Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 14/11/2018, 12:18 PM

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

 
Nhân dịp này, Nhà xuất bản Phụ nữ cũng cho ra mắt bạn đọc cuốn “Hoa một mùa” do ông Nguyễn Lân Bình biên soạn về người bác ruột của mình. Nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học có cái nhìn phân tích đa chiều về nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp…
 
Tới dự buổi tọa đàm có nhà thơ Vũ Quần Phương là diễn giả chính; nhà nghiên cứu văn học Chu Văn Sơn; Thạc sỹ Văn học Đỗ Anh Vũ - Viện Ngôn ngữ. Các nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình văn học trong cả nước quan tâm đến buổi tọa đàm. Với sự tham gia có mặt của nhà thơ Trần Phương Trà (Đài Tiếng nói Việt Nam); Nhà nghiên cứu văn hóa Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, (Viện nghiên cứu Hán Nôm); Nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Đức Mậu (Viện văn học); Nhà nghiên cứu Văn học Phạm Xuân Nguyên. Ngoài ra tại buổi tọa đàm còn có con cháu của học giả Nguyễn Văn Vĩnh và những người cháu gọi nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp bằng bác ruột…

Nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp (1914-1938) con trai của học giả Nguyễn Văn Vĩnh và người vợ bé là bà Phan Thị Lựu, con gái của một thổ ty giàu có ở Lạng Sơn. Nguyễn Nhược Pháp nổi tiếng được công chúng biết đến với áng thơ trữ tình “Chùa Hương”, trong đó ẩn hiện bóng hồng của “Người tình trong mộng” Đỗ Thị Bính (con của thương gia Đỗ Bá Lợi) - một trong “Tứ đại mỹ nhân Hà Thành” thời bấy giờ.
 
Bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương” của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp được sáng tác năm 1932, khi tác giả mới 18 tuổi. Bài thơ “Em đi chùa Hương” đã thực sự trở thành phần hồn của dân tộc mỗi khi xuân về, đem những ước mơ của con người hướng tâm về cõi Phật bà Chúa Ba – Chùa Hương, một tín ngưỡng đã trải qua hàng ngàn năm trở thành bản sắc tâm hồn Việt, của một dân tộc có đạo thờ Mẫu (Mẹ) từ cổ xưa. Sự lan tỏa của bài thơ đã làm lay động biết bao con tim của những người yêu nghệ thuật, yêu văn hóa…
 
Lần này với tác phẩm “Hoa một mùa” được tập hợp bởi ông Nguyễn Lân Bình, cháu nội của cụ Nguyễn Văn Vĩnh cùng gia đình nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp và Nhà xuất bản Phụ nữ biên soạn ấn hành. Tuyển tập được xuất bản để tưởng nhớ lần giỗ thứ 80 của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp. Qua tuyển tập chúng ta thấy nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp tài năng ở nhiều lĩnh vực. 

Tác phẩm “Hoa một mùa” gồm 3 truyện ngắn như Tình trẻ thơ, Mẹ và con, Bức thư; 6 vở kịch: Một chiều chủ nhật, Khỏi nấc, Sầm Sơn, Bữa cơm, Người học vẽ, Người lao; 10 bài thơ: Chùa Hương, Sơn Tinh – Thủy Tinh, Mỵ Châu, Giếng Trọng Thủy, Tay Ngà, Mỵ Ê, Một buổi chiều xuân, Nguyễn Thị Kim khóc Lê Chiêu Thống, Đi cống, Mây và 10 bài phê bình bằng tiếng Pháp: Về Thế Lữ, Nguyễn Công Hoan, truyện Vua Hàm Nghi, Đời mưa gió, bài thơ Vần và Điệu, Sân khấu kịch đương thời...

Tại buổi tọa đàm, nhà thơ Vũ Quần Phương cho rằng: “Thời điểm Nguyễn Nhược Pháp (1938) lúc ông mất, nhiều nhà thơ tài năng trong phong trào thơ mới chưa bộc lộ hết, đến năm 1944 Xuân Diệu mới có tác phẩm đầu tiên. Ngoài truyện ngắn, kịch và thơ rồi chuyển sang viết phê bình văn học, Nguyễn Nhược Pháp là người làm chứng cho trào lưu văn học thơ mới. Ngay thuở ban đầu Nguyễn Nhược Pháp được sống trong gia đình tiếp xúc với văn học và văn hóa từ chính những vần điệu thơ mới của Nguyễn Văn Vĩnh xuất hiện đã phá bỏ luật lệ thơ cũ đã ảnh hưởng đến những sáng tác làm theo từ thơ dịch của Nguyễn Văn Vĩnh như: “La Fontaine” vần điệu thơ mới. 

Thời ấy có một cách tân sâu sắc, toàn bộ nội dung được thể hiện trong văn chương, hội họa, sân khấu đã thay đổi hẳn lối sống văn hóa, nghệ thuật và xuất hiện một loạt những tài năng chín sớm như: Chế Lan Viên in tập thơ đầu tiên “Điêu tàn” 1937, năm 16 tuổi; Nguyễn Nhược Pháp 24 tuổi; Vũ Trọng Phụng 27 tuổi; Thạch Lam 33 tuổi và hàng loạt sau sự kiện Nguyễn Văn Vĩnh coi như chấm dứt. Đó là cách tân văn chương thành công và đánh thức dậy những tài năng tiềm ẩn, nhà thơ Nguyễn Văn Vĩnh là nhịp cầu nối văn hóa Đông – Tây.

