Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 20/11/2024, 11:00 AM

“Điều cần thiết nơi phẩm hạnh của người Thầy là đạo đức và tình thương”

Đó là lời chia sẻ chân thành của Đại đức Thích Quảng Tịnh, trụ trì chùa Pháp Lạc ( xã Giang Điền, H.Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) với Phatgiao.org.vn nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đại đức Thích Quảng Tịnh là nhà sư trẻ vô cùng nổi tiếng trong và ngoài nước. Thầy Thích Quảng Tịnh được biết đến là MC các chương trình Phật giáo, giảng sư và là giáo thọ sư ở các lớp học Phật pháp tại chùa Giác Ngộ (TP. Hồ Chí Minh), hiện là trụ trì chùa Pháp Lạc (H.Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai).

Đại đức Thích Quảng Tịnh là nhà sư trẻ vô cùng nổi tiếng trong và ngoài nước. Thầy Thích Quảng Tịnh được biết đến là MC các chương trình Phật giáo, giảng sư và là giáo thọ sư ở các lớp học Phật pháp tại chùa Giác Ngộ (TP. Hồ Chí Minh), hiện là trụ trì chùa Pháp Lạc (H.Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai).

PV: Thưa Đại đức, được biết người Thầy có vị trí quan trọng chỉ đứng sau cha và mẹ, “cơm cha, áo mẹ, chữ thầy”. Trong đạo, sự tôn kính vị Thầy được nâng lên “Nghĩa ân sư muôn kiếp khó đáp đền”, vì sao vậy ạ? 

Đại đức Thích Quảng Tịnh: Thời xa xưa, học trò muốn đi học là phải đến nhà thầy ở, Thầy lo cho học trò ăn, ngủ, kể cả lúc ốm đau, tật bệnh, việc dạy cho học trò không chỉ là chữ nghĩa, mà còn truyền dạy tri thức, đạo đức…Nên trong hoàn cảnh đó, thầy vừa đóng vai trò là Thầy cô và cha mẹ. Vì vậy mà Kinh thi viết: “Cho ta hình hài là cha mẹ, nhưng dạy ta nên người, có tri thức đạo đức là Thầy”! Cũng vì vậy, trong Tam cương Ngũ thường của Nho giáo, Thầy cao hơn cha mẹ (Quân - sư - phụ).

Trong đạo, người thầy nuôi dạy đệ tử, truyền trao tri thức, kinh nghiệm và đạo đức cho người đệ tử, nên cũng đã bao hàm chữ Thầy của Nho giáo. Không những thế, trong cái nhìn của đạo Phật, dòng luân hồi sinh tử mênh mông thăm thẵm, nên việc vào chùa, đầu sư, học đạo là sự khởi nguồn cho một sự nghiệp quan trọng hơn, đó là giác ngộ giải thoát, chấm dứt dòng luân hồi sinh tử.

Khoảnh khắc người Thầy cạo sạch mái tóc để đệ tử chính thức dự vào hàng ngũ xuất gia, gọi là “Tác thành giới thân huệ mạng”, nghĩa là giúp ta sinh ra một lần khác trong đạo với cái thân mạng của Giới, Định, Tuệ. Vì ý nghĩa này, nên ân sư trong đạo, được gọi là muôn kiếp khó đáp đền.

440469602_964027199060185_397416826917715642_n

  "Điều cần thiết nơi phẩm hạnh của người thầy là đạo đức và tình thương..."

PV: Có quan điểm cho rằng: "Bậc thầy không chỉ có tâm mà phải có tầm", vậy theo Đại đức thì “tầm” ở đây có nghĩa là gì? 

Đại đức Thích Quảng Tịnh: Không thể nói như vậy khi đề cập đến người thầy! Tâm thì đương nhiên phải có, nhưng “tầm” không phải là một điều kiện để làm thầy!

Thực tế, có bao nhiêu gia đình, cha mẹ không được học hành vẫn nuôi dạy con đỗ đạt thành tài; có bao nhiêu người thầy, quanh năm chỉ chăm chút việc chùa chiền, vẫn có những người đệ tử nổi tiếng vang danh! Nên điều cần thiết nơi phẩm hạnh của người thầy là đạo đức và tình thương!

Đó là chưa nói, “cái tầm” theo quan niệm của thế gian, đôi khi chỉ là “giỏi”, là “nổi tiếng” nhưng sự thực những điều đó không quyết định được sự thành công của người thầy trong lĩnh vực nuôi dạy đệ tử.

