Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 18/10/2018, 09:33 AM

Vài nét về “đất Phật” Nghệ An

Phật giáo có mặt rất sớm tại Nghệ An và có những bước hình thành, phát triển gắn với sự hình thành và phát triển chung của lịch sử Phật giáo trong nước. Thời Lý và thời Trần, Phật giáo phát triển mạnh mẽ, trở thành quốc đạo. Phật giáo cũng được hưng phát tại đất Nghệ An.

Trong tâm thức của người dân xứ Nghệ thì Phật giáo đã có mặt tại Nghệ An cách đây hàng ngàn năm. Theo thống kê, Nghệ An từng có khoảng hơn 300 ngôi chùa như: chùa Diệc, chùa Đại Tuệ, chùa Cần Linh, chùa Phổ Nghiêm, chùa Viên Quang, chùa Ná, chùa Chung Linh, chùa Cổ Am, chùa Ân Hậu, chùa Tập Phúc, chùa Phổ Môn, chùa Gám, chùa Đồng Bạc, chùa Cổ Sơn, chùa Lụi...

Tuy nhiên, có điểm chung là rất ít những ngôi chùa còn nguyên vẹn, hầu hết những ngôi chùa chỉ còn tồn tại trên những vết tích hoang phế do thời gian và chiến tranh tàn phá. 

Lịch sử  ngàn năm

Năm 1985-1986,  Viện Khảo cổ học kết hợp với Bảo tàng Nghệ Tĩnh (nay là Bảo tàng Nghệ An) khai quật di chỉ Tháp Nhạn, xã Hồng Long, huyện Nam Đàn. Kết quả của cuộc khai quật này mở ra những thông tin mới về đất Phật Nghệ An. 

Theo các nhà khảo cổ học, tháp Nhạn có thể cao 20,5m, có thể được chia thành nhiều tầng theo kiểu dưới to, trên thu nhỏ dần. Với chiều cao như vậy, tháp là công trình kiến trúc Phật giáo lớn nhất xứ Hoan Châu ngày đó (Xứ Nghệ là tên chung của vùng Hoan Châu từ thời nhà Hậu Lê, tức Nghệ An và Hà Tĩnh hiện nay).
 Hộp đựng xá lị Tháp Nhạn. Ảnh: Phương Chi
Đặc biệt, việc phát hiện hộp đựng xá lị màu vàng tại Tháp Nhạn và căn cứ vào dòng chữ “Trinh Quán lục niên” khắc trên bề mặt một viên gạch được tìm thấy trong lúc khai quật tháp Nhạn, các nhà khảo cổ cho rằng nơi tìm thấy hộp xá lị được xây dựng vào đầu thế kỷ 7 sau Công Nguyên. Niên đại xây dựng tháp và niên đại chôn hộp xá lị là một.
Theo Viện Khảo cổ học, việc phát hiện hộp xá lị đã góp thêm tư liệu khẳng định xá lị đã có mặt ở Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng từ khá sớm, qua đó hé mở diện mạo Phật giáo buổi đầu ở xứ Nghệ. Thời đó, táng tục phổ biến của Phật giáo là hỏa táng. Sau khi hỏa táng, người ta lấy lại một phần than tro của hài cốt gọi là xá lị. 

Giáo sư Hà Văn Tấn, nhà sử học, khảo cổ học Việt Nam đã viết: “Việc đặt hộp xá lị trong thân cây khoét rỗng gợi cho chúng ta nhớ tới tục chôn người chết trong những quan tài thân cây khoét rỗng trong thời kỳ văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam. Các tháp xá lị vẫn được coi là mộ tháp, khác với tháp kỷ niệm. Phải chăng đây là sự tiếp hợp giữa Phật giáo với những truyền thống bản địa lâu đời”.

Tháng 12/2017, hộp xá lị được công nhận là bảo vật quốc gia
 Sau chiến tranh, duy nhất chùa Cần Linh (còn gọi là chùa Sư nữ) tại Thành phố Vinh tương đối còn nguyên vẹn. Ảnh: Internet
Cùng với những tài liệu đã có được, hàng loạt công trình nghiên cứu khảo cổ của cố PGS Hoàng Văn Lân (nguyên Trưởng Khoa Lịch sử, Trường Đại học sư phạm Vinh, nay là Đại học Vinh) tại các ngôi chùa, tự viện hiện là phế tích cũng như trong tâm thức của người dân xứ Nghệ cũng chứng minh Phật giáo đã có mặt tại Nghệ An cách đây hàng ngàn năm.

Ông cho rằng, đạo Phật đã được phát triển sâu rộng trong đời sống nhân dân Nghệ - Tĩnh. Phần lớn làng xã xứ Nghệ đều có chùa để thờ Phật, đặc biệt khi Vua Trần Nhân Tông về đây chiêu mộ binh sỹ đánh đuổi quân Nguyên Mông.