Tại buổi tọa đàm, nhà văn Nguyễn Văn Giá (Trưởng khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội) đã chia sẻ: “Nay chúng ta được tiếp xúc với tác phẩm “Hoa một mùa” thì rất nhiều người ngỡ ngàng về lao động nghệ thuật của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp trải một không gian rất rộng, chứ không chỉ là một nhà thơ”…

Theo Tiến sỹ văn học Chu Văn Sơn cho biết: “Những nỗ lực để phục hưng lại những giá trị văn hóa rất cần thiết để làm giàu cho văn hóa Việt Nam. Nguyễn Nhược Pháp là con đẻ của nhà khai sáng Nguyễn Văn Vĩnh, ông cũng tỏa sáng rất sớm, như một ngôi sao trên bầu trời văn hóa của chúng ta đầy tiếc nuối. 

Khi đặt tên Nguyễn Nhược Pháp tôi chỉ biết rằng cụ Vĩnh thường lấy sự kiện trực tiếp để đặt tên cho con cái. Nguyễn Nhược Pháp sinh năm 1914, thời gian đó Đức làm cho Pháp suy yếu dẫn tới chiến tranh thế giới lần thứ nhất cho nên cụ mới đặt tên là Nguyễn Nhược Pháp. Nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp tài hoa bạc mệnh đã lấy nước mắt của con người và nhân gian rất nhiều. Thời ấy những người tài hoa, bạc mệnh khá nhiều trong các lĩnh vực như văn chương như: Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng, Hàn Mạc Tử đều là những người rất tài năng nhưng đều chết trẻ. 

10 bài thơ của Nguyễn Nhược Pháp quan tâm giống như tên tập thơ này là “Ngày xưa”, tức là cái thời quá vãng của dân tộc. Vì vậy nó tạo thành mối quan tâm bao trùm lên cảm hứng của bài thơ. Tức ông quan tâm đến lễ hội, có lẽ Nguyễn Nhược Pháp rất sở trường trong việc phục dựng lại những sự kiện đó như những cuộc lễ lạt vui tươi và ngộ nghĩnh đã làm sống dậy trong các tác phẩm. Nguyễn Nhược Pháp là người đi đầu trong việc mở ra một dòng văn học, văn thiếu nhi cho thời hiện đại…

Nhà nghiên cứu, phê bình văn học Thạc sỹ Đỗ Anh Vũ đánh giá tại buổi tọa đàm: “Khi nghĩ về Nguyễn Nhược Pháp, ấn tượng đầu tiên của tôi là nỗi buồn. Nhưng đối với nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp, tôi thấy bài thơ “Chùa Hương” là cái bóng quá lớn và người ta đã quên đi các bài thơ khác và ta cũng bị ảnh hưởng bởi nhận xét về Hoài Thanh trong khi nói về Nguyễn Nhược Pháp, luôn thấy một cái hình bóng là tươi vui ngộ nghĩnh và khúc khích cười. Nhưng khi đọc lại toàn bộ tập “Ngày xưa” của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp, tôi thấy ở bên cạnh giọng điệu tươi vui, khúc khích cười thì thấy Nguyễn Nhược Pháp thơ mục của ông còn không ít những buồn thương, não nùng. Tôi mạnh dạn cho rằng cái cảm hứng buồn thương mới là chính là tập ngày xưa”...

Tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Lân Bình chia sẻ: “Lúc các bác tôi còn khỏe mạnh như: ông Nguyễn Phổ, ông Nguyễn Kỳ, bà Nguyễn Thị Mười, ông Nguyễn Hồ đều bảo rằng: “Thôi giao cho thằng Bình đi!”. Lúc đó tôi cũng chỉ vâng thôi chứ không biết sẽ vận hành ra làm sao? Tôi khai thác điều gì?

Chúng ta biết ơn chính âm nhạc đã đưa bài thơ đi xa hơn, đến nhiều người hơn trong cuộc sống văn hóa của người Việt. Tôi may mắn được gặp nhạc sỹ Trần Văn Khê sáng tác về “Chùa Hương”, thơ Nguyễn Nhược Pháp chỉ có 2 trang. Nhạc sỹ Trần Văn Khê phổ nhạc bài: “Em đi chùa Hương” của Nguyễn Nhược Pháp nổi tiếng, được nhiều ca sỹ thể hiện trong nước và còn lan tỏa sang nơi cộng đồng người Việt sinh sống ở nước ngoài biết đến”...

Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên nhận xét: “Đối với tác phẩm “Hoa một mùa” này chúng ta chỉ biết bài “Đi chùa Hương” trong “Thi nhân Việt Nam”. Sau này công cuộc đổi mới thì thi nhân Việt Nam im lặng. Thực tế nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp không phải chỉ sáng tác 10 bài thơ mà còn có mấy truyện ngắn, có mấy bài phê bình”...

Tại buổi tọa đàm đã đánh giá về những tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp dù gần một thế kỷ trôi qua, vẫn có sức hút đặc biệt mạnh mẽ đối với những người yêu nghệ thuật, văn chương. 
  
Minh Xuân 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam

Văn hóa 16:57 20/11/2018

Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phật

Văn hóa 12:28 14/11/2018

Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Văn hóa 12:18 14/11/2018

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

An lành

Văn hóa 10:12 13/11/2018

Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!

Xem thêm