Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 14/11/2018, 11:04 AM

Vãn cảnh chùa Tam Chúc - Ba Sao, Hà Nam

Với những suy tư, khi đăng cai Đại lễ Vesak 2019 với hàng nghìn khách Phật giáo nước ngoài về dự, những vị khách này sẽ tìm được gì trong văn hóa Phật giáo Việt Nam nơi mái chùa Tam Chúc bề thế và hoành tráng này. Đó là điều băn khoăn bên cạnh niềm hân hoan, rất mong được chia sẽ cùng  mọi người.

Chùa tọa lạc trên núi Thất Tinh (Tiền lục nhạc, hậu thất tin), thị trấn Ba Sao tỉnh Hà Nam. Vào năm 2000 khi đoàn công tác khảo sát hồ Tam Chúc, phát hiện nhiều dấu tích cổ xưa. Từ các hiện vật khảo cổ, đã xác định được chùa Tam Chúc cổ xưa đã có mặt nơi này trên 1000 năm. Từ những phát hiện quan trọng đó đã thôi thúc những trái tim tâm huyết, nhất trí  khôi phục lại ngôi già lam đã  từng tồn tại nơi này để làm dấu tích cho các thế hệ ngàn sau noi dấu và gìn giữ truyền thống dân tộc. Và như thế chùa Tam Chúc ngày nay được  hình thành.
 
Tưởng cũng nên biết thêm trong quần thể tâm linh này còn có đình Tam Chúc, ngôi đình này nằm giữa lòng hồ có đường đê nhỏ dẫn vào cũng đang được phục dựng, trùng tu. Ngôi đình này thuộc ngôi đình làng thờ Hoàng hậu nhà Đinh tên Dương Thị Nguyệt và Đinh Tiên Hoàng Đế cũng như thờ thần Bạch Mã. Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân vua Đinh đón bà về Hoa Lư và phong tước Hoàng hậu, bà cũng chính là người sáng tác ra trò hát “xuân phả” mà cháu con ngày nay đang  tái hiện (theo Wikipedia).

Tổng diện tích mặt bằng xây dựng 5.000 hécta, bao gồm hồ nước 1000 hécta, núi đá rừng tự nhiên 3.000 hécta, và các thung lũng 1.000 hécta. Trong đó công trình theo trục thần đạo bao gồm chùa Ngọc, điện Tam Thế, điện Quan Âm , cổng Tam quan và phòng họp quốc tế. Đặc biệt trong nội điện cón có 12.000 bức tranh tái hiện cuộc đời đức Phật, được các nghệ nhân người Hồi giáo ở Indonesia thực hiện trên vật liệu bằng đá núi lửa. Chủ đầu tư công trình quan trọng này là doanh nghiệp Xuân Trường với tên người phật tử doanh nhân gắn liền   ngôi chùa Bái Đính nơi quê hương Ninh Bình của ông Nguyễn Văn Trường. 

Chùa Tam Chúc còn xây dựng xung quanh khuôn viên 1000 cột đá ghi lời Phật dạy, mô phỏng theo trụ đá Asoka ngày trước tại Ấn Độ. Mỗi cột cao 12 mét nặng 200 tấn.

Được biết, doanh nghiệp Xuân Trường còn muốn  ngôi chùa Tam Chúc có sức nặng về ý nghĩa nhiều mặt bên cạnh việc thành công vận động làm nơi chính thức diễn ra Đại lễ Vesak 2019 sắp tới, đó là việc  tham gia đấu giá thành công mảnh thiên thạch mệnh danh “Mảnh ghép mặt trăng” nặng 5 kg (gồm 6 phần hồng nham, phần nặng nhất 2,7 kg) tại trung tâm giao dịch đấu giá RRAuction bang Boston Mỹ ngày 19/10 vừa qua, với giá chốt là 6.12.500 USD – tương đương 14,3 tỷ đồng. Đây là mảnh thiên thạch được phát hiện vào năm 2017 tại Mauritania, phía Tây Bắc châu Phi, được cho là đã rơi xuống trái đất hàng ngàn năm trước. 
 
Qua các phượng tiện truyền thông, chúng tôi  thấy được cuộc vận chuyển các tượng Phật bằng đồng được đúc xong từ nơi thực hiến về chùa Tam Chúc vào tháng  5/2018 hết sức gian nan nhưng rất cảm động. Từ các anh CSGT cho đến các nhân viên điện lực đều có mặt ở những ngã tư, giao lộ mà đoàn xe vận chuyển đi qua. Các phật tử còn chuẩn bị đoàn xe riêng phục vụ nước giải khát dọc đường, mời tận tay các anh CSGT, nhân viên điện lực… Những người dân ven đường dù có phần ngơ ngác với sự bề thế các pho tượng đồng, còn có người thốt lên “Trời ơi sao không lấy bạt che các tượng Phật lại. Tội quá! “Đặc biệt người dân trị trấn Ba Sao ai cũng chắp tay hướng về đoàn xe, miệng lâm râm A Di Đà Phật. Nếu tượng Phật ở chùa Bái Đính chỉ có 100 tấn thì các tượng Phật này nặng ít nhất 200 tấn. Cho thấy độ bề thế của chùa Tam Chúc như thế nào.

Trên là  niềm tự hào và những cảm xúc xin được chia sẻ lòng hân hoan với PGVN khi đã có thêm một công trình Phật giáo để đời đáng giá. Còn lại đây là một vài suy tư nhỏ, cũng xin được bộc bạch để cùng nhau suy ngẫm cho một công trình lớn và như vừa nói: một công trình có ý nghĩa để đời. 

