Vài suy nghĩ về công tác hoằng pháp cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Đắk Lắk trong bối cảnh mới
Bản hoài của người xuất gia là “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh” Nghĩa là, trên cầu thành Phật, dưới hóa độ chúng sanh. Từ ý nghĩa này đã cho chúng ta hiểu rõ, nhiệm vụ của người xuất gia có hai công việc phải làm đó là ‘Tự giác’ và ‘Giác tha’.
1. Xác định vấn đề.
Hoằng pháp là một trong những chí nguyện của hàng xuất gia.
Bản hoài của người xuất gia là “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh” Nghĩa là, trên cầu thành Phật, dưới hóa độ chúng sanh. Từ ý nghĩa này đã cho chúng ta hiểu rõ, nhiệm vụ của người xuất gia có hai công việc phải làm đó là ‘Tự giác’ và ‘Giác tha’. Trên tinh thần ‘tự giác’ và ‘giác tha’ có mối lên hệ mật thiết với nhau, giữa đời sống xuất gia và cư sĩ tại gia, tạo nên một sức mạnh tương trợ cho nhau trên con đường tiến tu đạo nghiệp.
Tùy theo mỗi địa phương, dân tộc, điều kiện sinh sống… mà đề ra những phương cách hoằng pháp phù hợp. Một trong những hạnh nguyện hàng đầu của người hoằng pháp là: Đem lời dạy của Phật và sự tu học của mình để truyền đạt cho người nghe tham khảo học hiểu và tu học theo. Nhưng để đạt được mục tiêu truyền đạt này, đòi hỏi người truyền bá phải biết vận dụng nhuần nhuyễn hợp lý, hợp tình, thuận theo căn cơ của bản xứ. Thiếu đi yếu tố quyết định này, việc hoằng pháp có thể không như ý muốn.
Quần chúng Phật tử Đăk Lăk là sự dung hợp của các sắc dân giữa các vùng miền, phần lớn người dân du cư ở khắp miền Trung chọn nơi đây làm mầm sống mới, và ngày nay, sắc dân bản địa đã kết nối tình thân với mọi người đến từ khắp xứ, không những kinh tế, sinh hoạt xã hội mà còn quan hệ đến đức tin Tôn giáo, và một phần trong số đó là vài cộng đồng dân tộc thiểu số.
Trong kinh Pháp cú, Đức Phật dạy rằng: “Được sinh làm người là khó, được sống trọn đời còn khó hơn, được nghe Chính pháp là khó, được gặp Phật ra đời còn khó hơn” (PC.182). Phải có đủ phước báu nhân duyên mới có được thân người, mới được gặp Phật, Pháp, Tăng, đó là những sự kiện vô cùng hy hữu mà không phải ai cũng có thể có được.
2. Thực trạng công tác hoằng pháp đối với đồng bào dân tộc Đăk Lăk.
Trong 30 năm qua, chư tôn đức Tăng Ni tỉnh Đắk lắk đã dấn thân thực hiện hạnh nguyện độ sanh vào các vùng sâu, vùng xa. Ở những năm trước đây như: Cố Hòa thượng Giác Dũng, Cố Thượng tọa Giác Sĩ là những sứ giả tiên phong đem Phật pháp vào buôn làng. Những bước đi hoằng pháp đầu tiên của các bậc tiền nhân đã để lại một dấu ấn hiện thực; chính vì thế mà trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã Xác lập Kỷ lục cho Tịnh Xá Ngọc Quang là tịnh xá Khất Sĩ đầu tiên quy y cho đồng bào dân tộc Ê Đê ở Việt Nam.
Ngày nay, tiếp nối hạnh nguyện của người xưa, đại đức Thích Quảng Đàm ở Krông Buk, đại đức Thích Nhuận Độ ở huyện Lắk, đại đức Thích Minh Đăng ở huyện Cư Mgar, Sư cô Thích Nữ Khánh Đức, Sư cô Thích Nữ Minh Huyền ở Krông Pắc và nhiều Tăng Ni khác đã và đang đem ánh sáng Phật Pháp đến các buôn làng.
Những thành tựu ban đầu: Đã có nhiều quần chúng Phật tử thuộc đồng bào dân tộc thiểu số đến với đạo Phật, cụ thể là những đạo tràng chùa Hoa Nghiêm ở huyện CưMgar, chùa An Lạc ở Krông Buk, chùa Quảng Trạch ở huyện Lắk, chùa Phước Bình ở Krông Păc, chùa Phước Điền, Phật đường Polăn ở thành phố Buôn Ma Thuột và nhiều ngôi tự viện khác nữa với số lượng khoảng hơn 3000 người đồng bào thiểu số đã đến với đạo Phật. Mặc dù đã có những bước phát triển nhưng cũng gặp không ít khó khăn.
Về phương diện chủ quan: phần lớn chư Tăng Ni đến với đồng bào vùng sâu, vùng xa bằng hạnh nguyện độ sanh, dấn thân hành đạo, rào cản lớn nhất là văn hóa ngôn ngữ. Trong số các dân tộc thiểu số ở Đăk Lăk, những người biết đọc, biết viết, tập trung ở lớp trẻ, những người đi chùa hiện nay phần đa là những người lớn tuổi, cho nên việc truyền bá Phật pháp cho người đồng bào hiểu được là việc không dễ dàng, trình độ tiếp cận ngôn ngữ bằng tiếng phổ thông còn hạn chế. Bên cạnh đó còn có những khó khăn về điều kiện địa lý, hầu hết thời gian của của người dân tập trung vào việc lao động sản xuất, làm việc nhà, chăm sóc con cái mà ít có cơ hội tiếp cận Phật pháp các tự viện và trong cộng đồng.
