Vẻ đẹp an lạc của chùa Thọ Quang bên dòng sông Cẩm Lệ thơ mộng
Hôm nay, tôi sẽ dẫn bạn về một ngôi chùa nằm bên dòng sông Cẩm Lệ thơ mộng. Ngôi chùa không khoác trên mình nét cổ kính, cũng không mang nét hiện đại, nhưng chùa được tạo nên bởi những điều riêng biệt mang đậm nét văn hóa Phật giáo miền Trung khiến cho ai đã từng đến đây đều không thể nào quên được.
Nếu bạn chưa từng đến đây thì bạn nên chuẩn bị những hành trang tâm linh để cảm nhận vẻ đẹp đấy đi nhé, sẽ thú vị lắm đấy. Hãy đặt tay bạn lên tay tôi, và chúng ta cùng đi nào.
Khi đôi chân của bạn vừa đến cổng chùa thì điều đầu tiên bạn cần làm là an tịnh Thân - Khẩu - Ý để bắt đầu cho một khoảng thời gian trải nghiệm tâm linh thật tuyệt vời mà khó có thể có được nếu bạn chưa chuẩn bị tốt bước đầu tiên.
Việc đầu tiên bạn đã chuẩn bị xong thì bây giờ bạn có thể lên ngôi Đại Hùng Bảo Điện để đảnh lễ Tam Bảo nơi Mười Phương Chư Phật và Bồ Tát đang ngự và chứng minh cho sự thành tâm của Bạn. Khi bạn đã đảnh lễ Chư Phật xong thì hãy đi theo chiều bên phải để ra phía sau lễ Chư Tổ.
Sau đó, bạn hãy đưa đôi mắt nhìn về phía sau, bạn sẽ thấy một ngôi nhà nối liền với Chánh Điện. Bạn có biết nơi đó là gì không?
Đó chính là thiền phòng thanh tịnh, là nơi làm việc của Cố Đại Lão Hòa thượng Thích Quang Thể - người đã khai sơn ngôi chùa, kiến thiết ngôi phạm vũ huy hoàng lịch sử này đấy. Bây giờ, nơi này trở thành nơi trang trí những kỷ vật và Di ảnh của Cố Hòa thượng. Hãy cùng tôi đến đảnh lễ Cố Hòa thượng và bạn sẽ nhận được một sự an lạc nhẹ nhàng đến từ ánh mắt và nụ cười của Người.
Và giờ thì hãy cùng tôi đi dạo quanh chùa nhé....Từ trong nhìn ra bên cánh tay trái của Bạn là khu nhà Giảng dành để tổ chức khoá tu Niệm Phật vào ngày Chủ nhật cuối tháng. Trong giảng đường này có Đức Từ Phụ A Di Đà bằng đồng mạ vàng rất uy nghi đang tĩnh tọa.
Tại đây bạn có thể lễ lạy và cầu nguyện. Sau đó, Bạn có thể dạo một vòng xung quanh dưới sự che mát của những tàn cây Chum - Pu - Chê cổ thụ. Những cây đại thọ này lúc xưa rất to với những tàn lá rộng có thể bao phủ một phần diện tích của góc chùa, nhưng năm 2006, cơn bão Xan- Xên đã tàn phá tất cả giờ chỉ còn lại như vậy. Mặc dù được Quý Thầy chăm sóc nhằm mang lại hình dáng cũ nhưng những chúng đã quá già và không còn đủ sức lực để phát triển như xưa. Những dấu ấn đó giờ chỉ còn lại là ký ức đối với Tăng chúng và cho những ai đã từng đến nơi này trước đây.
Có thể giờ bạn đã mệt và muốn nghỉ ngơi, vậy chúng ta đến ngồi ở hàng ghế đá dưới gốc cây khế cây mận này nha. Mận với Khế chùa này rất ngon và ngọt, bạn có thể hái chúng mà thưởng thức hương vị ngọt xen lẫn một chút chua, trông rất hấp dẫn phải không nào! Tiếp theo bạn hãy cùng tôi đi ra phía trước Chánh Điện để vãn cảnh nhé.