Chúng tôi đã có nghe thắc mắc rằng công trình chùa Tam Chúc chủ đề xây dựng chính là gì? Dân tộc hay tổng hợp các nền văn hóa Phật giáo các nước khác? Với những dẫn giải lịch sử ban đầu đầu bài, hẳn ai cũng có thể nghĩ được đây là công trình mang tính phục dựng lịch sử vùng Tam Chúc – Ba Sao của Hà Nam nói riêng và của dân tộc nói chung.

Trước hết, ngoài những gì thuộc mô típ học Phật như trụ đá Asoka, hình tượng Phật, còn lại là những hình thức  chưa rõ lắm về tính dân tộc trong công trình chùa Tam Chúc này. Mái cong truyền thống, tên gọi ngôi chùa và  ba pho tượng được thực hiện theo mô típ cổ xưa. Đó là vài điểm dễ nhìn thấy qua lăng kính văn hóa dân tộc và PGVN. Còn lại những suy nghĩ ấy bị chựng lại khi nhìn thấy 12 ngàn bức phù điêu được khắc kỳ công theo mô típ văn hóa Phật giáo Indonesia. Khi xem bộ phim tài liệu “Kiệt tác nghệ thuật Phật giáo” (Master Pieces Of Buddhist ART) chúng ta sẽ thấy mỗi nền văn hóa theo từng quốc độ sẽ hình thành dáng dấp, khuôn mẫu của hình tướng Phật khác nhau. Ở nội dung của 12 ngàn bức tranh phù điêu này hình dáng các nhân vật được các nghệ nhân lấy từ khuôn mẫu ở chùa Sewu (xây dựng từ Thế kỷ thứ 8), ngôi chù này lớn thứ hai sau chùa Borobudur (một trong 7 kỳ quan  thế giới) của lịch sử Phật giáo xứ Vạn đảo Indonesia. Những ngôi chù còn lại hiện nay của Indonesia như Muaro Jambi, Batujava, Mendut, Pawon, Kalasan… Những ngôi chùa có từ các thế kỷ 7, 8, 9 mà hiện nay có nơi chỉ còn là phế tích nhưng những hình ảnh điêu khác, phù điêu còn hiện hữu rất rõ.
 
Triều đại Sriwijava từng biến Phật giáo nơi này thành một vương quốc PG lớn nhất vùng Đông Nam Á từ Thế kỷ 7 đến Thế kỷ 14. Khi triều đại Majapahit sụp đổ vào Thế kỷ 15, Phật giáo nơi này cũng bắt đầu suy yếu  nhường bước cho các doanh nhân Ấn Độ từ Gujarat mang Hồi giáo di cư sang.

Tương tự, tượng Phật ở điện Pháp Chủ (có lẽ công trình này gọi Pháp Chủ là ý nói đức Giáo chủ Giáo pháp  Thích Ca Mâu Ni), tượng Phật được đúc cũng bằng đồng nhưng lại theo mô típ của văn hóa Phật giáo Thái Lan – Nam tông.
 
Tượng Bồ Tát Quán Thế Âm ngồi ở điện Quan Âm rất đẹp và hoàn mỹ nhưng có ý kiến cho rằng với không gian và độ cao đặc biệt của chùa Tam Chúc nên cho xây tượng Bồ Tát Quán Thế Âm lộ thiên thật to sẽ có ý nghĩa hơn cũng như vừa mang tính khuyến hóa và thuyết phục khách tham quan, du lịch.
 
Riêng ba pho tượng Phật ở Điện Tam Thế, tuy theo mô típ các chùa cổ xưa, tức là có hai cánh tay y áo và ngược hở sâu, nhưng nhìn kỹ thấy dáng ngồi hơi thấp, thiếu phương phi so với mẫu tượng ở chùa Bái Đính.
 
Với những suy tư trên, khi đăng cai Đại lễ Vesak 2019 với hàng nghìn khách Phật giáo nước ngoài về dự, những vị khách này sẽ tìm được gì trong văn hóa Phật giáo Việt Nam nơi mái chùa Tam Chúc bề thế và hoành tráng này. Đó là điều băn khoăn bên cạnh niềm hân hoan, rất mong được chia sẽ cùng  mọi người.

Sài Gòn lập đông Mậu Tuất niên
Dương Như Tâm

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Huyền tích Phù Sơn tự

Chùa Việt 11:16 04/11/2024

Giữa cánh đồng mênh mông bát ngát, từ xa đã nhìn thấy tượng Phật Quan Âm và Phật Di Đà cao chừng 30 m, uy nghi sừng sững. Đó là Phù Sơn tự (còn gọi là Núi Nổi), tọa lạc tại giồng Trà Dên, thuộc xã Tân Thạnh, TX.Tân Châu, An Giang. 

Ngôi chùa nằm giữa lưng chừng trời

Chùa Việt 20:34 03/11/2024

 Ngôi chùa Khmer mang tên Phnom Ta Pa nổi danh bởi vẻ đẹp độc đáo và tọa lạc trên ngọn núi Tà Pạ (xã Núi Tô, H.Tri Tôn, An Giang), với độ cao 45 m so với mặt đất.

Ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nam, nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý giá

Chùa Việt 09:15 03/11/2024

Chùa Bầu tên chữ là Thiên Bảo Tự, tọa lạc tại đường Nguyễn Văn Trỗi, phường Hai Bà Trưng, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam có tuổi đời hơn 1.000 năm tuổi còn lưu giữ nhiều hiện vật quý giá từ triều Vĩnh Thịnh năm thứ 6.

Chùa Côn Sơn: Một trong ba trung tâm Thiền phái Trúc Lâm

Chùa Việt 14:07 01/11/2024

Chùa Côn Sơn gắn với Thiền phái Trúc Lâm, cả ba vị Tổ của thiền phái đã từng tu hành và thuyết pháp ở đây. Cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của Thiền phải Trúc Lâm.

Xem thêm