Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Ý nghĩa của kinh Vi Mâu Ni thành đạt

Kinh Vi Mâu Ni hay còn gọi kinh Phụ Tử Cộng Hội có nghĩa là cha con gặp nhau. Nói về Thái tử Tất Đạt Đa thuộc bộ tộc Thích Ca sau khi thành đạo, dựng nên Tăng đoàn, về thăm gia đình và giáo hóa cho hoàng gia và dân chúng trong nước Ca Tỳ La. Bụt độ được cho vua Tịnh Phạn.

Bối cảnh kinh Vi Mâu Ni

Đây là kinh Phụ Tử Cộng Hội. Phụ Tử Cộng Hội nghĩa là cha con gặp nhau. Khung cảnh dựng lên: Thái tử Tất Đạt Đa thuộc bộ tộc Thích Ca sau khi thành đạo, dựng nên Tăng đoàn, đã về thăm gia đình và có dịp giáo hóa cho hoàng gia cũng như cho dân chúng trong nước Ca Tỳ La. Bụt độ được cho vua Tịnh Phạn. Vua Tịnh Phạn tỏ thái độ rất cung kính đối với Bụt. Dân chúng lấy làm ngạc nhiên tại sao vua cha lại phải cung kính đứa con mình đến mức ấy. Vua mới nói cho mọi người biết nhân cách vĩ đại của con mình, ngay từ khi còn bé. Giới phụ nữ thuộc dòng họ Thích Ca tới quy y học đạo rất đông. Sau khi mọi người tiếp nhận giới pháp, Bụt dạy kinh này.

Buddha (1)

1. Đã tiếp nhận đầy đủ giới pháp, chúng con phải nhận diện như thế nào và phải nói như thế nào cho đúng về bậc có chánh kiến, bậc đã được sinh ra như một vị anh hùng trên thế gian, bậc đã vượt thoát mọi ràng buộc khổ nạn? Xin Đức Gotama chỉ dạy.

2. Đó là người đã buông bỏ được mọi hiềm hận về quá khứ, mọi thắc mắc lo âu về tương lai. Trong giây phút hiện tại, người ấy cũng không bị hệ lụy vào bất cứ gì, cũng không bị kẹt vào hư danh và sự tôn kính của kẻ khác.

3. Không tham đắm vào tương lai, không ưu sầu về quá khứ, người ấy trên đường mình đi đã buông bỏ mọi tham cầu, mọi tà kiến, không giữ lại một tư kiến nào.

4. Đã buông bỏ mọi sợ hãi, đã trở nên vững chãi, nuôi dưỡng được chánh tín, người ấy diệt trừ được mọi nghi nan, không tật đố, lòng hoan hỷ với những gì đang có và yêu nếp sống thảnh thơi.

5. Có khả năng tiết chế, không tham vọng, có nhiều tuệ giác, không ganh ghét ai, không nói xấu ai, không trau chuốt bên ngoài, không nói lưỡi hai chiều, người ấy buông bỏ mọi hý luận và nghi ngờ.

6. Tâm ý giải thoát, không đắm trước, lìa tư kiến, không thêu dệt hư vọng, bước đi an tường, người ấy có khả năng giải tỏa được mọi tranh chấp, không bị dục kéo đi, và đoạn trừ được mọi dục tưởng.

7. Không mưu toan để đạt tới một cái gì mình muốn, cũng không lo lắng khi mình không có cái kia, người ấy không oán giận, không bị vị ngọt của ái dục sai sử.

8. Không tự cao, thấy được tự tánh bình đẳng và vô ngã, không có mặc cảm thua người hay bằng người, biết quán chiếu, biết đình chỉ tâm ý, người ấy thấy được cái gì là thiện cái gì là ác và buông bỏ được những vọng cầu về tương lai.

9. Không kẹt vào cái đang xảy ra, không bị cột chân lại bất cứ ở đâu, người ấy biết quán chiếu, nhìn thẳng vào các pháp và không còn bị vướng mắc vào gì nữa. Dù trong cõi dục, cõi sắc hay cõi vô sắc cũng thế, người ấy luôn luôn sử dụng thông tuệ của mình, do đó không có gì mà không vượt thoát được.

10. Ái đã diệt, tâm đã tĩnh, người ấy đã vượt qua những cơn lũ lụt sầu khổ để tới bến bờ vô ưu, không còn theo đuổi tìm cầu lạc thú gì nữa trong ba cõi. Đã cởi trói, đã buông bỏ tất cả, người ấy không còn có gì để gọi là sở đắc.

11. Không cần con trai, không cần ruộng đất, không cần trâu bò, không cần của cải, người ấy không còn gì để nắm bắt hoặc để đuổi xua.

12. Dù bị đám đông công kích, phỉ báng, xúc phạm, dù có bị các vị Phạm chí và Sa môn chê bai, người ấy vẫn ngồi yên bất động, vẫn cứ đường mình mình đi.

13. Không tật đố, không xan tham, dù có được thế gian tôn kính người ấy cũng không bị vướng mắc. Người ấy không tự tôn, không tự ti, không đòi bằng người, cái gì đúng pháp thì làm, phi pháp thì bỏ.

14. Thấy được tự tính không, đạt tới vô cầu, vô đắc, không còn vui cái vui phàm tục của thế gian, tâm ý đã thực sự dừng lại, vị Mâu Ni vượt thoát thời gian, đạt tới bản môn, đi vào kiếp ngoại.

Ý nghĩa của kinh Vi Mâu Ni

Kinh này nói về một con người xuất gia lý tưởng. Đây là một vị Mâu Ni, một người thành đạt trên con đường tâm linh và trở thành một bậc thầy, một người gương mẫu cho tất cả những ai muốn sống một cuộc đời xuất trần thượng sĩ. Mâu Ni có nghĩa là người tĩnh lặng (tịch mịch), người đã đạt tới bình an, không còn nắm bắt, không còn trông ngóng, hoàn toàn thảnh thơi, không có nhu yếu phô trương

Thiền sư Nhất Hạnh dịch

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Kinh A Nậu La Độ

Kinh Phật 15:00 09/04/2024

Đây là những điều mà tôi đã được nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Trùng Các, trong rừng Đại Lâm, không xa thành phố Tỳ Xá Ly. Lúc bấy giờ đại đức A Nậu La Độ đang cư trú tại một cái am trong rừng, không xa nơi Bụt ở.

Kinh bồi đắp niềm tin

Kinh Phật 11:45 03/04/2024

Tuệ giác và niềm tin là những báu vật sáng chói nhất. Đó là những châu báu, tài sản cao cấp, trong khi đó thì tất cả các tài lợi, gia sản của thế gian đều vô thường.

Kinh phân biệt chánh tà

Kinh Phật 12:00 18/03/2024

Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Nếu có người ở trong nhóm tà kiến thì có tướng trạng gì, có nhân duyên gì?

Xem thêm