Vẻ đẹp độc đáo của các ngôi chùa tại Sóc Trăng
Sóc Trăng được biết đến là vùng đất có những ngôi chùa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer. Dưới đây là một số chùa đẹp xếp 'top' ở Sóc Trăng.
Là địa phương có tỷ lệ đồng bào dân tộc Khmer sinh sống đông nhất cả nước, vì vậy vùng đất Sóc Trăng được biết đến là nơi có bản sắc độc đáo của văn hóa Khmer truyền thống. Đây cũng là địa phương có nhiều chùa Khmer độc đáo, thu hút khách tham quan, du lịch của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Chùa Dơi (còn được gọi là chùa Mahatup):
Chùa Dơi nằm bên đường Văn Ngọc Chính thuộc Phường 3, thành phố Sóc Trăng. Tới chùa Dơi, du khách sẽ nhìn thấy bao bọc quanh chùa là cả một cánh rừng với đủ lại cây và nhiều nhất vẫn là cây Sao và cây Dầu.
Sở dĩ ngôi chùa có tên là Chùa Dơi vì đây là nơi trú ngụ của rất nhiều con dơi quạ. Có những con lớn đến mức sải cánh dài cả mét treo đen kịt trên các nhánh cây, cứ chiều chiều chúng lại bay về chùa trú ngụ.
Theo thư tịch cổ còn lại có ghi chép: Chùa được khởi công xây dựng vào từ năm 1569, cách nay đã hơn 454 năm. Chùa có mái được lợp ngói, bốn đầu mái cong vút chạm trổ hình rắn Naga, trên đỉnh mái có một ngọn tháp nhọn. Bao quanh chánh điện là các hàng cột đỡ, mỗi cột có một tượng tiên nữ Kemnar chắp hai tay trước ngực… Năm 1960, chùa được sửa chữa lớn ở chánh điện và cho đến khi có được vẻ khang trang đẹp đẽ như hiện nay, chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu tôn tạo.
Hiện chùa Dơi đang lưu trữ khá nhiều báu vật quý giá như: Pho tượng Đức Phật làm bằng đá, các bộ kinh luật viết trên lá cây thốt nốt, hay những chiếc đèn dầu cổ.
Theo ước tính của ngành du lịch địa phương, mỗi ngày, chùa Dơi đón tiếp hàng ngàn du khách đến đây tham quan, cũng như để ngắm dơi và cầu nguyện.
Chùa Chén Kiểu (chùa Sà Lôn)
Chùa Chén Kiểu còn gọi là chùa Sà Lôn thuộc xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng nằm ngay quốc lộ 1A, cách thành phố Sóc Trăng khoảng 12 km. Chùa có tên Khmer là Wath Sro Loun, để dễ phát âm nên từ Sro Loun được đọc chại thành Sà Lôn.
Năm 1815, chùa Chén Kiểu bắt đầu xây dựng bằng các vật liệu lá cây, gỗ, đất… như bao ngôi chùa Khmer khác. Trong thời gian chiến tranh, dưới sức tàn phá của bom đạn, ngôi chánh điện của chùa bị hư hại nặng. Đến năm 1969, chùa được xây dựng lại theo kiến trúc như ngày nay, gồm: Chánh điện, sala, tháp bảo, nơi để sách kinh,… Trong quá trình xây dựng, do thiếu vật liệu nên các vị sư đã nảy ra sáng kiến là quyên góp chén, dĩa từ bà con trong phum, sóc để ốp lên tường. Cũng từ đó, chùa còn được nhân dân biết đến với tên gọi thứ hai: “Chùa Chén Kiểu”.
Ấn tượng với ngôi chùa này, chị Hoàng Mai Anh (du khách đến từ TP. Hồ Chí Minh) - cho biết, lần đầu tiên chị thấy có một ngôi chùa có nhiều hoa văn, hoa tiết đủ màu sắc như chùa Chén Kiểu. Bên trong ngôi chùa này cũng có rất nhiều tượng Phật để du khách chiêm bái và khi đến đây chị Minh cảm thấy khá thoải mái và cảm thấy yên bình.
Chùa Som Rong (Bôtum Vong Sa Som Rong)
Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong còn được người dân địa phương quen gọi là chùa Som Rong. Chùa tọa lạc tại số 367 Tôn Đức Thắng, phường 5, thành phố Sóc Trăng.
Theo các vị sư kể lại chùa Som Rong được xây dựng năm 1785. Ban đầu là bằng tre lá tạm bợ, sau nhiều lần trùng tu đã khang trang như hiện nay.
Khi bước đến chùa, trước mặt là một cổng chùa được trang trí hoa văn với nhiều biểu tượng văn hóa Khmer như rắn thần Naga, chim thần Krud, hoa văn truyền thống… được phủ nhũ vàng. Phía trên cổng có 05 ngọn tháp, là biểu tượng của núi Meru (tức núi Tu-di), nơi năm vị Phật ở vị lai sẽ thành đạo theo quan niệm Phật giáo và cũng là nơi năm vị thần thường an ngự theo học thuyết Bà-la-môn giáo.
Chùa Som Rong cũng được xây dựng theo kiểu kiến trúc giống như các chùa Khmer Nam bộ khác với diện tích 5ha bao gồm: chánh điện, sala, nhà dành cho sư sải, và còn có thêm một thư viện sách có hơn 1.500 quyển, phục vụ cho các em học sinh, người dân và bà con Phật tử tại địa phương. Những công trình kiến trúc bên trong chùa được kết hợp hài hòa với nhau.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chùa Côn Sơn: Một trong ba trung tâm Thiền phái Trúc Lâm
Chùa Việt 14:07 01/11/2024Chùa Côn Sơn gắn với Thiền phái Trúc Lâm, cả ba vị Tổ của thiền phái đã từng tu hành và thuyết pháp ở đây. Cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của Thiền phải Trúc Lâm.
Chùa Khôsa Răngsây: Nơi có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi
Chùa Việt 10:58 31/10/2024Tọa lạc ngay trung tâm Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ), ngôi chùa Khmer mang tên Khôsa Răngsây thu hút du khách hơn 60 quốc gia đến tham quan bởi nhiều nét độc đáo, trong đó có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi.
Độc đáo ngôi chùa hơn 400 năm tuổi, lộng lẫy như cung điện ở Sóc Trăng
Chùa Việt 20:32 30/10/2024Tại xã Viên Bình, H.Trần Đề (Sóc Trăng) có một ngôi chùa Khmer hơn 400 năm tuổi, chính điện được xây dựng nguy nga, lộng lẫy.
Huyền tích chùa thiêng trên đỉnh núi Tà Cú tại Bình Thuận
Chùa Việt 12:30 30/10/2024Trong hệ thống chùa chiềng tại tỉnh Bình Thuận, có một ngôi chùa thiêng gắn liền với tên tuổi của một nhà sư – người được xem là bậc 'cứu thế độ đời', danh đức của Ngài được người dân Bình Thuận cũng như Phật tử gần xa biết đến và cảm niệm hàng năm…
Xem thêm