Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 25/09/2014, 14:13 PM

Vãn cảnh Sắc tứ Long Sơn tự (Nha Trang)

Chùa Sắc Tứ Long Sơn hay còn gọi là chùa Phật trắng ngày xưa còn có tên là Đăng Long tự, tọa lạc tại số 22 đường 23 tháng 10, phường Phương Sơn, dưới chân đồi Trại Thủy, thành phố Nha Trang.. 

“Ai về ngắm cảnh Khánh Hoà 
Long Sơn nên ghé, Tháp Bà đừng quên. 
Kim thân Phật tổ nhớ lên, 
Nhìn ông Phật trắng ngồi trên lưng trời” 
Cổng chùa Long Sơn - Nha Trang (ảnh Thập Bát Công)
Ngôi chùa này được xây dựng cách đây hơn một trăm hai mươi năm, trải qua nhiều lần trùng tu, và đến nay là Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, ngôi chùa đẹp, nổi tiếng nhất tỉnh Khánh Hòa. 

Chùa Long Sơn do HT.Thích Ngộ Chí (sinh năm 1856), húy thương Phổ hạ Trí, thế danh là Nguyễn Tám Văn Nghi, quê ở Vĩnh Xương, Thanh Hóa, thuộc dòng Thiền Lâm tế đời thứ 39, khai sơn sáng lập năm 1886 an danh là Đăng Long tự. Ban đầu chùa chỉ là một mái nhà tranh nằm tại đỉnh đồi Trại Thủy (nơi tôn trí tượng Phật trắng hiện nay) Năm 1900, chùa bị sập sau một cơn bão, nên Tổ quyết định dời xuống chân núi và đổi tên chùa thành Long Sơn tự.
Cổng Sắc tứ Long Sơn tự - Nha Trang, mặt bên trong  (ảnh Thập Bát Công)
Năm 1936, theo di nguyện của Tổ Ngộ Chí, chùa được tiến cúng cho Hội An Nam Phật học để làm trụ sở chấn hưng Phật giáo Khánh Hòa, đến nay  là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Khánh Hòa. Năm 1938 (năm Bảo Đại thứ 14), chùa được phong "Sắc tứ Long Sơn tự". 

Năm 1941 chùa được trùng tu với công lao chính của Hội trưởng Tôn Thất Quyền và Phật tử Võ Đình Thụy.

Vãn cảnh Long Sơn du khách bước vào cổng chùa quy mô, sừng sững, trang nghiêm. Con đường dẫn vào chánh điện, từ ngoài đi vào bên tay trái là tượng đài Bồ tát Thích Quảng Đức, người con của Xứ Trầm Hương đã vị pháp thiêu thân cứu Phật giáo miền Nam qua cơn pháp nạn 1963. 

Bên tay phải là vườn hoa nơi thiền thất HT.Thích Minh Thông an trụ. Khuôn viên chùa Long Sơn có chiều rộng 44,5 m, chiều dài hơn 72 m. Phía bên Tây chùa là giảng đường của Trường Trung cấp Phật học Khánh Hòa và trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Khánh Hòa. Phía bên Đông là Trường Trung học Tư thục Bồ Đề (ngày xưa), nay là Trường THCS Phan Sào Nam. Chính điện rộng 1.670 ,  thờ tượng Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni bằng đồng đang ngồi thuyết pháp, tượng cao 1,6 m, nặng 700 kg. 

Chúng tôi vào chùa đãnh lễ Tổ, đảnh lễ Phật và vấn an sức khỏe Đại lão HT.Thích Thiện Bình, Phó Pháp chủ GHPGVN, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa.
Tượng đài Bồ tát Thích Quảng Đức tại chùa Long Sơn Nha Trang
Sau khi Đại đức Thích Hạnh Bích ghi lại tấm ảnh lưu niệm lần đầu tiên vãn cảnh Sắc tứ Long Sơn, chúng tôi lần theo các bậc cấp lên đỉnh đồi Trai Thủy. Muốn lên đến đỉnh đồi phải đi lên 153 bậc tam cấp. Tại bậc thứ 44 là tượng Phật Thích Ca nhập Niết Bàn dài 17 m, cao 5 m, đằng sau tượng là bức phù điêu mô tả cảnh 49 đệ tử túc trực niệm phật. Tượng được xây dựng năm 2003. Lên cách tượng Phật nằm 5 mét nơi Ni sư Thích Nữ Thông Huệ đã vị pháp thiêu thân ngày 1.11.1967. Lần bước tiếp theo là tháp chuông với quả đại hồng chung cao 2,2 m, nặng 1.500 kg do phật tử tại Huế tiến cúng năm 2002. 