Thời Trần, nhà vua ban chiếu xây dựng và khuyến khích nhân dân công đức lập chùa nhằm phát triển Phật giáo. Đến đời Vua Lê Lợi cũng như thời kỳ Vua Quang Trung tiến quân ra thành Thăng Long cũng đã dựa vào cơ sở chùa chiền để đóng quân và huấn luyện binh sỹ.
 Chùa Cổ Am. Ảnh: Quang An.
Suốt hai cuộc chiến tranh, Nghệ An là mảnh đất cách mạng kiên cường đã bị bom đạn kẻ thù chà đi, xát lại. Bao làng quê xứ Nghệ, sau chiến tranh chỉ còn là những ngổn ngang đổ vỡ, những vết bom còn hằn sâu trong lòng đất.

Trong bối cảnh đó, các cơ sở thờ tự của Phật giáo tại Nghệ An cũng gần như không còn. Tiếng chuông, tiếng mõ, hình dáng của tăng, ni, phật tử chỉ còn lại trong tâm thức của mỗi người dân quê. Để rồi những ai xa quê, nhớ đến đồng lúa, lũy tre làng là nhớ đến những buổi vãn chùa năm nao.

Phong trào khôi phục lại đình, chùa

Khi đó, duy nhất chùa Cần Linh (còn gọi là chùa Sư nữ) tại thành phố Vinh còn lại tương đối nguyên vẹn và cũng là ngôi chùa duy nhất tại Nghệ An có sư trụ trì. Từ đây, tiếng chuông tiếng mõ đã vang khắp gần xa, mồng một và ngày rằm, phật tử xứ Nghệ khắp nơi tập hợp về đây nhằm củng cố đạo lực sau bao năm chiến tranh gian khổ, từng bước khôi phục phát triển lan tỏa về những phế tích Phật giáo vùng quê.
 Chùa Diệc hay Diệc Cổ tự, tọa lạc trên đường Quang Trung (thành phố Vinh) được khởi dựng từ cuối thời Trần
đang được khôi phục lại.
Năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập trên cơ sở hợp nhất của 9 tổ chức hệ phái Phật giáo trong cả nước. Ni trưởng trụ trì chùa Cần Linh đã được suy cử tham gia Ủy viên Hội đồng trị sự khóa I.

Trong quá trình phát triển Phật giáo đàng Trong (từ Quảng Bình ra Thanh Hóa), chùa Cần Linh là điểm dừng chân của Chư tôn đức Trung ương Giáo hội trong mỗi chuyến hành hương Phật sự và là cầu nối đạo pháp với Phật giáo các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
 Các bức tượng Phật được làm từ gỗ dâu nguyên khối ở chùa Đại Tuệ. Ảnh: tư liệu
Năm 2007, Ban Thường trực HĐTS đã có công văn gửi các cấp lãnh đạo và chính quyền tỉnh Nghệ An đề nghị quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ cho phép Giáo hội thành lập tỉnh hội Phật giáo Nghệ An.

Sau một thời gian chuẩn bị và hoàn tất các thủ tục cần thiết, ngày 17/6/2011, UBND tỉnh Nghệ An đã chính thức ban hành Quyết định số 2256/QĐ-UBND-NC, về việc chấp thuận thành lập Tỉnh hội Phật giáo Nghệ An. Căn cứ Quyết định nêu trên, Ban Thường trực HĐTS T.Ư GHPGVN đã ban hành Quyết định về việc thành lập Tỉnh hội Phật giáo Nghệ An trực thuộc T.Ư GHPGVN.
 Toàn cảnh chùa Đại Tuệ. Ảnh: Tư liệu
Như vậy, sau gần 40 năm đất nước hòa bình thống nhất, 30 năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam xây dựng và trưởng thành, Phật giáo Nghệ An mới được chính thức tái lập. Tuy có muộn so với các địa phương khác nhưng Phật giáo Nghệ An vẫn được xiển dương.

Tưởng chừng như chiến tranh kéo dài sẽ hủy hoại văn hóa tâm linh nhưng với sức sống mãnh liệt của mình, nguồn mạch đạo pháp tại Nghệ An vẫn được nối liền.

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, nhu cầu văn hóa tâm linh của người dân xứ Nghệ ngày càng được nâng cao.

Được sự đồng thuận của các cơ quan quản lý Nhà nước, khá nhiều cá nhân, tổ chức đã đứng ra đóng góp về vật chất và tinh thần phục dựng lại những ngôi chùa đã từng tồn tại trong lịch sử xứ Nghệ.

Theo baonghean.vn
Link bài: https://baonghean.vn/vai-net-ve-dat-phat-nghe-an-217706.html

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam

Văn hóa 16:57 20/11/2018

Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phật

Văn hóa 12:28 14/11/2018

Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Văn hóa 12:18 14/11/2018

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

An lành

Văn hóa 10:12 13/11/2018

Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!

Xem thêm