Về thăm chùa Long Đồng chiêm ngưỡng nhiều pho tượng cổ độc đáo
Nằm trong quần thể Di tích đền Rậm ở xã Châu Nhân (Hưng Nguyên), chùa Long Đồng còn lưu giữ được nhiều pho tượng cổ độc đáo.
Quần thể Di tích đền Rậm có đền, nhà thánh, chùa... đã được công nhận là Di tích Lịch sử - Kiến trúc nghệ thuật quốc gia từ năm 2008. Nguyên xưa, chùa Long Đồng được xây dựng gần bờ sông Lam, năm 1968, người dân địa phương đã chuyển về dựng trong khuôn viên đền Rậm. Thời gian gần đây, chùa đã được tu bổ, tôn tạo khang trang (nhà ngói đỏ bên phải từ ngoài nhìn vào). Công trình chính của chùa là ngôi nhà gỗ 3 gian 2 hồi nằm dọc. Ảnh: Huy Thư
Điều đặc biệt là trong ngôi chùa nhỏ giữa vùng rốn lũ này (hàng năm thường bị ngập lũ) đang lưu giữ nhiều pho tượng cổ độc đáo. Các pho tượng này được bài trí trên bàn thờ chính và hai bàn thờ phụ của chùa. Ảnh: Huy Thư
Theo người dân địa phương, những năm chiến tranh, nhiều ngôi đền quanh vùng bị hư hỏng, các pho tượng, bài vị được người dân rước về thờ tại chùa Long Đồng, do đó, chùa lưu giữ được nhiều tượng cổ. Tuy nhiên, trong số tượng này lại không có tượng Phật. Hai pho tượng cổ được nhiều người quan tâm là cặp tượng Đức Ông, Đức Bà. Trong ảnh: Uy nghi tượng Đức Ông. Ảnh: Huy Thư
Pho tượng Đức Bà tạo tác theo tư thế ngồi nhìn ra, một tay cầm tràng hạt, mang vẻ đẹp thanh thoát. Ảnh: Huy Thư
Khuôn mặt tượng Đức Bà được tạc khắc góc cạnh với nét mặt tươi vui. Vùng cổ hao gầy lộ rõ những nếp nhăn, những gờ xương ức. Trông pho tượng này, nhiều người liên tưởng đến các pho tượng La Hán ở chùa Tây Phương (Hà Nội). Ảnh: Huy Thư
Tượng cổ ở chùa Long Đồng được tạo tác bằng chất liệu gỗ với đường nét mềm mại. Sau hàng trăm năm, nước sơn xưa vẫn còn nguyên, có thể thấy rõ nét hoa văn tinh tế vẽ trên trang phục. Ảnh: Huy Thư
Trong chùa có những cặp tượng cổ giống nhau từ kích thước, hình dáng, trang phục... trong đó cặp tượng nữ nhân cao khoảng 1,5 m được tạc khắc khá giống với Quan Thế Âm Bồ tát. Ảnh: Huy Thư
Trải qua thời gian, một số pho tượng đã ít nhiều bị bong tróc sơn, nứt... nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp vốn có. Ảnh: Huy Thư
Ngoài tượng cổ, tại chùa Long đồng còn lưu giữ những đồ tế khí cổ kính, trong đó có những giá gương và bài vị của các vị thần. Ảnh: Huy Thư
Cùng với tượng thánh, thần... được tạc khắc bằng gỗ tại chùa Long Đồng, trong quần thể đền Rậm còn có cặp tượng voi bằng đá cổ xưa. Tượng voi đá nằm trước nghi môn cạnh chùa Long Đồng. Ảnh: Huy Thư
Trong nghi môn có 2 pho tượng tướng canh bằng đá được dựng đối diện nhau, bên cạnh là hai pho tượng gỗ. Tượng cổ của chùa Long Đồng nói riêng, quần thể đền Rậm nói chung mang vẻ đẹp độc đáo, có nhiều giá trị, là hiện vật quý khẳng định bề dày văn hóa, lịch sử của di tích. Ảnh: Huy Thư
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Huyền tích Phù Sơn tự
Chùa Việt 11:16 04/11/2024Giữa cánh đồng mênh mông bát ngát, từ xa đã nhìn thấy tượng Phật Quan Âm và Phật Di Đà cao chừng 30 m, uy nghi sừng sững. Đó là Phù Sơn tự (còn gọi là Núi Nổi), tọa lạc tại giồng Trà Dên, thuộc xã Tân Thạnh, TX.Tân Châu, An Giang.
Ngôi chùa nằm giữa lưng chừng trời
Chùa Việt 20:34 03/11/2024Ngôi chùa Khmer mang tên Phnom Ta Pa nổi danh bởi vẻ đẹp độc đáo và tọa lạc trên ngọn núi Tà Pạ (xã Núi Tô, H.Tri Tôn, An Giang), với độ cao 45 m so với mặt đất.
Ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nam, nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý giá
Chùa Việt 09:15 03/11/2024Chùa Bầu tên chữ là Thiên Bảo Tự, tọa lạc tại đường Nguyễn Văn Trỗi, phường Hai Bà Trưng, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam có tuổi đời hơn 1.000 năm tuổi còn lưu giữ nhiều hiện vật quý giá từ triều Vĩnh Thịnh năm thứ 6.
Chùa Côn Sơn: Một trong ba trung tâm Thiền phái Trúc Lâm
Chùa Việt 14:07 01/11/2024Chùa Côn Sơn gắn với Thiền phái Trúc Lâm, cả ba vị Tổ của thiền phái đã từng tu hành và thuyết pháp ở đây. Cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của Thiền phải Trúc Lâm.
Xem thêm