Trên đỉnh đồi là tượng Kim Thân Phật tổ (còn gọi là Phật trắng) ngồi thuyết pháp, tượng cao 24 m, đài sen làm đế cao 7 m, rất dễ nhìn thấy tại một khu vực rộng xung quanh Chùa. Tượng được xây từ năm 1963 do sự đóng góp của Tăng Ni phật tử của các vùng lân cận. Xung quanh đài sen là chân dung bảy vị hòa thượng, đại đức đã tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của Ngô Đình Diệm trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9 năm 1963. 
Đại đức Thích Hạnh Bích và Trí Bửu bên chân tượng Phật
Dưới chân đài sen là bức tường chia thành những ngăn nhỏ để an trí  linh cốt phật tử quá cố.
 
Pho tượng Kim Thân Phật Tổ, được sách kỷ lục Guiness Việt Nam ghi nhận là "tượng Phật ngoài trời lớn nhất Việt Nam" (tính đến thời điểm sách công bố)

 Sau hơn 120 năm khai sơn kiến lập, chùa Sắc tứ long Sơn đã trải qua các đời trụ trì:

- Hòa thượng Thích Ngộ Chí: 1886 đến 1935 

- Hòa thượng  Thích Chánh Hóa: 1936 đến 1957 

- Trưởng lão Hòa thượng Thích Chí Tín: từ năm 1957 đến năm 2013.

- Hòa thượng Thích Thiện Bình  từ.năm 2013 đến nay.

Trước khi rời Kim Thân Phật Tổ chúng tôi đã được một du khách Nga vãn cảnh chùa chụp ảnh lưu niệm. Đường lên chùa như “lên trời”, xanh mướt tán cây, thâm u bóng núi. Từ đỉnh đồi Trại Thủy ngắm nhìn cảnh Sắc tứ Long Sơn tự “sơn thủy hữu tình”, mới hiểu được tại sao người xưa nói rằng, vùng đất này là nơi “tứ thủy triều qui, tứ thú tụ”.

Vãn cảnh Long Sơn, chiêm bái Kim Thân Phật Tổ, tự cắt nghĩa được vì sao người Nha Trang - Khánh Hòa khẳng định Sắc tứ Long Sơn tự là một trong những biểu tượng đẹp của “Xứ Trầm Hương” – Xứ Trầm – Biển Yến

Thật đúng là: Kim Sơn, Long Sơn tại kỳ tả hữu, Nha Hải, Phước Hải bổn bất khứ lai, (Kim Sơn là chùa Sắc tứ Kim Sơn trên núi Gành. Long Sơn là chùa Sắc tứ Long Sơn Hai ngôi chùa nằm hai bên trái, phải đồi Trại Thủy. Nha Hải là biển Cù Huân. Phước Hải là làng sở tại- nay chùa Long Sơn thuộc Phường Phương Sơn vốn chẳng khứ lai…) 

Thập Bát Công – Trí Bửu

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Một vài đặc điểm kiến trúc của ngôi chùa Việt

Chùa Việt 10:25 16/04/2024

Ngôi chùa được xem là bảo tàng nghệ thuật, là nơi lưu giữ nhiều di sản Phật giáo có giá trị. Bản thân kiến trúc chùa còn chuyển tải nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và tôn giáo.

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm

Chùa Việt 08:30 15/04/2024

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm.

Hàng cây cổ thụ độc nhất vô nhị dẫn lối vào ngôi chùa màu hồng hơn 400 năm tuổi

Chùa Việt 07:45 14/04/2024

Chùa Hàng Còng, ngôi chùa duy nhất trong tỉnh An Giang có hàng cây còng cổ thụ nối dài từ cổng vào đến bên trong khuôn viên với bề dày lịch sử hàng trăm năm.

Phát huy di sản chùa Thầy

Chùa Việt 11:23 13/04/2024

Chùa Thầy là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam nằm trong Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội.

Xem thêm