Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 03/09/2014, 10:00 AM

Về Hải Dương thăm chùa Dậu Trì

Chùa Dậu Trì thôn Dậu Trì, xã Hồng Thái, huyện Ninh Giang (Hải Dương) là nơi thờ Phật theo Thiền phái Đại Thừa. Chùa được khởi dựng vào tháng 11 năm Diên Thành thứ 5 (1582) tại đầu thôn, mặt tiền quay hướng Tây Nam, công trình hiện nay là kết quả của lần trùng tu vào năm Đinh Tỵ - Hoàng triều Tự  Đức thứ 10 (1857) và năm 2013. 

 
Chựa Dậu Trì cú kiến trúc kiểu "Tiền Nhất, hậu Đinh" gồm 3 gian Tiền đường, 3 gian Trung đường và 2 gian Thượng điện. Toà Tiền đường được xây dựng bằng chất liệu bê tông, cốt thép, kết cấu vì kèo kiểu "Con chồng, giá chiêng". Toà Trung đường và Thượng điện chất liệu bằng gỗ tứ thiết, hệ thống vì kèo kiểu kẻ chuyền, giá chiêng. Các mảng chạm khắc hoa văn theo đề tài "Mai hoá long", "Cúc hoá long", "Lá hoá long" và "Lá lật" mang đậm phong cách nghệ thuật truyền thống.
 
Chùa là trung tâm sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của nhân dân. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, hàng năm chùa Dậu Trì có các ngày lễ tiết: Ngày 15 tháng Giêng lễ Kỳ an; Ngày 03 tháng 3 giỗ Mẫu; Ngày 08 tháng 4 lễ Phật đản, ngày 15 tháng 7 lễ Vu Lan; Ngày 20 tháng 8 giỗ vọng đức Thánh Trần, trong những ngày Lễ tiết trên được tổ chức theo quy mô nhỏ, riêng ngày 15 tháng Giêng là lễ Kỳ an được tổ chức rộng hơn, mang tính chất Hội chùa, đây là một lễ dùng giáo lý Kinh Phật để trấn an trong làng xã. Người dân Dậu Trì xưa tổ chức lễ Kỳ an để tránh tai ương, dịch bệnh, để người người, nhà nhà được mạnh khoẻ, mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, cây quả bốn mùa tươi tốt và ngày 15 tháng Giêng - ngày lễ Kỳ An hàng năm đã trở thành ngày lễ hội đầu xuân của nhân dân làng Dậu Trì nói riêng và xã Hồng Thái nói chung.
 
 
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chùa là nơi sơ tán của Toà án nhân dân huyện, nơi tập kết của dân quân du kích và lực lượng vũ trang huyện Ninh Giang đánh bốt Hiệp Lễ, Quận Vé, Cầu Ràm. Đồng thời là nơi sơ tán, cất dấu máy móc, thiết bị của nhà máy xay Ninh Giang. 
 
 
 
Tại di tích hiện còn lưu giữ một số di vật, cổ vật niên đại vào thời Nguyễn (Thế kỷ XIX) có giá trị như: Tượng Thập Điện Diêm Vương (chất liệu đá), tượng Tam thế,  tượng Ngọc Hoàng, tượng Nam Tào, tượng Bắc Đẩu, tượng Thánh Hiền (Chất liệu gỗ), toà Cửu Long (Chất liệu đồng), đạo sắc phong vào năm Khải Định thứ 9 (1924) và một số bức đại tự, bia đá...
 
 
 
 
Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử và thời gian, di tích chùa Dậu Trì xuống cấp. Năm 2013 cộng đồng dân cư, các cấp uỷ đảng, chính quyền, ngành văn hoá các cấp quan tâm trùng tu, tôn tạo với tổng giá trị đầu tư tu sửa trên 400 triệu đồng. Các hiện vật, đồ thờ tự được lưu giữ, bảo quản an toàn, đã và đang phát huy giá trị, trở thành nơi giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng, văn hoá và nơi sinh hoạt văn hoá tâm linh của nhân dân.

Với những giá trị của di tích, chùa Dậu Trì đã được UBND tỉnh Hải Dương ra Quyết định công nhận xếp hạng di tích cấp tỉnh năm 2014. Đây là niềm vinh dự, tự hào nhưng cũng là trách nhiệm của chính quyền và nhân dân xã Hồng Thái trong công tác quản lý, bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị lịch sử, văn hoá của di tích. Đồng thời ngăn chặn, xử lý các tà đạo, các hoạt động mê tín, dị đoan, các hoạt động pha trộn tín ngưỡng khác vào tín ngưỡng Phật giáo tại chùa để góp phần gìn giữ và bảo tồn bản sắc văn hoá của dân tộc.

Đức Tùy

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Chùa Đại Lộc - ngôi chùa Nam tông đầu tiên trên đất Phật

Chùa Việt 15:18 19/11/2024

Chùa Đại Lộc tọa lạc tại số 13/46 M-5 Khajuhi, Sarnath, Varanasi – 221007, U.P. (India) - nơi có tháp Chuyển Pháp Luân, là một trong Tứ Động Tâm của Phật giáo tại đất Phật Ấn Độ, Nepal.

Ngôi chùa được phong sắc tứ duy nhất tại Gia Lai

Chùa Việt 09:00 19/11/2024

Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.

Ngôi chùa 900 tuổi đẹp nhất của Hà Nội xưa

Chùa Việt 16:47 18/11/2024

Chùa Chiêu Thiền, hay còn gọi là chùa Láng, dù đã 900 tuổi vẫn đứng uy nghiêm giữa lòng Hà Nội với một vẻ đẹp lưu giữ nhiều thăng trầm của thời gian.

Vãng cảnh chùa Hang ở An Giang

Chùa Việt 08:50 18/11/2024

Chùa Phước Điền (còn gọi là chùa Hang) tọa lạc trên triền núi Sam (TP. Châu Đốc), với kiến trúc độc đáo, cùng khung cảnh xanh mát, đây là một điểm đến ấn tượng tại thành phố vùng biên.

Xem thêm