Văn hóa đi chùa lễ Phật của người Lào trên đất Việt dịp Tết Punpimay 2566
Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào có truyền thống theo Phật giáo từ ngàn xưa. Nước Lào cũng được biết đến là xứ sở của lễ hội văn hóa Phật giáo với rất nhiều chùa tháp cổ kính uy nghiêm rực rỡ.
Và nền văn hóa đa dạng phong phú của các bộ tộc Lào gắn liền với văn hóa Phật giáo. Vì vậy người dân Lào dù ở bất cứ nơi đâu dù xa quê hương tổ quốc nhưng người Lào vẫn hướng tâm linh về nơi Đức Phật.
Thành phố Đà Nẵng bên bờ sông Hàn nơi có những ngôi chùa mà người dân Lào thường xuyên đi lễ Phật. Ở đây có đông cộng đồng Lào là cán bộ tổng lãnh sự quán nước người dân và các lưu học sinh Lào đang sinh sống và học tập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và các tỉnh lân cận như quảng nam Huế. Người dân Lào luôn hướng Tâm về đạo phật, tham gia thường xuyên vào các ngày lễ lớn của Phật giáo như lễ Tết Lào Bunbimay, Lễ Magha Puja, Lễ Vesakha Puja. Những nghi thức này có từ truyền thống từ khi Đức Phật còn tại thế và được duy trì phát huy đến ngày hôm nay. Cũng giống như văn hoá tết nguyên đán cổ truyền của người Việt Nam, người dân Lào vào dịp Tết cổ truyền Bunpimay tâm niệm đi chùa lễ Phật đầu năm cúng dường đến Đức Phật, Tam bảo và Chư Tăng sẽ được vô lượng Công Đức đem đến sự may mắn bình an hạnh phúc cho gia đình, cũng như để cầu nguyện hồi hướng đến những bậc ân nhân tiền bối đã hi sinh hoặc đã mất để được hưởng Ân Đức của chư Phật về với cõi Phật an lạc Niết Bàn.
Giữa lòng thành phố Đà Nẵng địa danh nổi tiếng thành phố Biển xanh sạch đẹp, có ngôi chùa Tam Bảo nơi thường xuyên là điểm đến của cộng đồng Lào đặc biệt có rất đông sinh viên Lào về đây để lễ Phật dâng hương cầu nguyện đầu năm và thực hiện các nghi thức truyền thống Phật Giáo như trên chính quê hương của mình, nơi các nhà sư tụng kinh Pali cầu phúc cho lễ đặt bát, buộc chỉ cổ tay chúc phúc an lành. Truyền thống Người dân Lào đi Chùa Lễ Phật Đầu Năm Tết Lào Punpimay (Sụt-lột-nặm) đều có sự chuẩn bị chu đáo và rất thành kính với Tam Bảo. Họ bận các trang phục truyền thống rất đẹp với áo đẹp (xựa máy) , khăn giới đắp chéo (Phạ-Biêng) và váy lụa (xịn-máy). Và chuẩn bị những đồ cúng lễ (Khắn-hạ) các Chậu, Dĩa (ô, khắn) bằng đồng hoặc mây tre, Nước Cúng Lễ (Nặm-môn ) gồm có: Nước tinh khiết (năm sa Aat), nước hoa (nặm-măn-chăn), bó hoa thọ (Đọc-đao-hương), quả bồ kết (Mạc-xốm-poài), 7 củ nghệ (khị-mịn 7 phán); và những mâm lễ bao gồm 10 cây nến sáp ong (thiên khắn hạ), bó 10 nến sáp ong dài (thiên-viên-hóa, viên-khịng), các bộ y và các thức ăn hoa quả, tịnh tài và thùng nước sạch để cúng dường Tam Bảo và các nhà sư ở trong chùa. Người Phật Tử Lào đến trước Phật điện linh thiêng ngồi xếp chân qua 1 bên, chắp tay búp sen nơi ngực để cung đón các sư thầy Quang Lâm vào các pháp toạ chánh điện trang nghiêm để chứng minh và tác hành công đức Phước báu lễ phật cúng dường của người dân Lào cúng lễ mở đầu bằng việc đánh Chiêng Lào linh thiêng cầu nguyện.
Đầu tiên là các nhà sư hướng dẫn người dân Phật tử Lào cách sắp đặt các những mâm lễ lên trên bàn cúng lễ sau đó sẽ thắp nến vào những bó đèn cầy sáp ong đặt ngay vị trí trung tâm của một cái chậu nước thơm bằng các loại hương hoa sau đó các nhà sư sẽ đọc kinh phật về Tam quy và ngũ giới (A-chan sụt-môn-hạy-phon) để nhờ ân đức tam bảo Phật Pháp Tăng độ trì đến người cúng lễ. Các ngọn nến được cuộn thành một bó đuốc dài tầm 40cm, và các nhà sư tụng Kinh cho đến khi cháy hết bó đuốc đèn cầy sáp ong và những tàn sáp rơi xuống nơi giữa bình bát nước thơm. Sau đó Phật tử Lào sẽ xin chậu nước ấy mang về tắm cho các thành viên trong gia đình với mong muốn ước nguyện từ lời kinh chư Phật của các nhà sư chúc phúc được thành tựu may mắn sức khỏe và được bình an. Trong lễ cúng cầu an đầu năm tết Lào Punpimay các nhà sư tụng kinh đồng thời buộc chỉ tay an lành đến người cúng lễ và một nhà sư lớn sẽ đứng ra rải nước ban phúc từ dòng nước thơm trong chậu lễ để cầu nguyện đến các thí chủ dâng lễ. Kết thúc buổi lễ của người dân Lào đọc kinh Pali hồi hướng công đức tụng kinh thiền định trong thời gian hành lễ được thành tựu phúc báu đến gia đình và họ hàng.
