Kinh Dược sư trong tạng Nguyên thủy
"Phật thuyết nhứt âm, chúng sanh tùy loại giải” nghĩa là trình độ Phật pháp của mỗi người khác nhau, sự tu chứng khác nhau nên cùng một diều Phật dạy mà người nghe có những nhận thức khác nhau và có đánh giá khác nhau.
> Ý nghĩa tụng Kinh Dược sư và niệm Phật Dược sư
Thí dụ tháng Giêng chúng ta tụng kinh Dược Sư. Nhiều thầy Nam tông nói kinh Nguyên thủy không có kinh Dược Sư. Tôi nói kinh Nguyên thủy có kinh Dược Sư, nhưng các thầy không thấy. Các thầy suy nghĩ kỹ sẽ thấy. Bằng mắt không thấy thì thấy bằng niềm tin và cao hơn, nhập định sẽ thấy. Thật vậy, người có định thấy khác, người có huệ thấy khác và người mới tu thấy khác.
Khi còn là học tăng, khi tôi thắc mắc về vấn đề nào thì Hòa thượng Trí Tịnh bảo rằng mai mốt làm Hòa thượng rồi biết. Trong kinh Pháp hoa, Phật cũng nói làm Phật rồi biết. Có những thắc mắc mà Phật không trả lời. Phật bảo rằng ngay như Ngài còn hiện hữu mà các ông còn không thấy, mai mốt Ngài nhập diệt thì làm sao thấy Ngài.
Nếu chỉ thấy Phật qua con người mang thân hữu hạn với 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, thì kinh Kim cang khẳng định rằng đó là tà đạo.
Phàm phu thấy Phật là con người tầm thường như bao nhiêu người khác. Ngoại đạo thấy Phật là thầy tu đối lập, nên họ thường thách đố Phật tranh luận, nhưng Phật không trả lời. Hàng Nhị thừa như Xá Lợi Phất thấy Phật bằng trí tuệ, nên thấy hiểu biết của Phật quá cao tột, vượt xa hiểu biết của ông, ông mới tôn kính quy ngưỡng Phật là bậc Đại Đạo sư.
Tôi nói kinh Dược Sư có trong tạng Nguyên thủy. Khởi đầu từ thành Tỳ Dà Ly bị hạn hán, ôn dịch khiến dân chúng chết la liệt. Các thầy Bà-la-môn bày cúng tế đủ thứ, nhưng không có kết quả.
Ông Thị trưởng của thành này mới nghĩ cách duy nhất là ông đích thân thỉnh Phật đếu cứu thì may ra thoát khỏi dịch bệnh. Đức Phật nhận lời. Khi Phật tới thành này thì mây vần vũ, trời đang nắng bỗng đổ xuống một trận mưa lớn, tất cả bệnh ôn dịch hết sạch. Đó là cái thấy của con người bình thường. Và kinh Nguyên thủy cũng chỉ ghi nhận như vậy thôi.
Đức Phật Dược Sư và nghiệp chữa bệnh
Nhưng kinh Đại thừa bằng pháp nhãn của Bồ-tát thấy nguyên nhân có hiện tượng kỳ vĩ khi Phật tới, là thấy có ba vạn sáu ngàn Bồ-tát cùng đi với Phật và có cả Thiên long Bát bộ theo hầu. Có chư Thiên đón rước mới có mây vần vũ và có Bồ-tát tới mới tạo thành thế giới an lành; còn ác ma tới thì nghèo đói, bệnh tật, chết chóc, khổ sở…
Phật đến cùng sự hiện hữu của chư Bồ-tát, chư Thiên là những vị đầy đủ uy đức và phước báu, phong cảnh phải đổi khác, phải đẹp đẽ, xinh tươi, an vui. Điều này dễ hiểu qua thí dụ đơn giản, chúng ta thấy đám tang của Thủ tướng Phan Văn Khải đưa về Củ Chi, những con đường nhà quê mà đám tang đi qua được cán nhựa thẳng tắp và trang trí hai bên đường. Chỉ mới là Thủ tướng thôi mà sự đón rước đã làm quang cảnh đẹp hơn, huống chi là phước đức vô lượng của Phật và chư Bồ-tát, chư Thiên thì sự cung kính đón rước phải lớn lao biết mấy và hiện tượng kỳ vĩ không thể thấy bằng mắt thường. Chỉ có pháp nhãn của Bồ-tát và huệ nhãn của Thanh văn mới thấy xa hơn, thấy được phần sâu kín bên trong vượt hơn cái thấy hữu hạn không quá đường chân trời của người thường.