Về phương diện khách quan: Người dân tộc thiểu số vốn đã quen môi trường giao tiếp bằng tiếng “mẹ đẻ”. Trong điều kiện giao tiếp chủ yếu bằng tiếng dân tộc, sống trong cộng đồng tộc người khá cách biệt với bên ngoài, họ ít có cơ hội giao tiếp bằng tiếng phổ thông và họ càng trở nên tách biệt với người Kinh trong cộng đồng. Cũng do không biết đọc, biết viết, không biết tiếng phổ thông nên mọi thông tin về giáo pháp đến với họ thật là khó khăn. Để tiếp cận và hiểu được Phật pháp đối với dân tộc thiểu số là cả một khoảng cách đáng kể đối với người Kinh. Đây là một trong những rào cản quan trọng đối với sự phát triển giáo pháp vào vùng dân tộc thiểu số hiện nay.
Để khắc phục những khó khăn đó, cần phải có một giải pháp có tính căn cơ, đồng bộ và mang tính chiến lược lâu dài.
3. Những định hướng hoằng pháp mang tính chiến lược lâu dài trong bối cảnh mới
3.1. Về phương diện nhân sự
Chúng ta, những người làm công tác hoằng pháp cần phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng đỡ những Tăng Ni có chí nguyện đem Phật pháp đến với đồng bào dân tộc. Trợ duyên và tạo điều kiện cho những vị ấy thực hiện tâm nguyện của mình.
Tìm kiếm, phát hiện những hạt nhân, dù còn ít tuổi, trong số những đồng bào có niềm tin về Đạo Phật, tài trợ, hỗ trợ, nuôi dưỡng trực tiếp hoặc gián tiếp, đối với những hạt nhân này thành tựu về tri thức xã hội và cả những kiến thức cơ bản của Phật pháp.
Cần chú trọng đào tạo và phát triển hoằng pháp viên cư sĩ. Với lợi thế Đồng sự nhíp, người hoằng pháp cư sĩ dễ dàng tiếp cận từng hoàn cảnh cụ thể và có những hướng dẫn, sẻ chia kịp thời và từng bước chuyển hóa đồng bào dân tộc về với Phật giáo.
3.2. Về phương diện liên kết, kết hợp
Người dân tộc vùng sâu, vùng xa nói chung phần lớn là nghèo. Việc kết hợp Từ thiện với Hoằng pháp cũng là việc cần làm. Tuy nhiên, tránh tình trạng sau chuyến từ thiện, sau đợt quy y mọi chuyện trở lại từ con số không, thì việc kết hợp này cần có chiến lược lâu dài, cụ thể và có tính định kỳ và đôi khi phải áp đặt có điều kiện.
Kết hợp, liên kết giữa lãnh đạo buôn làng và tự viện Phật giáo. Ký kết những thỏa thuận hỗ trợ thích hợp trong khả năng như: Thực phẩm, y tế, giáo dục cho những hoàn cảnh cụ thể… thậm chí giới thiệu việc làm cho con em dân tộc. Những chuyến xe nghĩa tình, những trường hợp cấp cứu… đêm khuya luôn là những yếu tố có sức thuyết phục, lay đọng lòng người, làm cho đồng bào dân tộc mến mộ Phật giáo.
Kết hợp với các ban, ngành hữu quan như giao thông, y tế, sức khỏe sinh sản, mô hình sản xuất giỏi… tổ chức những buổi nói chuyện chuyên đề với vai trò Phật giáo và đơn vị tài trợ, tại những điểm sinh hoạt cộng đồng. Khéo léo lồng ghép nội dung Phật giáo vào những buổi chuyên đề này. Đặc biệt, tạo những phần quà cụ thể, thiết thực, dành cho những ai tham gia những buổi sinh hoạt này.
4. Nhận định.
Trong kinh Tương Ưng Bộ, đức Phật đã dạy:
Ai quy y Phật, này Mahànàma, quy y Pháp, quy y chúng Tăng. Cho đến như vậy, này Mahànàma, là người cư sĩ.
Để trở thành một cư sĩ, tức đệ tử Phật, xét ra chỉ cần có thế. Bằng những nỗ lực và phương cách nêu trên, thiết nghĩ, để hướng đồng bào dân tộc quy ngưỡng Tam Bảo là điều hoàn toàn có thể, nếu như chúng ta nỗ lực, kiên trì, đồng bộ và đầy đủ thời tiết nhân duyên.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Gốc rễ của chiến tranh
Giáo hội 18:24 30/10/2024Thật là vinh hạnh lớn lao cho tôi khi được tham dự Hội nghị Hòa bình Thế giới được tổ chức tại trụ sở UNESCO, tổ chức của Liên Hiệp Quốc luôn hướng tới mục tiêu cao quý vì nhân loại.
Thượng tọa Thích Thanh Phong làm Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Giáo hội 17:41 24/10/2024Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã ấn ký quyết định chính thức bổ nhiệm Bổ nhiệm Thượng tọa Thích Thanh Phong làm Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Cứu trợ bão lũ: Đức Pháp chủ kêu gọi người có ít đóng ít, người có nhiều đóng nhiều
Giáo hội 18:17 16/09/2024Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM sáng 16/9 đã phát động đóng góp ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại nặng nề do bão số 3 gây ra tại các tỉnh thành phía Bắc.
Ban TT-TT Tiền Giang sản xuất gần 1.000 tin bài, hơn 500 video mỗi năm
Giáo hội 17:22 24/07/2024Tại Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ VII (2012-2017) Trung ương GHPGVN đã thành lập Ban Thông tin Truyền thông để có tiếng nói chính thức của GHPGVN trong thông tin quản lý điều hành mọi Phật sự và truyền bá Chánh pháp.
Xem thêm