Tắm Phật hoa Chăm Pa - nghi thức tưới nước thơm lên tượng Phật, là một hoạt động không thể thiếu trong dịp Tết Bunpimai của người Lào, diễn ra vào tháng 4 hằng năm.
Trong ba ngày Tết 13 14 15/4, chùa chiền được trang hoàng cờ hoa rực rỡ. Tượng Phật được rước ra đặt ở sân để nguời dân thực hiện nghi lễ tắm Phật. Họ cung kính vẩy nước thơm lên các bức tượng. Nước thơm này được chế từ nước, nghệ, dầu thơm và cánh hoa đoọc khun (hoa bò cạp vàng), loài hoa vàng duyên dáng nở rộ khắp nơi trên đất Lào đúng dịp Bunpimai. Người Lào tin rằng lễ hội này mang lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, thanh khiết hóa cuộc sống của con người.
Ngôi chùa là mái ấm tâm linh của người Lào xa xứ tại Việt Nam, người dân Lào gắn bó với ngôi chùa tại đất Việt là nét văn hóa đẹp thiêng liêng cao quý, vơi đi nổi nhớ nhà, nhớ chùa quê hương, giúp cho tình hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Lào luôn được vun đắp, tăng cường tình hữu nghị đặc biệt của hai nước Việt Lào Anh Em, đồng thời cũng là giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Phật giáo của hai nước được trường tồn và Hưng Thịnh.
Truyền thống Người dân Lào đi Chùa Lễ Phật Đầu Năm Tết Lào Punpimay của người Lào gồm có:
1. Chuẩn bị trang phục, đồ lễ, đồ mâm cúng lễ truyền thống
2. Vân tập về Chùa
3. Cung đón chư tăng
4. Đánh chiêng linh thiêng cầu nguyện
5. Truyền thọ Tam Quy Ngũ Giới
6. Tác Bạch Cúng Lễ
7. Nghi Thức lễ Cầu An (Sụt-lột-nặm)
8. Chư Tăng Tụng Kinh Chúc Phúc
9. Chư Tăng rảy nước ban phúc
10. Chư Tăng Buộc Chỉ Cổ Tay cầu nguyện may mắn hạnh phúc
11. Tắm Phật bằng Hoa Chăm Pa
12. Hồi hướng công đức
Bạn Khamphay Xayavong chia sẻ: "Hôm nay là Tết Lào bọn con là học sinh Lào đến từ Đại học Duy Tân hôm nay là bọn con đến chùa Tam Bảo để cầu phúc cầu may mắn, các sư ở chùa Tam Bảo cúng niệm chú với cả cột chỉ cổ tay để cầu cho bọn con có sức khỏe ở tốt cho gia đình và các anh chị em. Chúng con xin nguyện cầu cho chùa Tam Bảo các sư với cả những người Lào sống ở sống ở Đà Nẵng có sức khỏe tốt và bình an thịnh vượng. Con xin cảm ơn ạ".
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn (TP.HCM) viên tịch
Trong nước 05:45 03/12/2024Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn, viện chủ chùa Phước Thiện (xã Nhị Bình, H.Hóc Môn, TP.HCM) vừa viên tịch.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông chia sẻ về Giới luật Phật giáo cho gần 800 Tăng Ni
Trong nước 14:00 02/12/2024Sáng ngày 02/12, tại trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM (Việt Nam Quốc Tự, quận 10), Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông – Phó Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Cố vấn BTS GHPGVN TP.HCM – đã chủ trì buổi thuyết giảng và thảo luận chuyên đề “Giới luật Phật giáo”.
“Hãy lấy tinh thần phụng sự làm niềm vui trên bước đường đến giác ngộ giải thoát”
Trong nước 12:15 02/12/2024Sáng ngày 02/12/2024, Thượng tọa Thích Quảng Lộc - UV HĐTS, Trưởng BTS kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang đã có buổi thuyết trình chuyên đề “Sinh hoạt Giáo hội” đến với chư hành giả khóa Kiết Đông lần thứ 2.
Tiền Giang: Thành kính tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông (1308-2024)
Trong nước 13:15 01/12/2024Sáng ngày 01/12/2024 (nhằm mùng 1 tháng 11 năm Giáp Thìn), BTS Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Tiền Giang đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tưởng niệm lần thứ 716 năm, ngày Đức vua Phật Hoàng nhập Niết Bàn 01/11 năm Mậu Thân (1308) – 01/11 năm Giáp Thìn (2024); đồng thời khai mạc khóa tu Kiết Đông lần thứ 2.
Xem thêm