày 13/10/Mậu Tuất (19/11/2018), chư tăng ni trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Tháp đã đến các tự viện chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. 

Đắk Nông: Lễ đúc đại hồng chung và an vị tôn tượng Bổn sư

Phật sự địa phương 10:55 19/11/2018

Sáng ngày 12/10/Mậu Tuất (18/11/2018), tại chùa Bửu Thành (TT.Đức An, huyện Đắk Song), cùng Chư tôn thiền đức tăng, ni và bà con phật tử trang nghiêm tổ chức buổi lễ an vị tôn tượng Bổn sư, có ý nghĩa vô cùng quan trọng tại huyện nhà.

Hà Nội: Chùa Hòa Phúc tưởng niệm 30 năm ngày HT.Ngộ Chân Tử viên tịch

Phật sự địa phương 14:37 18/11/2018

Ngày 11/10/Mậu Tuất (17/11/2018), chùa Hòa Phúc (xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, Hà Nội) đã long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm 30 năm ngày viên tịch của Hòa thượng Ngộ Chân Tử - Tổ Sư khai sơn chùa Hoằng Pháp.

Xem thêm