Chỉ vài bước chân thôi bạn sẽ thấy hình dáng một vị Bồ Tát Quan Thế Âm lộ thiên đang đứng uy nghi trên hàng long bộ để chứng minh cho sự thành tâm cầu nguyện của bạn đấy. Tại đây bạn có thể tiếp tục cầu nguyện cho bạn và cũng như gia đình mình. Và chúng ta cũng nâng từng chân an lạc tiếp tục đi thiền hành về phía cánh hữu của Chánh điện để tiếp tục trải nghiệm những giây phút yên tĩnh đến lạ thường ở nơi đây nào. Nền bê tông dưới chân đang giúp bạn vững bước để bạn tiếp tục quan sát và trải nghiệm mọi vật xung quanh ngôi chùa này.
Trong khi bạn đang quan sát cảnh vật xung quanh, bất chợt có "con chim sắt" to lớn từ đâu bay đến, cách trên đầu bạn không xa làm tâm bạn động thì bạn hãy tĩnh tâm lại nhé. Có thể "âm thanh vi diệu" của nó làm bạn ồ lên vì vui sướng vì lần đầu tiên được thấy con chim lớn như thế. Và cũng có thể nó làm phiền hoặc khiến bạn khó chịu thì cứ bỏ mặc nó đi. Chư Tăng tại đây, dường như ngày nào cũng nghe tiếng hót đó mỗi lần chúng kéo nhau đi qua.
Nhiều khi Chư Tăng đang hành trì kinh và thiền hành, chúng chợt bay đến phá rối làm cả đại chúng phải giật mình, nhưng dần dần cũng thành thói quen và trở thành người bạn tri kỷ của chúng. Nhưng chúng không bao giờ hay biết rằng có những người bạn luôn mỉm cười khi chúng kéo nhau đi ngang qua, và đã trở thành một hương vị không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày.
Dạo vài bước nữa bạn sẽ gặp ngôi bảo Tháp, nơi lưu giữ nhục thân của Cố Hòa thượng khai sơn ngôi chùa này. "Khi ta đến đất chỉ là đất/Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn" Mảnh đất trống hôm nay đã thật sự hoá tâm hồn từ ngày Hoà thượng đặt chân đến. Tại đây đã ươm mầm rất nhiều thế hệ, bây giờ đã trở thành lịch sử và lịch sử ngày càng được phát huy bởi những thế hệ kế thừa.
Bạn có thể thiền hành quanh bảo Tháp và sau đó bạn có thể nghỉ ngơi. Lúc này bạn muốn lưu lại những khoảng khắc ấn tượng nhất về ngôi chùa này thì bạn nên chụp lại những vị trí mà bạn cho đó là đẹp nhất để về làm kỷ niệm.
Bạn có thể rủ thêm vài người bạn hay gia đình đi cùng để mọi người có thể trải nghiệm niềm hỉ lạc tâm linh tại chốn này. Một ngày trở về chốn thiền môn đầy ý nghĩa đang chờ bạn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ngôi chùa cổ nhất Việt Nam ở tỉnh nào?
Chùa Việt 18:00 27/12/2024Ngôi chùa này là sự dung hòa giữa Phật giáo Ấn độ và tín ngưỡng dân gian, được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ II hoặc III.
Bức tượng “Phật ngồi lưng vua” - Lời sám hối từ ngàn xưa
Chùa Việt 14:46 27/12/2024Bức tượng "độc nhất vô nhị" ở Việt Nam "Phật ngồi trên lưng vua" đang được lưu giữ tại chùa Hòe Nhai ( số 19 phố Hàng Than, phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, TP Hà Nội).
Bảo vật quốc gia chuông chùa Thiên Mụ
Chùa Việt 09:28 19/12/2024Chùa Thiên Mụ, nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, không chỉ là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của thành phố Huế mà còn là một công trình kiến trúc và văn hóa có giá trị lịch sử sâu sắc.
Độc đáo ngôi chùa cổ ở TP. HCM được trang trí bằng 30 tấn mảnh sành, sứ
Chùa Việt 09:37 18/12/2024Mất khoảng 20.000 ngày công để gắn hơn 30 tấn mảnh sành, sứ phế liệu lên toàn bộ công trình, chùa An Phú sở hữu nhiều kỷ lục Việt Nam, trở thành ngôi chùa có kiến trúc độc đáo bậc nhất TPHCM.
Xem thêm