Vành đai Phật giáo, con đường hành hương tại Ấn Độ sẽ hoàn thành vào năm 2020
Dự án phát triển con đường hành hương gắn liền với cuộc đời, công hạnh của Đức Phật đang nhận được sự quan tâm của nhiều Phật tử. Bộ Giao thông và Đường Cao tốc Ấn Độ, ông Nitin Gadkari cho biết dự án này sẽ được hoàn thành vào năm 2020.
Trả lời báo chí, ông Nitin Gadkari cho biết con đường hành hương này, được gọi là vành đai Phật giáo, gắn liền với cuộc đời, công hạnh của Đức Phật. Dự án kết nối các địa điểm quan trọng trong cuộc đời Đức Phật với kinh phí thi công khoảng 100 triệu rupi. Theo dự kiến, vành đai Phật giáo sẽ hoàn thành trước năm 2020 tại Ấn Độ.
Trong một buổi họp báo, Bộ Giao thông và Đường Cao tốc Ấn Độ cũng cho biết: “Có một lượng lớn Phật tử từ khắp nơi trên thế giới đến tham quan Ấn Độ vì kính ngưỡng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tuy nhiên, do hạn chế về đường giao thông và cơ sở hạ tầng, họ không thể di chuyển đến hầu hết các thánh tích liên quan đến cuộc đời và dấu chân của Ngài”.
Chính vì vậy khi con đường hành hương Phật giáo được hoàn thành sẽ giúp các Phật tử có thể di chuyển dễ dàng hơn đến những địa điểm quan trọng gắn liền với cuộc đời Đức Phật. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để giúp Ấn Độ thu hút đông đảo khách hành hương từ nhiều quốc gia khác nhau, giúp phát triển ngành du lịch nhiều tiềm năng tại đây. Không chỉ vậy, việc xây dựng con đường hành hương Phật giáo còn giúp cung ứng thêm việc làm cho lượng nhân công đông đảo tại quốc gia này.
Theo thiết kế và tính toán kỹ thuật, khi hoàn thành con đường hành hương Phật giáo sẽ có ba khu vực chính, bao gồm: vùng trung tâm Bihar với Bodh Gaya làm điểm nhấn; vùng Dharmayatra lấy Kushinagar làm điểm nhấn, trong khi vùng Dharmayatra sẽ lấy Kapilvastu làm điểm nhấn.
Với vành đai Phật giáo Bihar thì sẽ gồm các địa điểm là Bodh Gaya, Nalanda, Rajgir, Vaishali, Kahalgao và Patna; vành đai Phật giáo Dharmyatra gồm Bodh Gaya (Bihar), Sarnath (Uttar Pradesh), Kusshinagar (Uttar Pradesh) và Piprahwa (Uttar Pradesh); còn vành đai Phật giáo Dharmayatra mở rộng gồm Bodh Gaya (Bihar), Vikramshila (Bihar), Sarnath (Uttar Pradesh), Kushinagar (Uttar Pradesh), Kapilvastu (Uttar Pradesh), Sankisa (Uttar Pradesh) và Piprahwa (Uttar Pradesh).
Đây được đánh giá là dự án lớn nhất về giao thông liên quan đến các thắng tích Phật giáo cho đến thời điểm này của Ấn Độ. Chính vì vậy Chính phủ Ấn Độ đã quyết định đầu tư lớn cho dự án trọng điểm này. Mọi công tác thực hiện đang được ráo riết hoàn thành và dự kiến con đường hành hương sẽ được đưa vào sử dụng vào năm 2020 nhằm đáp ứng nhu cầu hành hương và đi lại của những Phật tử khắp nơi trên thế giới.
Tâm Như
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông năm 2024 tại TP.HCM
Tin tức 22:17 21/11/2024Sáng 21/11/, Lễ khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông 2024 do Ban Thông tin - Truyền thông thuộc Phật giáo TP.HCM tổ chức đã diễn ra tại Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM – Việt Nam Quốc Tự.
Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang
Tin tức 15:30 21/11/2024Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.
Nét đẹp tri ân của Tăng Ni sinh Học viện PGVN tại Hà Nội
Tin tức 13:31 21/11/2024Tối 20/11, tại Hội trường Bảo tàng Học viện PGVN tại Hà Nội đã trang nghiêm tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.
Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan
Tin tức 09:45 21/11/2024Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.
Xem thêm