Lịch sử cũng ghi Phật đến thành Tỳ Da Ly thì uy lực của Ngài đã xóa sạch bệnh ôn dịch và Thánh y Kỳ Bà đi theo đã dùng thuốc chữa hết bệnh luôn. Đó là việc có thật trên cuộc đời, nhưng tu hành nhìn bằng pháp nhãn thì Kỳ Bà là vị Bồ-tát từ thế giới của Đức Phật Dược Sư hiện thân lại mới có năng lực chữa bệnh đặc biệt.
Và bằng pháp nhãn của Bồ-tát thấy thêm rằng thành này bị ôn dịch vì có ác ma là 12 ông Đại tướng Dược Xoa đem theo một số thần binh gây dịch. Nhưng các ông này thấy Phật, Bồ-tát và chư Thiên tới khiến họ khiếp quá mới xin quy y Tam bảo và phát nguyện cứu giúp người đời. Nghĩa là uy lực của Đức Phật và chư Bồ-tát đã chuyển hóa tâm giết người của các thần Dược Xoa trở thành tâm thiện lành và hạnh cứu người thoát khỏi tật bệnh.
Tháng Giêng tụng kinh Dược Sư, quý Phật tử cần hiểu sâu sắc hạnh nguyện của Phật Dược Sư để ứng dụng trong cuộc sống, gặt hái được kết quả tốt đẹp.
Cầu nguyện Đức Phật Dược Sư gia hộ cho thế giới an lạc và quý Phật tử cũng được an lạc trong một ngày tu, an lạc trong suốt cuộc đời tu và khi mãn duyên ở thế giới này được vào Tịnh độ của Phật.
> Xem thêm video Thiền và trà:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Kinh Lửa Cháy (Aditta-pariyaya Sutta)
Kinh Phật 14:35 06/11/2024Vài tháng sau khi giác ngộ, Ðức Phật giảng bài pháp nầy cho 1000 tu sĩ theo phái thờ thần lửa. Qua lối giảng siêu việt của Ngài, Ðức Phật đã dùng ví dụ về lửa cháy (lửa tham, sân, si) để dạy về tâm xả ly đối với các cảm thọ qua sáu căn.
Kinh Thiên sứ
Kinh Phật 06:26 31/10/2024Trong Trung Bộ Kinh (Kinh 130), Phật bảo (tóm tắt): "Này các Tỳ Kheo! Ðiều Ta đang nói, Ta không phải nghe từ một Sa Môn hay Bà La Môn nào khác. Những điều Ta đang nói chỉ được Ta biết mà thôi, chỉ được Ta thấy mà thôi, chỉ được Ta hiểu mà thôi".
Kinh Điều Ngự
Kinh Phật 23:40 28/10/2024Trung Bộ Kinh chép: Một hôm có Aggivessana dòng Bà La Môn đến hỏi Phật về phương pháp tu hành, Phật dạy:
Phật nói kinh vô thường
Kinh Phật 14:45 03/10/2024Tôi nghe như vậy. Một thời Phật tại thành Thất la phiệt nơi rừng Thệ đa, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Phật bảo các Tỳ kheo rằng trong các thế gian có ba pháp không thể yêu, không trong sạch, không thể muốn, không vừa ý. Ba pháp là gì?
Xem thêm