Trong giới luật của người xuất gia, đức Phật quy định rất rõ bổn phận của học trò với thầy, thậm chí, vì một số trường hợp, người thầy yếu kém quá, yếu kém cả về phương diện đạo đức và trí tuệ, thì Phật dạy “Như sư thật bất minh, đương biệt cầu lương đạo”, nghĩa là trong trường hợp, người thầy quá yếu kém không thể học hỏi được gì, có thể âm thầm cầu học thêm những vị thầy khác, nhưng quan trọng, vẫn phải luôn tôn kính và biết ơn thầy!

Đại đức Thích Quảng Tịnh cùng các Phật tử trong một buổi kinh hành.

Đại đức Thích Quảng Tịnh cùng các Phật tử trong một buổi kinh hành.

PV: Theo Đại đức thì làm Thầy và làm trò, việc nào khó? Và người trò có nghĩa vụ và trách nhiệm như thế nào để đạo nghĩa Thầy trò luôn bền vững? 

Đại đức Thích Quảng Tịnh: Làm gì cũng khó, dù làm thầy hay trò đều khó! Nói tóm lại, sống một đời đạo đức, cao thượng, nghĩa là đi ngược lại với dòng chảy tự nhiên của cuộc đời (nghịch lưu) là việc khó, phải luôn nỗ lực để thành tựu.

Bổn phận của người học trò hay đệ tử với thầy, trong Kinh Thiện sinh, Phật dạy có 5 bổn phận: Cung cấp hầu hạ điều thầy cần, kính lễ cúng dường, tôn trộng quý mến, không trái nghịch lời thầy dạy; phải luôn khắc ghi lời thầy dạy. Tuy nhiên, có thể nói một cách dễ hiểu và gần gũi hơn, người học trò ngoan, cần phải: Nỗ lực để thành tựu ước nguyện của thầy mình về cả ba phương diện: Đạo đức, tri thức và tài năng.

Ta cần luôn hỏi mình: Thầy muốn ta như thế nào? Ta thành tựu những gì sẽ khiến thầy ta vui lòng, hạnh phúc? Tuyệt đối không đem lại tai tiếng cho thầy mình, nếu có thì đó là sự tự hào.

454905774_932544642246672_5117655028042374033_n

"Nỗ lực, thành tựu những điều thầy ta chưa làm được, vươn lên cao hơn những giới hạn mà thầy ta vì nhiều lý do, hoàn cảnh khác nhau mà chưa đạt được là điều tốt lành, phúc đức và tốt đẹp. Đó gọi là làm thay cho thầy, thực hiện ước mơ thay cho thầy mình, như tục ngữ vẫn nói "Con hơn cha là nhà có phúc”." 

Tuy vậy, dù có thành công bao nhiêu, cũng đừng quên mình là học trò, thầy vẫn là ân nhân quan trọng của mình. Sách sử Phật giáo, không thiếu những câu chuyện người đệ tử nỗ lực tu tập, ngộ đạo rồi quay về giúp đỡ, độ cho Thầy mình cùng ngộ đạo.

Xin tri ân công đức của Đại đức! 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Điều cần thiết nơi phẩm hạnh của người Thầy là đạo đức và tình thương”

Phỏng vấn 11:00 20/11/2024

Đó là lời chia sẻ chân thành của Đại đức Thích Quảng Tịnh, trụ trì chùa Pháp Lạc ( xã Giang Điền, H.Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) với Phatgiao.org.vn nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Voice talent Nguyễn Bình Nguyên - “Kẻ Trộm Hương”: “Sách của Thiền sư Nhất Hạnh dễ hiểu, dễ ứng dụng”

Phỏng vấn 09:51 15/11/2024

Nguyễn Bình Nguyên (sinh năm 1989), nickname “Kẻ Trộm Hương” - một voice talent - vừa đọc lại cuốn sách “Đường xưa mây trắng” của thiền sư Thích Nhất Hạnh được nhiều người đón nhận.

Phật tử Phạm Trọng Đạt: “Nhờ thuyền từ Bát-nhã, con vượt qua nỗi đau mất 2 người thân nhất”

Phỏng vấn 10:33 10/11/2024

Phạm Trọng Đạt, sinh năm 2001, pháp danh Pháp Hạnh - là một Phật tử thuần thành, thường làm các thiện sự và đặc biệt có duyên thân cận với các bậc tôn đức đạo cao đức trọng.

Thượng tọa Tâm Định: “Phật giáo xứ Thanh để lại dấu ấn đẹp trong lòng dân tộc”

Phỏng vấn 15:43 26/10/2024

Trong hai ngày 30 và 31/10 và 1/11 tới, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa tổ chức Đại lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập (1/11/1984 – 1/11/2024). Nhân sự kiện đặc biệt này Cổng thông tin Phật giáo thuộc GHPGVN (phatgiao.org.vn) đã có trao đổi cùng Thượng tọa Thích Tâm Định, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh.

Xem thêm